Phương trình bậc nhất một ẩn

Linh Nguyen

Bài 1: Cho hai phương trình
x 2 - 5x + 6 = 0 (1)
x+ ( x – 3 )(2x+1) = 3 (2)
a/ Chứng minh rằng hai phương trình trên có nghiệm chung x =3
b/ Chứng minh rằng x = 2 là nghiệm của phương trình (1) nhưng không phải là
nghiệm của phương trình (2).
c/ Hai phương trình trên có tương đương với nhau không?

Bài 2: Cho phương trình ( m 2 -9 )x +3 = m. Giải phương trình trong các trường hợp
sau:
a/ m = -3
b/ m = 3
c/ m = 1

Bài 3: Cho phương trình (3x + 2k -5)( x -3k +1 ) = 0, trong đó k là một số.
a/ Tìm các giá trị của k sao cho trong các nghiệm của phương trình có một nghiệm
x= 1.
b/ Với mỗi giá trị của k tìm được ở câu a, hãy giải pương trình đã cho

Bài 4: cho pương trình 5 \(\sqrt{-x}\)= 5 + \(\sqrt{x}\) . Tại sao có thể kết luận phương trình trên
vô nghiệm?

Nguyễn Lê Phước Thịnh
24 tháng 2 2020 lúc 15:10

Bài 1:

a) Thay x=3 vào phương trình(1), ta được

\(3^2-5\cdot3+6=0\)

Vậy: 3 là nghiệm của phương trình(1) (a)

Thay x=3 vào phương trình(2), ta được

\(3+\left(3-3\right)\left(2\cdot3+1\right)=3+0=3\)

Vậy: 3 là nghiệm của phương trình(2) (b)

Từ (a) và (b) suy ra 3 là nghiệm chung của hai phương trình(1) và (2)

b) Thay x=2 vào phương trình(1), ta được

\(2^2-5\cdot2+6=0\)

Vậy: 2 là nghiệm của phương trình(1)

Thay x=2 vào phương trình(2), ta được

\(2+\left(2-3\right)\left(2\cdot2+1\right)=-3\ne3\)

nên 2 không là nghiệm của phương trình(2)

c) Hai phương trình không tương đương nhau vì x=2 là nghiệm của phương trình (1) nhưng không là nghiệm của phương trình(2)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Akai Haruma
24 tháng 2 2020 lúc 18:11

Bài 2:

a) Thay $m=-3$ thì pt trở thành:

$0.x+3=-3\Leftrightarrow 3=-3$ (vô lý)

$\Rightarrow$ pt vô nghiệm

b) Thay $m=3$ thì pt trở thành:

$0.x+3=3\Leftrightarrow 3=3$ (luôn đúng với mọi $x$)

Vậy PT có vô số nghiệm $x\in\mathbb{R}$

c) Thay $m=1$ thì pt trở thành:

$-8x+3=1\Leftrightarrow 8x=2\Rightarrow x=\frac{1}{4}$

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Akai Haruma
24 tháng 2 2020 lúc 18:18

Bài 4:

ĐK để $\sqrt{-x}$ có nghĩa là $-x\geq 0\Leftrightarrow x\leq 0(1)$

ĐK để $\sqrt{x}$ có nghĩa thì x\geq (2)$

Từ $(1);(2)\Rightarrow x=0$. Thay vào PT đã cho:

$5.\sqrt{-x}=5.0=0$

$5+\sqrt{x}=5+0=5$

Do đó $5\sqrt{-x}\neq 5+\sqrt{x}$. Suy ra PT $5\sqrt{-x}=5+\sqrt{x}$ vô nghiệm.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Akai Haruma
24 tháng 2 2020 lúc 18:16

Bài 3:
a)

Để $x=1$ là một trong các nghiệm của PT thì:

$(3.1+2k-5)(1-3k+1)=0$

$\Leftrightarrow (2k-2)(2-3k)=0$

\(\Rightarrow \left[\begin{matrix} 2k-2=0\\ 2-3k=0\end{matrix}\right.\Rightarrow \Rightarrow \left[\begin{matrix} k=1\\ k=\frac{2}{3}\end{matrix}\right.\)

b)

Nếu $k=1$. PT trở thành:

$(3x-3)(x-2)=0$

\(\Rightarrow \left[\begin{matrix} 3x-3=0\\ x-2=0\end{matrix}\right.\Rightarrow \left[\begin{matrix} x=1\\ x=2\end{matrix}\right.\)

Nếu $k=\frac{2}{3}$. PT trở thành:
$(3x-\frac{11}{3})(x-1)=0$

\(\Rightarrow \left[\begin{matrix} 3x-\frac{11}{3}=0\\ x-1=0\end{matrix}\right.\Rightarrow \left[\begin{matrix} x=\frac{11}{9}\\ x=1\end{matrix}\right.\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trịnh Quyên
Xem chi tiết
Lý Vũ Thị
Xem chi tiết
Khánh Huy
Xem chi tiết
DINH HUY TRAN
Xem chi tiết
Diana_Swag
Xem chi tiết
ma
Xem chi tiết
Quàng Trí Văn
Xem chi tiết
Tuyết Lê
Xem chi tiết
Ngọc tấn đoàn
Xem chi tiết