Bài 17 : Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam

My Nguyen

Giúp mình trả lời câu hỏi này với

Quan điểm của em về chính sách " đồng hóa dân tộc "của các chính quyền phong kiến phương Bắc áp đặt với nước ta từ thế kỷ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ X?

Gợi ý :

-Em hiểu gì về chính sách "đồng hóa dân tộc"

-Các chính quyền phong kiến phương Bắc áp đặt với nước ta có hiệu quả không?

-Đánh giá nhận xét của em về chính sách "đồng hoá dân tộc"

Xin cảm ơn nhiều ạ!!!

Trần Thị Minh Hằng
3 tháng 3 2020 lúc 22:37

Thực dân phương Bắc đã áp dụng chế độ cai trị trên 3 mặt chính:

- Chia nước ta thành các quận, huyện, cử quan cai trị.

- Bắt nhân dân ta cống nạp, lao dịch nặng nề. Độc quyền muối, sắt.

- Truyền bá Nho giáo. Bắt dân ta theo phong tuc, tập quán Hán. Đưa người Hán vào cùng sinh sống. Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

=> Đây chính là cách mà thực dân Phương Bắc "Đồng hóa" và sáp nhập ta vào Trung Quốc. Nhưng kết quả là có những chuyển biến:

- Về kinh tế: Mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển, tuy tương đối yếu.

- Về văn hóa - xã hội: Tiến hành bền bỉ công cuộc đồng hóa nhưng chúng ta tiếp thu chọn lọc văn hóa Hán - Đường. Giữ phong tục tập quán truyền thống như ăn trầu, nhuộm ăng đen....

- Xã hội: Chuyển từ xã hội độc lập sang xã hội thuộc đia.

=> Về mặt khách quan, nền đo hộ của phong kiến Trung Quốc trong thời Bắc thuộc tuy hết sức tàn bạo và nguy hiểm nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều chỗ yếu căn bản của nó. Đó là thời kì Bắc thuộc nhưng lại bị nhân dân ta liên tục vùng lên đấu tranh và nhiều lần dành được độc lập tạm thời. Cùng với đó là kẻ thống trị không có sự ổn định lâu dài để cai trị. Việc hỗn chiến, thay đổi triều đại đã tác động đến cơ sở thống trị của nước ta. Bộ máy cai trị không kiểm soát và khống chế toàn bộ lãnh thổ nước ta. Đặc biệt là khi thực dân phương Bắc không thể can thiệp tới cơ cấu xóm làng cổ truyền của nước ta. Các xóm làng làng dựa trên cơ sở công xã nông thôn vẫn tồn tại như thế giới riêng của người Việt. Là nơi nuôi dưỡng và phát huy những tinh hoa của văn hóa truyền thống làm cơ sở nền tảng cho cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc. Nhân dân ta đã giữ được làng, bảo tồn làng và dựa vào làng, xuất phát từ làng mà đấu tranh bền bỉ kiên cường để dành độc lập cho đất nước.

=> Như vậy, chúng ta hoàn toàn KHÔNG bị đồng hóa. Sở dĩ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
minh dương
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Minh Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
thuý phương
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Thư
Xem chi tiết
khong biet
Xem chi tiết