Ôn tập Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy của tam giác

Diana Miyako

Cho tam giác ABC cân tại A có đường cao AH.

a) Chứng minh tam giác ABH = tam giác ACH và AH là tia phân giác của góc BAC.

b) Cho BH= 8cm, AB= 10cm.Tính AH.

c) Gọi E là trung điểm của AC và G là giao điểm của BE và AH.Tính HG.

d) Vẽ Hx song song với AC, Hx cắt AB tại F. Chứng minh C, G, F thẳng hàng.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 2 2020 lúc 22:46

a) Xét ΔABH vuông tại H và ΔACH vuông tại H có

AB=AC(do ΔABC cân tại A)

AH là cạnh chung

Do đó: ΔABH=ΔACH(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

\(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)(hai góc tương ứng)

mà tia AH là tia nằm giữa của hai tia AB,AC

nên AH là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(đpcm)

b) Áp dụng định lí pytago vào ΔABH vuông tại H, ta được

\(AB^2=AH^2+BH^2\)

hay \(10^2=AH^2+8^2\)

\(\Rightarrow AH^2=10^2-8^2=36\)

\(\Rightarrow AH=\sqrt{36}=6cm\)

Vậy: AH=6cm

c) Ta có: ΔABH=ΔACH(cmt)

⇒HB=HC(hai cạnh tương ứng)

mà H nằm giữa B và C

nên H là trung điểm của BC

Xét ΔABC có

AH là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(do H là trung điểm của BC)

BE là đường trung tuyến ứng với cạnh AC(do E là trung điểm của AC)

\(AH\cap BE=\left\{G\right\}\)

Do đó: G là trọng tâm của ΔABC(đ/n)

\(AG=AH\cdot\frac{2}{3}=6\cdot\frac{2}{3}=4cm\)

Ta có: AG+GH=AH(do A,G,H thẳng hàng)

hay GH=AH=AG=6-4=2cm

Vậy: GH=2cm

d) Ta có: \(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)(cmt)

\(\widehat{FHA}=\widehat{CAH}\)(so le trong, AC//HF)

nên \(\widehat{BAH}=\widehat{FHA}\)

hay \(\widehat{FAH}=\widehat{FHA}\)

Xét ΔFAH có \(\widehat{FAH}=\widehat{FHA}\)(cmt)

nên ΔFAH cân tại F(định lí đảo tam giác cân)

⇒FH=FA(1)

Ta có: \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

\(\widehat{FHB}=\widehat{ACB}\)(đồng vị, HF//AC)

nên \(\widehat{ABC}=\widehat{FHB}\)

hay \(\widehat{FBH}=\widehat{FHB}\)

Xét ΔFHB có \(\widehat{FBH}=\widehat{FHB}\)(cmt)

nên ΔFHB cân tại F(đl đảo của tam giác cân)

⇒FH=FB(2)

Từ (1) và (2) suy ra AF=BF

mà F nằm giữa A và B

nên F là trung điểm của AB

Xét ΔABC có

CG là đường trung tuyến ứng với cạnh AB(do G là trọng tâm của ΔABC)

CF là đường trung tuyến ứng với cạnh AB(do F là trung điểm của AB)

mà CG và CF có điểm chung là C

nên C,G,F thẳng hàng(đpcm)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Đào Sơn
Xem chi tiết
tuyetnhi
Xem chi tiết
Thùy
Xem chi tiết
Tuyet Tran Kim
Xem chi tiết
nguyen
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Duetbruhdarklmao
Xem chi tiết
Yumiko Yuchiko
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết