Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

Ang Pham

Câu 1 thế nào là tục ngữ ?

tục ngữ giống và khác với thành ngữ ở ở điểm nào

câu 2 trình bày những kiến thức về tục ngữ theo các nội dung sau

A về hình thức

B về ý nghĩa

câu 3 chép ra ba câu tục ngữ mà em thích đồng thời nêu ý nghĩa của mỗi câu

Vũ Minh Tuấn
28 tháng 1 2020 lúc 18:11

Tham khảo:

Câu 3:

* “Một mặt người băng mười mặt của.”

- Nghĩa là: Người quý hơn của rất nhiều lần. Không phải là nhân dân ta không coi trọng của, nhưng con người lai được đặt lên trên mọi thứ của cải:

- Một số câu nội dung tương tự: “Người sống hơn đống vàng”, “Người làm ra của chứ của không làm ra người”...

- Câu này được sử dụng:

+ Phê phán coi của hơn người:

+ An ủi, động viên “của đi thay người.”

+ Đạo lí triết lí sống: Con người đặt lên trên mọi của cải.

+ Khuyến khích sinh nhiều con (đây là vấn đề cần phê phán, không phù hợp với xã hội ngày nay).

* “Cái răng, cái tóc là góc con người.”

- Có hai nghĩa là:

+ Răng, tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khỏe con người.

+ Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người.

- Câu tục ngữ có thể được sử dụng:

+ Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ răng, tóc đẹp.

+ Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân.

* “Đói cho sạch, rách cho thơm.”

- Có hai vế, đối nhau rất chỉnh; bổ sung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau “đói” và “rách” là sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất; “sạch” và “thơm” chỉ những điều con người cần phải đạt, giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh.

- Nghĩa đen: dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù sạch cũng phải ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn thơm tho.

- Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo, khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.

- Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục con người ta lòng tự trọng.

Chúc bạn học tốt!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
minh nguyet
28 tháng 1 2020 lúc 16:35

Tham khảo:

Câu 1:

Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt, thường gieo vần lưng.

* Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là: cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.
* Sự khác nhau:
- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).
- Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...
Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Đào Minh Nhật
Xem chi tiết
Trần Đào Minh Nhật
Xem chi tiết
Trần Đào Minh Nhật
Xem chi tiết
Na Lê
Xem chi tiết
anh phạm
Xem chi tiết
Nguyen Thai Son
Xem chi tiết
adadad
Xem chi tiết
Nguyen Thai Son
Xem chi tiết
Linh Babye
Xem chi tiết