Ôn tập chương III

Nguyễn Thị Hằng

1. Cho phương trình \(\left(x^2+\text{ax}+1\right)^2+a\left(x^2+\text{ax}+1\right)+1=0\) có nghiệm duy nhất. Chứng minh \(a>2\)

2. Cho a,b,c thỏa mãn \(a+2b+5c=0.Cmr:\) \(\text{ax}^2+bc+c=0\) có nghiệm

3. Giả sử phương trình \(\left(m+3\right)x^2+2\left(m+1\right)x+m=0\) có 2 nghiệm \(x_1,x_2\). Tìm a để \(F=\left(x_1-a\right)\left(x_2-a\right)\) không phụ thuộc vào m

Akai Haruma
25 tháng 1 2020 lúc 1:53

Bài 1:

Khai bút đầu năm lấy may :''>

Đặt $x^2+ax+1=t$ thì ta có hệ \(\left\{\begin{matrix} x^2+ax+(1-t)=0(1)\\ t^2+at+1=0(2)\end{matrix}\right.\)

Trước tiên, pt $(2)$ cần có nghiệm.

Điều này xảy ra khi $\Delta_{(2)}=a^2-4\geq 0\Leftrightarrow a\geq 2$ hoặc $a\leq -2$

Để PT ban đầu có nghiệm duy nhất thì PT $(1)$ phải có nghiệm duy nhất. Điều này xảy ra khi $\Delta_{(1)}=a^2-4(1-t)=0$

$\Leftrightarrow 4(1-t)=a^2$. Mà $a^2\geq 4$ nên $1-t\geq 1\Rightarrow t\leq 0$

------------------

Giờ ta xét:

Nếu $a\leq -2$. Kết hợp với $t\leq 0\Rightarrow at\geq -2t$

$\Rightarrow 0=t^2+at+2\geq t^2-2t+1\Leftrightarrow 0\geq (t-1)^2$.

$\Rightarrow t-1=0\Rightarrow t=1$ (vô lý vì $t\leq 0$)

Do đó $a\geq 2$

Tuy nhiên thay $a=2$ vào hệ ta thấy không thỏa mãn. Do đó $a>2$ (đpcm)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Akai Haruma
25 tháng 1 2020 lúc 21:15

Bài 2:

Nếu $a=0\Rightarrow 2b+5c=0\Rightarow c=\frac{-2}{5}b$

PT trở thành: $bx+c=0$

$\Leftrightarrow bx-\frac{2}{5}b=0$ có nghiệm duy nhất $x=\frac{2}{5}$ nếu $b\neq 0$ hoặc vô số nghiệm nếu $b=0$

Tức là với $a=0$ pt luôn có nghiệm.

Nếu $a\neq 0$. PT đã cho là pt bậc hai ẩn $x$

Xét $\Delta=b^2-4ac=b^2-4(-2b-5c)c=b^2+8bc+20c^2=(b+4c)^2+4c^2\geq 0$ với mọi $b,c$ nên PT đã cho luôn có nghiệm.

Vậy........

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Akai Haruma
25 tháng 1 2020 lúc 21:25

Bài 3:

Để pt đã cho có hai nghiệm thì:

\(\left\{\begin{matrix} m+3\neq 0\\ \Delta'=(m+1)^2-m(m+3)>0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} m\neq -3\\ m^2-m+1>0\end{matrix}\right.\)

$\Leftrightarrow m\neq -3$

Áp dụng định lý Vi-et: \(\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=\frac{-2(m+1)}{m+3}\\ x_1x_2=\frac{m}{m+3}\end{matrix}\right.\)

Khi đó:

$F=(x_1-a)(x_2-a)=x_1x_2-a(x_1+x_2)+a^2$

$=\frac{m}{m+3}+\frac{2a(m+1)}{m+3}+a^2$

$=\frac{(2a+1)(m+3)-4a-3}{m+3}+a^2$

$=2a+1-\frac{4a+3}{m+3}+a^2$

Để biểu thức này không phụ thuộc $m$ thì:

$\frac{4a+3}{m+3}=0\Leftrightarrow a=-\frac{3}{4}$

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Ricardo Gaylord :>)
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
TFBoys
Xem chi tiết
Egoo
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
tran duc huy
Xem chi tiết
Phạm Nam
Xem chi tiết