Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội

An Nguyễn

Giải thích nghĩa của câu tục ngữ sau:

a. Thất bại là mẹ thành công

b. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng

c. Cỏ tháng năm vừa nằm vừa cắt

Vũ Minh Tuấn
22 tháng 1 2020 lúc 9:45

a)

Ngạn ngữ phương Tây có nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” hàm ý rằng chỉ có sự chăm chỉ, lòng kiên trì mới giúp con người vươn tới thành công. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu nhắc đến nguồn gốc của thành công nhưng thấm thía và sâu sắc hơn: “Thất bại là mẹ thành công”

Thành công là gì? Đó là đạt được mục tiêu chúng ta mà trước đó đã đặt ra trong cuộc sống của mình. Bạn mong muốn năm nay bạn sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi, cuối năm bạn đã được điều đó. Vậy là bạn thành công rồi đấy! Ngược lại, thất bại là khi chúng ta không đạt được mục đích đã đề ra.

Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Nhưng kinh nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác: Thất bại là nhân tố tạo ra thành công.

Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước. Những bậc vĩ nhân cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình.

Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá… “bê bết!”… Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.

Ngoài ra, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình.

Bà Tống Khánh Linh sau khi sang Mĩ du học, trong kì thi vấn đáp đầu tiên bà bị những người bạn ngoại quốc mỉa mai: “Trung Quốc là một bãi rác, một bãi rác lớn”. Kì thi đó bà thất bại. Nhưng Tống Khánh Linh đã không ngừng học tập và ở kì thi sau và đỗ với số điểm rất cao. Tương tự như vậy, trong thực tế, có những học sinh học kém vì lòng tự trọng, quyết không thua kém bạn bè đã cần cù học hỏi và trở thành những học sinh giỏi, vượt xa nhiều bạn cùng lớp.

Việc học tập là con đường nhiều chông gai vất vả, rất khó tránh khỏi những thất bại: Không giải được bài toán, không viết được bài văn, không được điểm cao trong bài kiểm tra, không đạt danh hiệu học sinh giỏi… Nhưng khi thấu hiểu tư tưởng câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” chúng em sẽ nổ lực để vượt qua những thất bại tạm thời để nổ lực hơn vì những thành công lớn ở phía trước.

b)

Nông nghiệp là ngành lao động cực nhọc, đòi hỏi người nông dân phải bỏ nhiều công sức chăm sóc, đặc biệt là trong chăn nuôi. Câu tục ngữ của cha ông ta đã tổng kết kinh nghiệm trong nuôi lợn và nuôi tằm: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Câu nói trên chỉ việc nuôi lờn nhàn nhã, người nuôi lợn không quá tất bật, hối hả nên có thời gian thảnh thơi ăn cơm. Còn nuôi tằm đòi hỏi nhiều công chăm sóc, người nuôi luôn phải túc trực bên nong tằm để thêm lá dâu. Đặc biệt vào thời kì tằm nhả tơ làm kén, nó ă rất khỏe và nhanh. Vì vậy mà người nuôi bận bịu, không có cả thời gian ngồi ăn cơm thảnh thơi mà phải “ăm cơm đứng”. Có lẽ do công chăm sóc khó nhọc nên tơ tằm là loại vải có giá trị cao và được người dùng ưa thích. Qua câu tục ngữ, ta thêm thấu hiểu nỗi vất vả của các bác nông dân và trân trọng những sản phẩm nông nghiệp truyền thống của đất nước.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
23 tháng 1 2020 lúc 13:02

b)Nông nghiệp là ngành lao động cực nhọc, đòi hỏi người nông dân phải bỏ nhiều công sức chăm sóc, đặc biệt là trong chăn nuôi. Câu tục ngữ của cha ông ta đã tổng kết kinh nghiệm trong nuôi lợn và nuôi tằm: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Câu nói trên chỉ việc nuôi lờn nhàn nhã, người nuôi lợn không quá tất bật, hối hả nên có thời gian thảnh thơi ăn cơm. Còn nuôi tằm đòi hỏi nhiều công chăm sóc, người nuôi luôn phải túc trực bên nong tằm để thêm lá dâu. Đặc biệt vào thời kì tằm nhả tơ làm kén, nó ă rất khỏe và nhanh. Vì vậy mà người nuôi bận bịu, không có cả thời gian ngồi ăn cơm thảnh thơi mà phải “ăm cơm đứng”. Có lẽ do công chăm sóc khó nhọc nên tơ tằm là loại vải có giá trị cao và được người dùng ưa thích. Qua câu tục ngữ, ta thêm thấu hiểu nỗi vất vả của các bác nông dân và trân trọng những sản phẩm nông nghiệp truyền thống của đất nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
dàoajfdsaa
Xem chi tiết
Dung Nguyen
Xem chi tiết
yuuki miaka
Xem chi tiết
Guilty Crown
Xem chi tiết
lê trần trung kiệt
Xem chi tiết
Lương Khánh Huyền
Xem chi tiết
Phạm Công Thành
Xem chi tiết