Ôn tập lịch sử lớp 7

Quỳnh Doll

Hãy kể lại một trong những sự kiện, hiện tượng lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê.

Yonnii
21 tháng 1 2020 lúc 13:05

Từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV), trong quá trình dựng nước và giữ nước có những sự kiện lịch sử tiêu biểu:

- Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước

- Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh và con trưởng Đinh Liễn bị ám hại. Đinh Toàn - con trai thứ - mới lên 6 tuổi. Thái hậu họ Dương trao áo long cổn cho Lê Hoàn

- Năm 981, quân Tống xâm lược nước ta. Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Độc lập được giữ vững. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc

- 1009, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên làm vua

- 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long

- 1075 - 1077, quân Tống xâm lược nước ta lần hai nhưng thất bại

- Đầu năm 1226, nhà Trần thành lập

- Thời Trần, nước ta ba lần chiến thắng quân Mông - Nguyên xâm lược

- 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua, lập nên nhà Hồ, dời thành về Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá), đổi tên nước là Đại Ngu, thực hiện nhiều cải cách

- Năm 1406, quân Minh sang xâm lược nước ta

- 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã đánh tan quân Minh ở Chi Lăng

- 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
21 tháng 1 2020 lúc 13:08

*Sự kiện Lê Lợi đánh thắng quân Minh tại cửa ải Chi Lăng:

- Thời nhà Minh cai trị nước ta, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu, từ Thanh Hóa kéo ra bao vây Đông Quan. Nhà Minh lo sợ nên đã cử hai đạo quân kéo sang phá vây.

- Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân tiến đánh vào Lạng Sơn.

- Đến cửa ải Chi Lăng bị kị binh ta ra chặn đánh và dụ cho đội kị binh địch trong đó có Liễu Thăng vào ải.

- Khi ngựa chúng bì bõm vượt qua đầm lầy, một loạt pháo nổ như sấm ra hiệu. Lập tức hai bên sườn núi, những chùm tên bắn lao vun vút.

- Địch tối tăm mặt mũi, Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau của địch cũng bị ta phục kích tấn công.

- Quân địch hoảng sợ, hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
21 tháng 1 2020 lúc 13:10

Nếu như bạn muốn chọn một sự kiện khác thì bạn có thể tham khảo thêm. Mình gợi ý thêm:

Thời gian

Tên sự kiện

968

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

981

Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 1.

1009

Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên làm vua lập nên nhà Lý

1010

Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.

1075 – 1077

Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.

1226

Nhà Trần thành lập.

1258 – 1288

Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

1400

Hồ Qúy Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua, lập nên nhà Hồ.

1427

Chiến thắng Chi Lăng.

1428

Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
21 tháng 1 2020 lúc 18:33

Sự kiện Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh xâm lược

Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào Lạng Sơn. Mờ sáng, chúng đến cửa ải Chi Lăng. Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy. Khi ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy, thì bỗng nhiên một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức từ hai bên sườn núi. những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống.

Lọt vào giữa trận địa “mưa tên”, Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết. Quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta từ hai bên sườn núi và lòng khe, nhất tề xông ra tấn công. Quân địch hoảng loạn, lại nghe tin Liễu Thăng tử trận, càng khiếp sợ. Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.

Chúc bạn học tốt!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Minh Hằng
21 tháng 1 2020 lúc 23:33

Sự kiện năm 1413, Nguyễn Biểu nhà Hậu Trần gặp Trương Phụ và mâm cỗ đầu người là một sự kiện, câu chuyện có chút tình tiết gây ám ảnh, tuy nhiên đây là một tấm gương sáng về lòng trung dũng, tình yêu với Tổ quốc, cô đưa lên các em cùng tham khảo nhé:

Nguyễn Biểu người làng Nội Diên, xã Bình Hồ, huyện La Giang, sau đổi thành La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, thi đỗ Thái Học Sinh (Tiến Sĩ) khoảng năm 1357 cuối đời nhà Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Đô Ngự Sử, cùng thời với Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, và Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi).

Khi quân Minh của Trương Phụ xâm chiếm nước ta, ông theo vua Trùng Quang mưu sự khởi nghĩa, khôi phục nhà Hậu Trần. Lúc thế quân còn yếu, năm 1413, vua sai Nguyễn Biểu đi sứ, gặp Trương Phụ xin cầu phong, cốt thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để xây dựng binh lực

Tướng Minh Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn , sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn, cốt dằn mặt, đe dọa , thị oai.
Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: “ Mấy thuở được ăn thịt người Ngô (người Tàu, người phương Bắc)”; Nói đoạn, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ CỖ ĐẦU NGƯỜI trên đây, thái độ rất ung dung tự tại, không hề có ý khiếp nhược trước cường quyền bạo ngược.

Ngọc thiện trân tu đã đủ mùi
Gia hào thêm có cỗ đầu người
Nem công chả phượng còn thua béo
Thịt gấu gan lân hẳn kém tươi
Cá lối lộc minh so có một
Vật bầy thỏ thủ bội hơn mười
Kìa kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn tiếng để đời

Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về. Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Trương Phụ rằng:" Nguyễn Biểu nói:
NĂNG SẢM NHÂN ĐẦU, NĂNG SẢM PHỤ "
(Có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ)
Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại. Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu ung dung đối lại rằng :
HỰU TỒN NGÔ THIỆT, HỰU TỒN TRẦN !
(Còn ba tấc lưỡi của ta đây, thì nhà Trần vẫn còn!)
Kế đó lại hùng hồn kể tội Trương Phụ, mắng nhiếc không thôi. Trương Phụ nổi giận , đổi ý không tha nữa, lại sai cắt lưỡi của ông: "Thử xem cắt cái lưỡi nó đi, nhà Trần có còn được nữa hay không?".

Ông bị giặc trói vào chân cầu, để cho nước thủy triều lên cao dìm chết . Cái chết của Nguyễn Biểu thật đau thương, nhưng oai phong của ông khiến người Minh phải khiếp đảm. Uy vũ ấy tồn tại mãi cùng thanh sử vậy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Bình Minh
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Satoshi
Xem chi tiết
Phan Nguyễn Thuý Huyền
Xem chi tiết
Tâm Trà
Xem chi tiết
Thư Minh
Xem chi tiết
Qri T-ara
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trà My
Xem chi tiết
bùi giang nam
Xem chi tiết