Văn bản ngữ văn 7

Khánh Linh Lê

Viết đoạn văn 8-10 câu suy nghĩ về hai câu tục ngữ (trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn)

"Học thầy không tày học bạn"

"Không thầy đố mày làm nên"

Vũ Minh Tuấn
20 tháng 1 2020 lúc 10:24

a)

Nhưng trong cuộc sống, muốn thành đạt, con người phải học tập mọi nơi, mọi lúc, học ở bất cứ ai có điều đáng học. Đặc biệt là phải học hỏi ở những người cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp, cùng sống chết với nghề. Do đó mà có câư tục ngữ: Học thầy không tày học bạn. Ở đây phải chăng người ta có ý không coi trọng bằng bạn, đánh giá thấp vai trò của người thầy? Thực ra không phải như vậy, bởi nếu bạn có gì đáng học thì bạn đã là thầy. Nhưng thói thường người ta chỉ nhận những “đấng bề trên” là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình. Câu tục ngữ này đề cao học bạn hơn học thầy là do chỗ bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn, không cách bức, lễ nghi như học thầy. Câu tục ngữ đã khuyên người ta khiêm tốn học hỏi bạn bè, không được coi thường chúng bạn.

b)

Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên đã khẳng định vai trò mạnh mẽ đó của người thầy. Mỗi người trong đời, nếu đã khẳng định vai trò mạnh mẽ đó của người thầv. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó mà làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học. Do đó trong cuộc đời mỗi người, học ở thầy là quan trọng nhất.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
20 tháng 1 2020 lúc 12:10

Từ xưa đến nay, “tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp, là khuôn mẫu để rèn luyện đạo đức cho nhân dân Việt Nam. Bởi lẽ người thầy luôn giữ một vị trí quan trọng trên bước đường thành công của mỗi con người. Chính vì vậy, ông cha ta răn dạy rằng: “Không thầy đố mày làm nên” để khẳng định vai trò của người thầy trong cuộc sống.

Tuy nhiên câu tục ngữ cũng không hoàn toàn đúng đắn. Để thành công, bên cạnh người thầy, quan trọng không kém là người học. Bởi lẽ cho dù người thầy có tài giỏi, tận tình đến mấy mà người học không có ý chí học tập, chăm chỉ rèn luyện, tự học để bổ sung kiến thức cho mình thì cũng khó có thể thành công được. Con đường tự học cũng sẽ giúp chúng ta đạt được những thành tựu sau này. Thomas Edison sau khi bị đuổi học, nhờ sự động viên của mẹ đã nỗ lực học tập, tự bồi dưỡng kiến thức và sau này đã có được những phát minh vĩ đại và trở thành một nhà bác học tài ba của toàn nhân loại. Hay như Mạc Đĩnh Chi, một trạng nguyên tài giỏi của nước ta, vì nhà nghèo không có tiền đi học đã tự học ở nhà nhưng cuối cùng vẫn đỗ đạt cao,… Những con người ấy là tấm gương sáng cho việc tự học thành tài. Thế nhưng đó không phải là sự phủ nhận vai trò của người thầy, chúng ta cần biết kết hợp cả hai phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất.Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” là lời khẳng định sâu sắc về vai trò của người thầy trong cuộc sống. Chúng ta cần nhận thức rõ về ý nghĩa của người thầy đối với việc học tập và công lao của thầy để từ đó biết tôn trọng thầy và có những hành động thể hiện sự biết ơn của mình đối với công lao to lớn của thầy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
20 tháng 1 2020 lúc 19:28

Xưa nay dân tộc Việt Nam rất coi trọng đạo học. Việc học, người học luôn được trân trọng và nhắc nhớ. Dân gian có rất nhiều các câu thành ngữ, tục ngữ ca dao để nhắc nhở, khuyên răn hoặc bày tỏ tình cảm … đối với việc học. Hai trong số những câu tục ngữ quen thuộc về đề tài này là: “Học thầy không tày học bạn” và “ Không thầy đố mày làm nên

Có nhiều ý kiến cho rằng hai câu tục ngữ này mâu thuẫn với nhau. Cũng có ý kiến cho rằng hai câu thành ngữ này không mâu thuẫn nhưng nhìn nhận rằng mỗi câu trong hai câu có những hạn chế mà chưa hoàn toàn đúng. Cá nhân tôi thì cho rằng hai câu tục ngữ trên là hoàn toàn chính xác.

Lịch sử Nước Việt ta trải qua ngàn năm Bắc thuộc rồi liên tiếp nhiều cuộc xâm lăng, đô hộ bởi Trung Quốc nên văn hóa và đặc biệt là giáo dục chịu rất nhiều ảnh hưởng, chi phối từ các tư tưởng của Trung Quốc. Thời kỳ phong kiến, đạo nho, chữ nho là cốt lõi của giáo dục Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Hẳn là nhiều người biết câu thành ngữ Hán Việt: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Ấy là nói lên đạo học, sự tôn sư trọng đạo của các nhà nho xưa, nhưng mở rộng ra có thể là của toàn xã hội. Như vậy “chữ thầy” rõ ràng không chỉ giới hạn trong “thầy – cô giáo” ở trường, trên lớp. Thầy ở đây là bất kì ai, bất kỳ người nào giúp ta thêm kiến thức, thêm hiểu biết.

Chính vì thế theo tôi, câu “Học thầy không tày học bạn” ấy là nói về phương pháp học tập chứ không hề hạ thấp vai trò của người thầy. Bởi bạn ta cũng chính là thầy ta và có thể ta cũng chính là thầy bạn ta. Học bạn là cách học dễ tiếp thu hơn cả sau khi đã học từ thầy. Vì sao?

Vì người thầy ví như cha mẹ vậy, học trò luôn kính sợ thầy, vô tình giữa thầy và trò luôn có một khoảng cách nhất định. Trò luôn kính sợ thầy nên có những vấn đề, có những chuyện thắc mắc, những vấn đề gì đó chưa hiểu, trò cũng không dám hỏi thầy. Từ đó mà có những hạn chế về kiến thức, có những thiếu sót mà bản thân trò và thầy cũng không nhận ra được. Sự học như thế là sự học một chiều sẽ hạn chế kết quả. Nhưng học với bạn, “trò” có thể tranh luận, tranh cãi, nêu quan điểm các nhân… và từ đó, “trò” sẽ học được nhiều thứ từ bạn bè, hay để lộ ra những khuyết điểm để được giúp đỡ. Cách học này có thể không chỉ tiếp thu được kiến thức cụ thể nào đó, mà sẽ giúp tư duy, mở rộng thêm, từ đó có thể là nguồn gốc thúc đẩy những tìm tòi nghiên cứu sau này.

Như vậy rõ ràng phương pháp học tập với bạn bè sẽ tốt hơn là chỉ học với thầy không thôi sao! Và nếu như việc dạy và học giữa thầy và trò có những thay đổi cởi mở hơn. Thầy không chỉ là “cha”, là “mẹ hiền” mà còn có thể làm “bạn” của trò nữa thì sự học chẳng phải sẽ đạt nhiều kết quả hơn sao. Khi đó, “Học thầy không tày học bạn” sẽ không thể hiểu như là sự so sánh hơn thua giữa học với bạn và học với thầy nữa.

“Không thầy đố mày làm nên”. Quá đúng rồi còn gì?!. Không ai tự nhiên sinh ra đã có hiểu biết. Ta học từ cách bò tới cách đứng lên rồi đi, ta học từ cách ăn, cách uống, rồi học nói, học viết… Ta học từ khi mới được sinh ra, học và học cho đến hết cuộc đời. Nhưng kiến thức thì mênh mông như biển, không có người dìu dắt, chỉ bảo thì làm sao mà ta biết được, hiểu được. Kho tàng kiến thức, hiểu biết rộng lớn ấy được truyền từ đời này qua đời khác, người này qua người khác và không ngừng mở rộng. Người truyền kiến thức cho ta chính là thầy ta vậy.

Lâu nay người ta hay chỉ hiểu đơn giản “chữ thầy” đây là “người dạy học” nên mới cho rằng câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” là tuyệt đối hóa vai trò của người thầy… Thật ra, nếu nhìn nhận “chữ thầy” rộng hơn ta sẽ thấy câu thành ngữ “Không thầy đố mày làm nên” thực chất là nói lên tầm quan trọng của giáo dục, của học tập bởi “thầy” chính là đại diện đầu tiên và tiêu biểu của giáo dục, của đạo học!

Vậy thì hai câu thành ngữ trên với mục đích đề cập khác nhau, hoàn cảnh khác nhau không thể nào mâu thuẫn được. Đó là sự bổ trợ, hoàn thiện cho những khía cạnh khác nhau của đạo học mà thôi! Và rằng học không chỉ từ thầy – cô giáo, ở trường trên lớp mà học ở mọi người, học ở ngày chính bạn bè ta. Trong quá trình học không ngừng nghỉ ấy, hãy ghi nhớ rằng, những gì ta học được từ đâu mà có, và phải biết tôn quý, kính trọng người thầy, người đã trao kiến thức cho mình. Đó cũng chính là sự tôn trọng bản thân mình bởi một lúc nào đó, ở nơi nào đó mình cũng chính là người thầy của ai đó!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lê Văn Tuấn
Xem chi tiết
Trần Thị Lương
Xem chi tiết
hoang phuong anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Tường Vi
Xem chi tiết
Bùi Thế Hiệp
Xem chi tiết
thangcanbasucvat
Xem chi tiết
Kiều Kiều
Xem chi tiết