Hướng dẫn soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Vũ Mai Hương

Đề bài:Quan điểm của em về sự thất bại của U23 Việt Nam năm 2020

Vũ Minh Tuấn
19 tháng 1 2020 lúc 20:23

Tham khảo:

Xét một cách khách quan, đội bóng ở Thái Lan có quá nhiều điểm yếu so với lứa U23 đã vào tới chung kết 2 năm trước tại Thường Châu. Cầm hòa UAE và Jordan là những kết quả không tồi, nhưng xét về thế trận, có lẽ các học trò của ông Park đã gặp ít nhiều may mắn để không thua. Các ý tưởng chiến thuật của ông thầy người Hàn Quốc vẫn rõ ràng, có tính toán để hạn chế sở đoản, phát huy sở trường cầu thủ. Tuy vậy, U23 Việt Nam tại giải lần này cho thấy sự lực bất tòng tâm về yếu tố con người. Dù lối chơi có được định hình hợp lý đến mấy, khi cầu thủ không đủ tầm để triển khai, mọi thứ cũng như không!

Bắt đầu từ hàng thủ, U23 Việt Nam đã xuất hiện hàng loạt vấn đề về sự ổn định. Sự trở lại của Đình Trọng không vá nổi những khoảng trống mênh mông về chất lượng của các vệ tinh xung quanh. Nhìn những gì mà Đức Chiến, Ngọc Bảo, hay sau đó là Bảo Toàn thể hiện, người ta không thể không nhớ tới những chiến binh chơi tuyệt hay tại Trung Quốc như Duy Mạnh, Tiến Dũng, Văn Hậu hay Văn Thanh. Ngay cả chốt chặn cuối cùng, thủ thành Bùi Tiến Dũng cũng gây thất vọng ở trận đấu chia tay giải bằng một sai lầm khó tin. Đây không phải là lần đầu tiên thủ môn người Thanh Hóa mắc một sai sót có tính cơ bản về chuyên môn như vậy, và điều đó đã gián tiếp tạo ức chế cho các đồng đội phía trên. Là người gắn bó với đội nhất, thầy Park thừa sức nhìn ra những điều này, nhưng thực tế, ông cũng không có nhiều sự lựa chọn hơn trong tay. Trước Triều Tiên, cú đấm bóng hụt của Tiến Dũng, pha truy cản trong vòng cấm quá non nớt của Bảo Toàn, hay cả chiếc thẻ đỏ của Đình Trọng, đó chính là những hình ảnh chân thực nhất phơi bày điểm yếu hàng thủ của U23 Việt Nam ở giải lần này.

Thủ không chắc, các cầu thủ Việt Nam công cũng chẳng hay. Thiếu hẳn một tay chia bài có nhãn quan tốt như Lương Xuân Trường, ông Park đã buộc phải kéo đội trưởng Quang Hải xuống đá khá thấp để làm cầu nối giữa các tuyến. Hoàng Đức cũng vậy, khi bị phá sức liên tục ở khu trung tuyến, các tiền vệ công của chúng ta không còn đủ sắc sảo cũng như tốc độ để tạo ra khác biệt. Về lý thuyết, U23 Việt Nam có khả năng "sát thương" không tồi với bộ đôi Đức Chinh - Tiến Linh đá cao nhất. Nhưng thực ra, ngay cả khi cầm bóng tới 70% trước Triều Tiên, hàng công áo đỏ cũng trở nên vô hại khi thiếu một nhà kiến thiết thực thụ. Hai trận đấu đầu tiên không ghi được bàn thắng phần lớn là do đội bóng của chúng ta phải tập trung thủ khá nhiều. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy U23 Việt Nam không còn là một đối thủ đáng gờm về phản công cũng như tấn công áp đặt như 2 năm về trước.

Có mặt trong trận chung kết tại Thường Châu, U23 Việt Nam đã tạo ra một bước ngoặt ngoạn mục đối với bóng đá trẻ nước nhà. Tuy thế, đây cũng là một áp lực rất lớn đối với các đội bóng kế cận. Các đối thủ không còn chủ quan mỗi khi phải đối mặt với thầy trò Park Hang-seo. Các miếng đánh của ông Park chắc chắn cũng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, qua đó đối phương cũng dễ bắt bài Việt Nam hơn về chiến thuật. Khi yếu tố bất ngờ mất đi, đó cũng là lúc U23 Việt Nam bắt buộc phải thể hiện chất lượng thật về chuyên môn và nhân sự. Đáng tiếc đó lại là những gì họ chưa có đủ!

Điểm tích cực nhất mà ông Park thu hoạch được trên đất Thái có lẽ sẽ chỉ là một vài nhân tố sẵn sàng bổ sung cho tuyển Quốc gia. Vòng loại World Cup sẽ là sân chơi quan trọng hơn, cần sự tập trung và chất lượng cao hơn. Lứa U23 lần này có thể chưa đáp ứng được kỳ vọng, nhưng dù sao họ cũng đã có những trải nghiệm đáng giá khi đương đầu với các đối thủ mạnh hơn. “Khóc khi chiến thắng, nhưng không được khóc lúc thất bại”, lời nhắn nhủ của thầy Park cũng sẽ là động lực để các cầu thủ trẻ bản lĩnh hơn, mạnh mẽ hơn trong những bước đường phía trước.

Không ai có thể thắng mãi – đó là chân lý không chỉ trong bóng đá. Nhưng trên hết, cách ứng xử với thất bại mới là nền tảng cho sự trưởng thành. Chỉ cần các cầu thủ không gục ngã và tiếp tục tiến bước, chắc chắn người hâm mộ sẽ luôn đồng hành, ủng hộ cùng sẻ chia./

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
19 tháng 1 2020 lúc 20:30

Tham khảo:

Đang có khá nhiều ý kiến chê trách HLV Park Hang Seo và các học trò sau thất bại trước Triều Tiên tối 16/1, qua đó bị loại khỏi VCK U23 châu Á 2020. Chúng ta có vẻ đã quên mất chỉ 2 năm trước, bóng đá Việt Nam hành quân tới giải đấu này với mục tiêu chỉ là 1 điểm. Không có nhà chuyên môn nào đánh giá cao triển vọng của U23 Việt Nam, cho tới khi thầy trò ông Park đưa tất cả đi từ hết bất ngờ này tới bất ngờ khác. Hai năm sau, chúng ta tới Thái Lan với tư cách Á quân, cùng mục tiêu đoạt vé tham dự Olympic Tokyo 2020, tức ít nhất cần lọt vào nhóm 4 đội mạnh nhất châu lục. Vị thế của Việt Nam đã thay đổi, nhưng điều đó đồng thời cũng tạo cho Việt Nam không ít áp lực. Đội bóng của ông Park đã đánh mất yếu tố bất ngờ, và các đối thủ cũng chơi thận trọng hơn trước. Có thể dễ dàng nhận ra điều đó ở trận đấu của Việt Nam với Jordan. Đội bóng Tây Á đã áp dụng đúng chiến thuật phòng ngự-phản công trước Việt Nam, và chỉ lên bóng khi có thời cơ tốt. Ở trận đấu trước đó, UAE dù vượt trội về khả năng kiểm soát bóng nhưng vẫn giữ hàng thủ rất chắc chắn ở phía dưới, thay vì ào lên tấn công. Trước các đối thủ như vậy, mọi thứ trở nên rất khó khăn cho U23 Việt Nam. Trong khi đó ở giải đấu lần này, lực lượng của U23 Việt Nam lại không tốt. Ông Park mất những quân bài mạnh nhất như Văn Hậu hay Đình Trọng (chấn thương không thể đá chính). Ở tuyến giữa, U23 Việt Nam cũng thiếu một thủ lĩnh thực sự có khả năng dẫn dắt lối chơi, kiểm soát bóng cũng như làm điểm tựa tinh thần cho các đồng đội. Tại SEA Games 30, ông Park đã có Hùng Dũng lấp khoảng trống nhưng tới VCK U23 châu Á 2020, vị trí này bị khuyết. Phương án bố trí Đức Chiến luân phiên đá cặp với một cầu thủ khác (Hoàng Đức hoặc Thanh Sơn) đều không tạo nên hiệu quả. Việc kéo lùi Quang Hải xuống không phát huy tác dụng. Chất lượng quân của U23 Việt Nam không cao, điều này khiến cho ông Park không có nhiều lựa chọn để thay đổi khi các vị trí chính thức gặp vấn đề. Một người theo đuổi triết lý “không thua trước”, vốn đặc biệt coi trọng hàng thủ như HLV Park Hang Seo nhưng liên tục phải xáo trộn các hậu vệ là một vấn đề. U23 Việt Nam thiếu hẳn một hàng thủ chắc chắn, và nhiều vị trí chỉ là phương án “đóng thế”. Việt Anh vốn là trung vệ nhưng có lúc được đẩy lên đá cánh. Trọng Hùng khi vào giải cũng phải tập luyện trái vị trí sở trường. Ở hành lang 2 cánh, HLV Park Hang Seo chỉ có 2 chân chạy đúng nghĩa là Tấn Tài và Thanh Thịnh. Thất bại của U23 Việt Nam không phải kết quả bất ngờ và quá gây thất vọng, nhưng điều đáng tiếc nhất có lẽ là chúng ta không giới thiệu thêm được gương mặt nào mới thực sự có triển vọng. Ở tuyến giữa, Hoàng Đức rõ ràng cần thêm thời gian để trưởng thành. Việt Anh hay Đức Chiến đều chưa gây được ấn tượng. Những cầu thủ còn lại đều là những gương mặt cũ. Cách đây 2 năm trên đất Trung Quốc, ông Park đã trình làng một lứa cầu thủ mới với những cái tên như Phan Văn Đức, Phạm Xuân Mạnh và đặc biệt, khiến Quang Hải tỏa sáng rực rỡ để trở thành một ngôi sao lớn. Tới giải đấu lần này, ngay cả Quang Hải cũng không thể chơi đúng năng lực khi thiếu các vệ tinh xung quanh, cho dù anh chính là hy vọng lớn nhất của U23 Việt Nam.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nhok Đáng Yêu
Xem chi tiết
Trần Thị Trúc Ly
Xem chi tiết
Le thi thanh tra
Xem chi tiết
Diễm Dương
Xem chi tiết
_My Crush_
Xem chi tiết
Minh
Xem chi tiết
Công Nguyễn
Xem chi tiết
Lu Lu
Xem chi tiết
Kim Taehyung Hà
Xem chi tiết