Bài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Nguyễn Văn Vường

Nêu nguyên tắc truyền máu và cơ chế đông máu

Trúc Giang
14 tháng 1 2020 lúc 10:06

* Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu

- Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu

→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu

*Cơ chế đông máu:

-Trong huyết tương có chứa 1 loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu (fibrinogen) và ion canxi (Ca++)

-Trong tiểu cầu chứa 1 loại enzim có khả năng hoạt hóa chất sinh tơ máu (fibrinogen) => thành tơ máu (fibrin)

-Khi tiểu cầu vỡ sẽ giải phóng enzim, enzim này kết hợp với ion canxi (Ca++) làm chất sinh tơ (fibrinogen) => thành tơ máu (fibrin) ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Thảo Linh
15 tháng 1 2020 lúc 20:05
Đông máu Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương. Cơ chế đông máu: Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu, các tiểu cầu vỡ ra giải phóng enzim. Enzim làm tơ sinh máu trong huyết tương biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông. Nguyên tắc truyền máu Trước khi truyền máu phải xét nghiệm máu để chọn máu truyền cho phù hợp. Tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây hại.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
đinh quang long kkk
Xem chi tiết
Teara Tran
Xem chi tiết
Minh Huy Channel
Xem chi tiết
Người ẩn danh
Xem chi tiết
Trần thị thanh vy
Xem chi tiết
Xuân Trúc
Xem chi tiết
Lưu Tuấn Khỏi
Xem chi tiết
Ngô Gia Ngọc Khải
Xem chi tiết
lee eun ji
Xem chi tiết