Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Đào Quỳnh Anh

1. Hãy điền tên người khởi xướng và lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì vào chỗ ... thích hợp

1344....... 1379....... 1354.......

1390....... 1358....... 1399.......

2. Trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

3. Em có nhận xét gì về nhân vật Hồ Quý Ly

Khánh Linh
8 tháng 1 2020 lúc 14:32

1 )

* Cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương

- Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ (Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa. Bị quân đội triều đình đàn áp, khởi nghĩa thất bại.

- Đến năm 1358, Ngô Bệ lại nổi dậy ở Hải Dương, đến đầu năm 1360 thì bị giết.

* Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ ô Thanh Hoá

- Năm 1379, Nguyễn Thanh tụ tập nông dân khởi nghĩa, tự xưng là Linh đức vương, hoạt động ở vùng sông Chu (Thanh Hoá).

- Nguyễn Kỵ cũng xưng vương, hoạt động ở Nông Cống.

- Cùng năm 1379, Nguyễn Bổ nổi dậy ở Bắc Giang.

* Cuộc khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ớ Quốc Oai - Hà Nội

- Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân nổi dậy ở Quốc Oai.

- Nghĩa quân hoạt động ở vùng Sơn Tây, lực lượng hùng hậu, đã kéo quân về đánh chiếm kinh thành Thăng Long trong ba ngày.

- Vua Trần phải bỏ thành chạy lên Bắc Giang. Sau đó, cuộc khởi nghĩa bị triều đình đàn áp.

* Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây

- Năm 1399, Nguyễn Nhữ Cái nổi dậy khởi nghĩa, hoạt động ở vùng Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang.

- Đến năm 1400, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

2 )

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly được thể hiện:

Chính trị: Thay thế các võ quan, tôn thất nhà Trần bằng những người họ khác thân cận với Hồ Quý Ly Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền. Kinh tế - tài chính: Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng. Xã hội: Ban hành chính sách “hạn nô”, năm đói kém bắt nhà giàu bán thóc cho dân,… Văn hóa – giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch chữ Hán sang chữ Nôm yêu cầu mọi người phải học. Quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

3 )

- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ông có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

=> Ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

- Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
8 tháng 1 2020 lúc 18:13

2.

*Bảng những chính sách trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly

Lĩnh vực

Nội dung cải cách

Chính trị

- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.

- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng quan hay giáng chức.

Kinh tế

- tài chính

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

Xã hội

- Ban hành chính sách hạn nô: hạn chế nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại.

Văn hóa - giáo dục

- Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

- Sửa đổi chế dộ thi cử, học tập.

Quân sự

- Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số.

- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng thần cơ, làm thuyền chiến mới.

- Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố.

* Nhận xét: những cải cách của Hồ Quý Ly khá toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả thời gian trước và sau khi nhà Hồ được thành lập.

3.

- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ông có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

=> Ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

- Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.


Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Tuệ Lâm
Xem chi tiết
Châu Ngọc Bảo
Xem chi tiết
Ngô Tuyết Mai
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Anh Thư
Xem chi tiết
nhok ham choi
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết