Bài 7: Định lí Pitago

Chử Mỹ Dung

NHỜ MN GIÚP ĐỠ MK NHA

Bài 1:Cho tam giác ABC cân tại A có đường cao AH

a)Chứng minh tam giác ABH bằng tam giác ACHvà AH là tia phân giác của góc BAC.

b)Cho BH=8cm, AB=10cm.Tính AH.

c)gọi E là trung điểm của AC và G là giao điểm của BEvà AH. tính HG.

Bài 2:Cho tam giác ABC cân có AB=AC=5cm, BC=8cm. Kẻ AH vuông góc vs BC(H thuộcBC)

a)Chứng minhHB=HC

b)tính độ dài AH

c)Kẻ HD vuông vs AB(D thuộc AC), kẻ HE vuông góc vsAC(E thuộc AC). Chứng minh tam giác HDE cân

d) So sánh HD và HC

Bài 3: Cho tam giác ABC cân tại A, vẽ AH vuông góc vs BC tại H. Biết A=10cm,BH=6cm

a)Tính AH

b)tam giác ABH=ACH

c)trên BA lấy D, CA lấy E sao choBD=CE.Chứng minh tam giác HDE cân

d)cm AH là trung trực của DE

Bài 4:Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi D là trung điểm của BC.Từ D kẻ DE vuông góc với AB, DF vuông góc vs AC.Chứng minh rằng:

a)tam giác ABD=ACD

b)AD vuông góc vs BC

c)Cho AC bằng 10 cm, BC=12cm, tính AD

d)tam giác DEF cân

MỌI BÀI TRÊN ĐỀU CÓ SỬ DỤNG ĐỊNH LÍ PITAGO NHA MN

Vũ Minh Tuấn
2 tháng 1 2020 lúc 21:31

Bài 2:

a) Xét 2 \(\Delta\) vuông \(AHB\)\(AHC\) có:

\(\widehat{AHB}=\widehat{AHC}=90^0\left(gt\right)\)

\(AB=AC\left(gt\right)\)

Cạnh AH chung

=> \(\Delta AHB=\Delta AHC\) (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

=> \(HB=HC\) (2 cạnh tương ứng).

b) Theo câu a) ta có \(HB=HC.\)

=> \(H\) là trung điểm của \(BC.\)

=> \(HB=HC=\frac{1}{2}BC\) (tính chất trung điểm).

=> \(HB=HC=\frac{1}{2}.8=\frac{8}{2}=4\left(cm\right).\)

Xét \(\Delta ABH\) vuông tại \(H\left(gt\right)\) có:

\(AB^2=AH^2+HB^2\) (định lí Py - ta - go).

=> \(5^2=AH^2+4^2\)

=> \(AH^2=5^2-4^2\)

=> \(AH^2=25-16\)

=> \(AH^2=9\)

=> \(AH=3\left(cm\right)\) (vì \(AH>0\)).

c) Theo câu a) ta có \(\Delta AHB=\Delta AHC.\)

=> \(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\) (2 góc tương ứng).

Hay \(\widehat{DAH}=\widehat{EAH}.\)

Xét 2 \(\Delta\) vuông \(ADH\)\(AEH\) có:

\(\widehat{ADH}=\widehat{AEH}=90^0\left(gt\right)\)

Cạnh AH chung

\(\widehat{DAH}=\widehat{EAH}\left(cmt\right)\)

=> \(\Delta ADH=\Delta AEH\) (cạnh huyền - góc nhọn).

=> \(DH=EH\) (2 cạnh tương ứng).

=> \(\Delta HDE\) cân tại H.

c) Xét \(\Delta HEC\) vuông tại \(E\left(gt\right)\) có:

Cạnh huyền \(HC\) là cạnh lớn nhất.

=> \(HC>HE.\)

\(HE=HD\left(cmt\right)\)

=> \(HC>HD\)

Hay \(HD< HC\left(đpcm\right).\)

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ryoran Nho
2 tháng 1 2020 lúc 20:19

Bài 1:

(tự vẽ hình nha, mik lười lắm)

a, Xét \(\Delta ABH\) vuông và \(\Delta ACH\) vuông

Có: AB=AC (t/c tam giác cân)

\(\widehat{B}=\widehat{C}\) (t/c tam giác cân)

\(\widehat{ABH}=\widehat{AHC}=90^0\)

\(=>\Delta ABH=\Delta ACH\) (cạnh huyền-góc nhọn)

\(=>\widehat{BAH}=\widehat{HAC}\) (cặp góc tương ứng)

Vậy: AH là phân giác của BÂC

b, Áp dụng định lí Py-ta-go vào \(\Delta AHB\)

nên: \(BH^2+AH^2=AB^2\)

\(=>AH^2=AB^2-BH^2\)

\(AH^2=10^2-8^2=36=6^2\)

\(AH=6\)

c, Sorry nha mik ko biết làm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Bảo Phương
2 tháng 1 2020 lúc 22:53

Bài 4:

Xét tam giác ABD và tam giác ACD có:

AD chung

AB = AC

BD = CD ( D là trung điểm của BC)

Nên: tam giác ABD = tam giác ACD

b, Ta có: tam giác ABD = tam giác ACD

=> góc BAD = góc CAD

Xét tam giác vuông BED và tam giác vuông CFD có:

góc EBD = góc FCD

BD = CD

Nên: tam giác vuông BED = tam giác vuông CFD

=> BE = CF

Ta có: AB = AE + EB

AC = AF + FC

Mà: AC = AB và BE = CF

Nên: AE = AF

Gọi giao điểm của AD và EF là O

Xét tam giác AEF có:

AE = AF

=> tam giác AEF là tam giác cân tại A

Xét tam giác cân AEF tại A có:

OA là đường phân giác

=> AO đồng thời là đường cao

=> AO ⊥ EF

hay: AD ⊥ EF tại O

c, Ta có: BC = 12 cm

=> BD = CD = 6cm

Xét tam giác ABC cân tại A có:

AD là đường trung tuyến

=> AD đồng thời là đường trung tuyến

=> AD ⊥ BC

=> góc ADB = góc ADC = 900

Xét ta giác vuông ADC có góc ADC = 900

Áp dụng định lý Pytago ta có:

AC2 = AD2 + DC2

=> AD2 = AC2 - DC2

=> AD2 = 102 - 62

=> AD2 = 64cm

=> AD = 8cm

d,Ta có: tam giác AEF cân tại A

=> góc AEF = góc AFE

Ta có: góc AED = góc AEO + góc OED

góc AFD = góc AFO + góc OFD

Mà: góc AED = góc AFD = 900

góc AEO = góc AFO

=>góc OED = góc OFD

Xét tam giác DEF có:

góc DEF = góc EFD

=> tam giác DEF là tam giác cân tại D

Cậu tự vẽ hình nhé!

Chúc cậu học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Đức Huy
Xem chi tiết
Bùi Tiến Thành 7A3
Xem chi tiết
Chu Hải Phương
Xem chi tiết
daophanminhtrung
Xem chi tiết
Dương Đức Anh
Xem chi tiết
Hoang Anh
Xem chi tiết
Nam Nguyễn
Xem chi tiết
nguyễn lê bảo trâm
Xem chi tiết
Chi Trần
Xem chi tiết