Văn bản ngữ văn 10

Lê Nhật Anh

Nhàn là quan niệm sống thể hiện trí tuệ cốt cách của bậc danh nhân. Viết tiếp đoạn văn từ 10-15 câu

Khinh Yên
25 tháng 12 2019 lúc 11:15

“Ông nhàn là người sống với tư cách là một cá nhân, chứ không phải với tư cách thành viên của một cộng đồng nào đó, là một con người có lạc thú, chứ không phải chỉ có chức năng, nghĩa vụ. Sống dưới chế độ chuyên chế theo Nho giáo, con người bị trói buộc bởi hai sợi dây : nghĩa và phận. Phận vạch ranh giới cho từng người, quy định mức cho mỗi người được ngồi, đứng, nói năng, xưng hô, ăn, ở. Nghĩa nhắc nhở mọi người có trách nhiệm đối với người trên kẻ dưới,… Trong xã hội tổ chức như vậy, con người không được coi mình là cá nhân – độc lập, có cái riêng của mình, không được nghĩ đến lạc thú. Do đó tìm nhàn dật là tìm cái vui cho thân tâm, tránh cái lụy hình dịch, là tìm thoát khỏi sự ràng buộc chặt chẽ mà vô hình của thể chế chuyên chế theo Nho giáo,… Ông nhàn tự coi mình là cá nhân không bị ràng buộc. Nhưng một mặt không thể coi cá nhân là cô độc, coi cái “tôi” là trung tâm. Cho nên cố tránh ràng buộc bằng cách từ bỏ danh lợi, không đi con đường công danh, giành phận vị, coi thường giàu nghèo, sang hèn, đứng ngoài sự ràng buộc của phận. Để có chút thoải mái đó, ông nhàn phải chủ động tự hạn chế : không cậy tài, yên phận, không tranh giành và không động lòng về lời khen, tiếng chê.”

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
25 tháng 12 2019 lúc 21:17

Nhàn là quan niệm sống thể hiện trí tuệ cốt cách của bậc danh nhân.Trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn được nâng lên thành một triết lý sống. Nhàn là sống hòa mình với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên, xem thường công danh phú quý. Với Trạng Trình, quan niệm sống này được ảnh hưởng phần nhiều từ bối cảnh xã hội. Trong thời đại này, chế độ phong kiến thối nát, khủng hoảng trầm trọng. Cho nên, ông đành phải cáo quan về ở ẩn. Tuy vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn thường giúp đỡ, góp ý kiến cho chế độ cai trị lúc bấy giờ. Còn “nhàn” trong cuộc sống hiện nay là nhàn nhã, thanh thơi, không vướng bận...., là hướng tới cuộc sống bình dị, thảnh thơi, lành mạnh.
Sống “nhàn” phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. Đặt trong hoàn cảnh xã hội thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, “nhàn” là một quan niệm sống tích cực. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong giai đoạn chế độ phong kiến đã suy tàn, nhiều tối nát, rối ren. Ông đã có nhiều cố gắng giúp nước, giúp dân nhưng vẫn không thay đổi được cục diện. Tuy về ở ẩn. không làm quan nhưng ông vẫn giúp nước bằng những lời khuyên sáng suốt cho thế lực phong kiến đương thời.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
28 tháng 12 2019 lúc 19:50

Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong bài thơ Tăng thử (Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân.

Bài thơ Nhàn bao quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vi thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hải An
30 tháng 12 2019 lúc 15:17

những vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực: một bên là nhà thơ xưng ta một cách ngạo nghề, một bên là người, một bên là dại của ta, một bên là khôn của người, một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao. Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề khẳng định cho thái độ sống của Nguyễn Bĩnh Khiêm. Bản thân nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại - khôn bằng cách nói ngược này. Bởi vì người đời lấy lẽ dại - khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại - khôn là thói thực dạng ích kỉ làm tầm thường con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn. Mượn cách nói ấy, nhà thơ chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù hoa giữa chốn lao xao. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ - không vướng bụi trần. Nhưng không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa “Người đời tỉnh cả, một minh ta say” đầy u uất, Trạng Trình đã cười cợt vào thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn - dại. Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản:

Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong bài thơ ‘‘Tăng thử” (Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhàn cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân.

Bài thơ “Nhàn” bao quát toàn bộ triết lí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vong thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Tram Bao
Xem chi tiết
Hải Trần
Xem chi tiết
Công Nguyễn
Xem chi tiết
MK Satoh
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
Hương Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Vũ thị Lan Anh
Xem chi tiết
baohan
Xem chi tiết