Đề bài : Nghị luận xã hội về uống nước nhớ nguồn

Thời Nông

viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 từ về tình bà cháu.

Hộ mình với mai mình thi rồi

Khinh Yên
24 tháng 12 2019 lúc 16:08

Gia đình là một thành phần không quan trọng thể thiếu của mỗi chúng ta. Nó vừa là điểm khởi đầu cũng là nơi kết thúc của một đời người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Gia đình là tế bào của xã hội”. Thật vậy, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Tất cả chúng ta ngồi đây ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình mà chắc rằng nó sẽ không bao giờ được như tôi mơ ước.

Trong quá khứ, tôi đã từng có một gia đình, nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tôi từ lúc mới lọt lòng. Tôi sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bố mẹ. Tôi sống, sống trong sự quan tâm, sống trong sự chở che… Rồi dần dần, càng ngày tôi càng núp trong một cái bóng, cái bóng của chính tôi. Chẳng có gì tôi phải đụng tay đến, tôi chẳng được làm những gì mà mình thích. Tất cả phải theo ý bố mẹ…

Bố vẫn thường dạy tôi về cách sống, cách làm người… Nhưng thử hỏi đã bao giờ tôi được làm chính tôi… Tôi luôn tự tạo cho mình một cái vỏ bọc để che giấu đi con người thực sự của mình. Mọi người thấy tôi hay cười… nhưng có ai biết, đó chỉ là những nụ cười giả tạo mà tôi cố gắng để che giấu đi nỗi đau của chính bản thân mình… Tôi đã từng ghét chính cuộc sống đó. Nhiều lần, tôi đã cố gắng để thoát ra khỏi cái vỏ bọc ấy. Nhưng rồi, tôi lại càng tiến sâu hơn.

Một ngày nọ, tôi phát hiện ra, bố tôi, người mà luôn che chở, dạy bảo cho tôi lại là một người… một người mà tôi…khinh bỉ… Đúng là cha nào con ấy… Tôi tự tạo vỏ bọc cho mình để che giấu con người thật của tôi. Bố tôi cũng thế, ông đã tạo ra cho mình một cái vỏ bọc thật hoàn hảo để che giấu con người mình, lừa gạt tất cả, và cả tôi.

Tôi sống vì cái gì??? Gia đình ư? Nhiều lúc tôi đã dẫm đạp lên nó… Tôi tự tách mình khỏi gia đình, và tách ra khỏi chính bản thân tôi. Tôi hoàn toàn là một con người khác…

Nhiều lúc chán cuộc sống giả tạo đó, tôi đã tìm, tìm đến một nơi, một nơi mà ở đó không có sự giả dối, và hơn cả, tôi được làm chính tôi: THẾ GIỚI ẢO. Dẫu biết rằng, tất cả chỉ là ảo, nhưng những gì tôi có thật gấp trăm nghìn lần cái thế giới mà tôi sống.

Ở đó, có người mà tôi yêu, có sự quan tâm, có tất cả những thứ mà thế giới thật đã có, hoặc không có… Tôi đã tìm lại được tiếng cười, cười một cách thật tự nhiên. Có những buổi ofsice làm tôi nhớ mãi…

Một phút xa nhau vạn phút nhớ
Một lần gặp gỡ vạn lần mơ.

Lạ thật, tôi đã từng mơ về một hạnh phúc được sống trong một gia đình thật, nhưng không ngờ đó chỉ là ẢO… Nhưng không sao, có lẽ đối với tôi đó cũng là một cái gì đó, một thứ gì đó thật khác biệt…

Thật lạ, hôm nay, ngày tôi viết bài văn này cũng là ngày kỉ niệm, ngày chúng tôi gặp nhau trong một gia đình (ẢO)… Nhưng tôi đang cố gắng gìn giữ một cái gì đó, dù biết nó chỉ là ẢO và lời nói có thể là giả tạo nhưng ít ra có còn hơn không. Hơn cả, tôi được làm chính tôi. Tương lai, một ngày nào đó tôi cũng sẽ có một gia đình. Gia đình đó sẽ như thế nào đây?

Gia đình… Không biết đối với các bạn, đó là gì? Nhưng đối với tôi, nó là một cái gì đó mà có lẽ cả đời này tôi cũng chẳng bao giờ với tới được

Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của xã hội. Những chuẩn mực giá trị tốt đẹp của gia đình được tiếp nhận, phát triển góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, góp phần chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính.

Trẻ em Việt Nam thường cùng cha mẹ, ông bà tiếp xúc với lao động từ nhỏ nên được vun đắp đức tính cần cù. Trong ảnh là em Tống Thành Ty, 4 tuổi, nhà ở phường Tân Phú (Đồng Xoài) cùng bà ngoại chuẩn bị hoa bán dịp tết

Con người Việt Nam chỉ có thể được trang bị những phẩm chất tốt đẹp nếu có một môi trường xã hội tốt. Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội. Gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân hữu ích. Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra lực lượng lao động tương lai chất lượng cao. Gia đình chính là “đơn vị xã hội” đầu tiên cung cấp lực lượng lao động cho xã hội. Từ những người lao động chân tay giản đơn đến lao động trí óc… đều được sinh ra, nuôi dưỡng và chịu sự giáo dục của gia đình.

Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách con trẻ. Gia đình là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước. Đó là lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách…

Gia đình cũng là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất… Gia đình cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia.

Trong mỗi gia đình, vai trò của cha mẹ có vị trí tối quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Vì thế, gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.

Xã hội chuyển động ngày một nhanh hơn, các “tế bào” của xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thế giới bên ngoài, đặc biệt là từ thế giới internet, chịu tác động bởi nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường nên văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Vì thế, để tạo dựng nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai, phải bắt đầu giáo dục con trẻ trong gia đình – trước khi những mầm non ấy đặt chân tới trường và tiếp xúc với môi trường xã hội. Đó được xem là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên nhân cách của một con người, một thế hệ.

Và trong giai đoạn hiện nay, để “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi con người cụ thể.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
24 tháng 12 2019 lúc 18:30

Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên đôi bàn tay có mùi rất đặc biệt của ngoại, mùi trầu xen lẫn mùi đất hăng nồng. Tôi cứ đòi: “Ngoại ơi đừng rửa tay sạch quá, con muốn hít”. Tôi nghiền mùi tay của ngoại đến mức hôm nào không ngửi là không ngủ được. Tiền bán đất quê chẳng được là bao nên ngày ngày sau khi tưới mấy luống rau, cái lưng còng của ngoại nhấp nhô, đi nhổ cỏ dại hoặc dọn rác trong sân vườn cho người ta. Vì quá già nên mọi người chỉ giúp được ngoại những việc như thế để lấy cớ cho tiền ngoại chứ ngoại không bao giờ nhận không của ai một đồng. Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, nhưng đôi khi hàng xóm cho miếng thịt là bà cháu vui như hội. Hồi đấy tôi ngây ngô đến mức, ngoại nói ngoại không thích ăn thịt, tôi mừng quá, ăn kỳ hết. Đợi tôi ăn xong, ngoại vét nước kho làm cơm trộn để ăn, món cơm đơn giản, trộn cơm không với nước hàn chan tý mắm vậy mà ngon đến mức tôi đòi ăn thêm đến khi no bụng, còn vài muỗng ngoại mới ăn. Tôi biết khi còn là một đứa trẻ, mình không nghĩ được nhiều nhưng hồi tưởng lại thật quá đau lòng. Cứ mỗi lần ăn thịt kho là tôi khóc, mỗi muỗng cơm trộn nuốt vào là kỷ niệm ùa về làm tôi không ngăn được nước mắt.

Một món đặc biệt mà chỉ ngoại và tôi biết, đó là “dép lào”. Cái dép lào này không có thành đôi mà luôn chỉ có một, vì mỗi khi ăn vịt lộn, cả hai bà cháu chỉ có một trứng, bà nói: "Cháu ăn dùm bà đi, bà ngán quá, ăn béo lắm, bà chỉ thích ăn 'dép lào' thôi, cái này này”, bà chỉ tôi “cục chì”, là phần cứng ngắc màu trắng trong quả trứng mà chẳng bao giờ tôi nhai. Quả thật giống y như ăn dép lào vậy! Thấy ngoại thích quá, lần nào hàng xóm cho trứng, tôi cũng để phần “dép lào” cho ngoại. Ngoại già móm mém cố nhai và khen nức nở, tôi thấy ngoại vui nên cũng vui lây. Tôi lớn lên bên ngoại với rau cà và những bữa đột xuất có cơm trộn và “dép lào”, hạnh phúc thật đơn sơ và giản dị. Nhìn đôi mắt mờ nhưng lại long lanh bởi những giọt nước mắt hạnh phúc của ngoại, đôi bàn tay run run không cầm chắc muỗng vì tuổi già, tôi chỉ muốn ôm ngoại thật chặt, mãi mãi không rời xa.

Tôi học ngày học đêm với một ước mơ duy nhất, dành học bổng để mua thật nhiều hột vịt lộn về cho ngoại. Cứ mỗi lần gọi về tôi đều nhắc đi nhắc lại, tôi tính sơ sơ ngoại sẽ được ăn trứng dài dài vì một năm có đến hai kỳ học bổng. Ghé chợ đem bị trứng về, lòng tôi nôn nao khôn tả, ngoại sẽ ngạc nhiên hỏi: "Tiền đâu vậy con?”, tôi sẽ ôm lấy ngoại, kể ríu rít, nhanh đến nỗi ngoại không nghe kịp, rồi hai bà cháu sà vào ăn, ăn đến no bụng mà vẫn cứ còn.

Mải tưởng tượng sung sướng, tôi về đến nhà lúc nào không hay. Tôi cất tiếng gọi to: "Ngoại ơi! Con về rồi". Không có tiếng trả lời, ngôi nhà lạnh tanh. Một luồng điện chạy nhanh qua cơ thể làm tôi run bắn. Tôi quăng bịch trứng, chạy khắp nhà tìm ngoại, gào khóc trong vô vọng: “Ngoại ơi! Con đã về. Con đã về mua trứng cho ngoại đây”. Căn nhà tĩnh lặng chỉ còn tiếng tôi gào khóc. Bàn thờ giữa nhà sơ sài không có một nén nhang. Tôi không giữ được bình tĩnh. Tại sao tại hàng xóm lại giấu tôi? Tại sao ngoại không gọi con về ngoại ơi…

Từ đó, mỗi khi ăn hột vịt với bạn cùng phòng tôi thường lấy “dép lào” của bạn để nhai. Nó ngon như phần trứng vậy. Tuy không béo, không thơm và khô cứng nhưng nó thấm đẫm những kỷ niệm yêu thương, giống như là ngoại đang cùng ngồi ăn với tôi. Có lẽ vì sự hy sinh của ngoại, tình thương của ngoại là thứ gia vị đặc biệt, thứ gia vị của hạnh phúc đã nêm nếm, biến phần dở nhất trong một quả trứng thành món hấp dẫn có một không hai trên đời.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Trúc Quỳnh
Xem chi tiết
Ke Mao Danh
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết