Ôn tập lịch sử lớp 8

galaxy

Câu 1 : Tại sao kinh tế Mĩ phát triển nhanh sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2 : Tại sao nói chủ nghĩa phát xít Nhật là ''chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến''.

Câu 3 : Tại sao nói Liên sô đóng vai trò quan trọng trong việc kết thúc chiến tranh .

Sách Giáo Khoa
27 tháng 1 2020 lúc 19:01

Câu 1. Kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ nhất, vì:

- Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh.

- Nằm giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, không bị chiến tranh tàn phá.

- Tham gia chiến tranh muộn, là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu.

- Sớm áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
27 tháng 1 2020 lúc 19:04

Câu 3. Nói Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong việc kết thúc chiến tranh, vì:

- Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

- Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh thổ của mình.

- Giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. Tiến công đến tận sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức tiêu diệt chúng.

- Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.

- Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
27 tháng 1 2020 lúc 19:10

Câu 2 : Tại sao nói chủ nghĩa phát xít Nhật là ''chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến''.

Trả lời

Vì phát xít Nhật là nc đã châm ngòi chiến tranh thế giới thứ hai,gây chiến tranh với các nc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương chia lại thuộc địa và thị trường thế giới.

Nguồn: tự làm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Hoàng
27 tháng 1 2020 lúc 19:15

1/Vì:+ Đất nước không bị chiến tranh tàn phá.

+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.

+ Dựa vào thành tựu khoa học - kĩ thuật...

+ Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao

+ Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao.

+ Nhà nước đưa ra những chính sách điều tiết nền kinh tế hợp lý.



Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Hoàng
27 tháng 1 2020 lúc 19:16

3/Vì:- Là một trong ba trụ cột chính cùng với Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho phát xít Đức suy yếu và giải phóng các nước ở Đông Âu.

- Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

- Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Minh Hằng
28 tháng 1 2020 lúc 22:19

Câu 1:

- Mỹ là quốc gia thắng trận, không bị chiến tranh tàn phá.

- Các nước châu Âu bị suy kiệt nặng nề.

- Mỹ có nhiều tài nguyên, nhân công dồi dào.

- Mỹ nhanh chóng áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2

- Các điều khoản trong hòa ước Oa-sinh-tơn tạo điều kiện cho Mỹ phát triển mạnh mẽ kinh tế hàng hải cũng như sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ.

Câu 3.

Thứ nhất: Liên Xô là nước tham chiến trực tiếp tại mặt trận phía Đông, là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất nhưng là quốc gia chủ chốt tiêu diệt phát xít Đức (nước mạnh nhất trong khối phát xít).

Thứ hai: Liên Xô tấn công và tiêu diệt đạo Quan Đông của Nhật, góp phần trực tiếp tiêu diệt lục quân Nhật, buộc Nhật đầu hàng.

Thứ ba: việc Liên Xô tham chiến góp phần quan trọng thay đổi tính chất cuộc chiến, thành lập Đồng minh chống phát xít và được sự ủng hộ của các quốc gia tham gia vào tổ chức.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thạch Ngọc Trúc Ly
1 tháng 2 2020 lúc 9:58

Câu 1:

Kinh tế Mĩ phát triển nhanh sau chiến tranh thế giới thứ nhất là vì Mĩ là nước thắng trận trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra.Sau cuộc kháng chiến các nước Tây Âu kiệt quệ sẽ có cơ hội sản xuất buôn bán vũ khí sang các nước Tây Âu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sơn Tùng M-TP
Xem chi tiết
Xem chi tiết
seohyun111
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Kiều Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Cẩm Tú
Xem chi tiết
The Huynh
Xem chi tiết
Dragon
Xem chi tiết
Trần Phương Minh
Xem chi tiết