Bài 23. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Cấn Thị Thu Hằng

Câu 1:

Em hãy nêu các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể? giải thích cơ chế

Câu 2:

Em hãy nêu tính chất biểu hiện của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể

Nguyễn Ngọc Lộc
1 tháng 12 2019 lúc 22:58

Câu 1 :

* Có 2 dạng đột biến số lượng NST chính :

- Đột biến dị bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay vài cặp NST .Đó là biến đổi số lượng ở một cặp NST tượng đồng nhất định trong tế bào lưỡng bội
- Ở sinh vật lưỡng bội, đột biến dị bội thường gặp 4 dạng chính:
+ Thể không (2n – 2): tế bào lưỡng bội bị mất 1 cặp NST nào đó.
+ Thể một (2n – 1): tế bào lưỡng bội bị mất 1 NST của 1 cặp NST nào đó.
+ Thể ba (2n + 1): tế bào lưỡng bội thêm 1 NST vào 1 cặp NST nào đó.
+ Thể bốn (2n + 2): tế bào lưỡng bội thêm 2 NST vào 1 cặp NST nào đó.
+ Dạng đặc biệt: (2n +1 +1) là thể ba kép do có 2 thể 3 ở 2 cặp NST khác nhau trong cùng 1 tế bào .

- Nguyên nhân : do các tác nhân lí hóa của môi trường trong hoặc bên ngoài cơ thể làm rối loạn sự phân li bình thường của một hoặc 1 số cặp NST→ Thoi vô sắc hình thành nên 1 hoặc 1 và cặp NST không thể phân li trong quá trình giảm phân tạo thành giao tử bất thường, giao tử này kết hợp với các giao tử bình thường hoặc không bình thường khác trong thụ tinh tạo thành đột biến dị bội
→Sự hình thành các cá thể lệch bội thông qua 2 cơ chế là giảm phân không bình thường, sự thụ tinh giữa các giao tử không bình thường và giao tử bình thường.Quá trình giảm phân tạo các giao tử n+1 và n-1 có thể diễn ra ở lần phân bào thứ nhất hoặc thứ 2

- Thể đa bội được phân thành 2 dạng là thể tự đa bội (đa bội cùng nguồn) và dị đa bội (đa bội khác nguồn)

- Nguyên nhân : do bộ NST nhân đôi nhưng có thể thoi phân bào không hình thành nên NST không phân li trong tế bào xôma. Thường do hóa chất cosixingây cản trở sự hình thành thoi vô sắc
Do quá trình giảm phân không bình thường tạo ra giao tử mang bộ NST không giảm đi một nửa số lượng so với tế bào mẹ,ví dụ từ tế bào 2n qua giảm phân cho giao tử 2n, và sự kết hợp qua thụ tinh giữa các giao tử này với nhau hoặc với giao tử bình thường.

- Ta có, tự đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n,… và tự đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n,…
+ Cơ chế phát sinh đa bội chẵn: trong giảm phân NST tự nhân đôi nhưng không hình thành thoi vô sắc → tạo giao tử 2n, khi thụ tinh giao tử 2n + giao tử 2n tạo thành hợp tử 4n. Thể đa bội chẵn này có số lượng NST tăng gấp nhiều lần nên quá trình sinh tổng hợp các chất diễn ra mạnh mẽ → tế bào to, sinh trưởng tốt. Thể đa bội thường được ứng dụng trong trồng trọt để thu sản phẩm từ cơ quan sinh dưỡng ví dụ: nho tứ bội, dâu, táo...
+ Cơ chế phát sinh đa bội lẻ: trong giảm phân NST tự nhân đôi nhưng không hình thành thoi vô sắc → tạo giao tử 2n. khi thụ tinh giao tử 2n + giao tử bình thường n tạo thành hợp tử 3n. Thể đa bội lẻ không có khả năng sinh giao tử bình thường nên các thể đa bội lẻ là bất thụ. Người ta ứng dụng điều này để tạo các giống cây trồng cho quả to và không hạt (dưa hấu, chuối...)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
26_Ngô Thanh Luận
Xem chi tiết
Gấu Con
Xem chi tiết
NPHUC
Xem chi tiết
NPHUC
Xem chi tiết
Mai Nguyễn
Xem chi tiết
FC ANIME
Xem chi tiết
Phúc Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Thiện
Xem chi tiết
DoriKiều
Xem chi tiết