Bài viết số 3 - Văn lớp 9

Tân Trần

Kể lại một kỉ niệm với người bạn thân thiết mà em nhớ mãi( có sử dụng yếu tố miêu tả biểu cảm và nghị luận )

{__Shinobu Kocho__}
26 tháng 11 2019 lúc 19:25

Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.

Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.

Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.

Hằng rất phục tôi, tôi nói gì bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần…

Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:

- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?

Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa…

Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.

Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.

Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.

Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.

Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.

Chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
26 tháng 11 2019 lúc 19:29
Trong cuộc đời học sinh ai mà chẳng có những người bạn thân thiết, cùng mình chia sẻ vui buồn. Tôi cũng vậy. Người bạn thân của tuổi ấu thơ luôn là người cùng tôi đi học, đi chơi, cùng tôi tâm sự những suy nghĩ của tuổi học trò hồn nhiên mà cũng rất phức tạp. Nhưng không phải ngay từ đầu chúng tôi đã thân nhau. Phải qua một sự việc tôi mới nhận ra vẻ đẹp trong tâm hồn người bạn có vẻ bề ngoài hết sức bình thường ấy. Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.

Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.

Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.

Hằng rất phục tôi, tôi nói gi bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần...
Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:

- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?

Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa...

Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.

Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.

Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.

Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.

Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
15 tháng 12 2019 lúc 12:14

Người ta thường nói, sống ở trên đời không thể nào không có bạn bè. Tôi nghĩ đúng là như thế. Nếu như tôi không có bạn bè, có lẽ bản thân cũng chỉ là một hạt cát cô đơn giữa lòng sa mạc, sẽ cảm thấy cô đơn và nhỏ bé đến chừng nào. Tôi may mắn hơn khi không biến mình thành một hạt cát, vì tôi biết bên cạnh tôi lúc nào cũng có Lan – cô bạn thân từ thuở còn thơ bé. Chơi với nhau đã lâu, kỉ niệm cũng đã nhiều nhưng có một kỉ niệm hồi lớp 5 làm tôi mãi không thể nào quên...

Lan và tôi vốn gần nhà nhau, cho nên chúng tôi quấn quýt với nhau ngay những ngày đầu khi còn thơ bé. Chúng tôi chơi cùng nhau, học cùng nhau, đòi mẹ mua quần áo giống nhau. Người ngoài nhìn vào còn tưởng chúng tôi là hai chị em sinh đôi nữa. Chơi với Lan rất vui, bạn ấy hay nhường nhịn tôi, có gì cũng mang đến cho tôi. Tôi quý Lan nên có gì hay ho đều giấu rồi mang đến nhà Lan để hai đứa cùng thử.

Đi qua hết những ngày lớp mẫu giáo, rồi qua hết cả những năm tháng Tiểu học, tôi với Lan gắn bó với nhau như hình với bóng. Thế mà rồi vào một ngày kia, tôi phát hiện ra mình bị mất cái bút máy màu đỏ - quà tặng của bố mẹ tôi trước lúc vào Nam công tác. Từ nhỏ, bố mẹ tôi đã đi làm ăn xa, cho nên tất cả những món quà bố mẹ tặng tôi đều rất trân trọng và coi như báu vật. Cây bút này cũng thế, Tôi cất kĩ nó vào hộp bút nhưng chẳng bao giờ dùng đến. Nó như một vật bất li thân, là bùa hộ mệnh của tôi vậy. Tôi choáng váng. Rõ ràng chiều qua sau khi lôi ra tôi đã cất vào hộp bút rồi cơ mà? Sao giờ lại không thấy đâu chứ? Tôi lục lọi khắp nơi cũng không thấy. Chẳng lẽ... Là Lan? Chiều qua chỉ có bạn ấy sang chơi với tôi...Ngày trước tôi khoe, Lan cũng thích cái bút ấy lắm. Nhưng...sao Lan lại làm thế? Lan biết rõ tôi quý cây bút ấy như nào mà?

Thế nhưng tôi vẫn chạy sang nhà Lan và hỏi cho ra nhẽ. Lan một mực phủ nhận nhưng tôi không tin. Tôi không tìm thấy cây bút, mà Lan lại là người cuối cùng biết đến sự tồn tại của nó. Tôi đau lòng chứ, nhưng làm sao mà không giận cho được. Tôi nức nở chạy về nhà, bỏ mặc lời gọi của Lan phía sau lưng...

Ngày hôm sau, tôi không chờ Lan cùng đi học nữa. Cả mấy ngày sau, vài tuần sau cũng vậy. Trên lớp, tôi tránh mặt Lan. Về đến nhà, tôi cũng không muốn gặp Lan nữa. Có lúc tôi bất chợt nhìn thấy ánh mắt buồn buồn của Lan đang nhìn mình. Tôi chợt mủi lòng. Nhưng nghĩ về bố mẹ, về cây bút mà tôi hằng yêu quý, tôi không thể nào tha thứ cho Lan...

Mưa mấy ngày rồi mà không dứt. Tôi cám thấy mệt mỏi, đầu lại âm ấm sốt, thân thể rã rời. Tôi viết đơn xin nghỉ học rồi nhờ ngoại đưa cho bạn nộp giúp. Cả sáng hôm ấy tôi ê ấm trên giường không thể nào ăn uống được gì. Khát nước, tôi cố vực mình dậy với lấy cốc nước trên bàn. Quyển tập của tôi rơi xuồng, tôi cúi xuống nhặt và bất chợt thấy có cái gì đó sáng lóe lên trong tít cái gầm tủ quần áo bên cạnh. Tôi khều ra. Là cây bút màu đỏ! Đã vài tuần trôi qua rồi, cây bút vương đầy mạng nhện, thân đã hơi gỉ ra làm xước lớp sơn đỏ bao bên ngoài. Cây bút mà tôi đã đổ cho Lan lấy cắp đây ư? Chỉ vì...chỉ vì sự trẻ con của tôi...Chỉ vì không tìm kĩ mà tôi đã hiểu lầm người bạn đã gắn bó với mình suốt mấy năm trời. Tôi òa khóc nức nở rồi lịm đi vào giấc ngủ lúc nào không biết.

Khi tôi tình giấc thì trời đã xế trưa. Tôi khó nhọc mở đôi mắt, đập vào mắt tôi là cô bạn thân bé nhỏ, đầu tóc vẫn còn vương nước mưa. Thấy tôi tỉnh, ánh mắt Lan reo lên sự mừng rỡ. Lan ôm chầm lấy tôi.

- Hôm nay cậu nghỉ, cậu làm mình lo quá. Thấy cái Ngọc bảo cậu bị ốm mưa mà tớ lại không biết gì. Tớ có lỗi quá.

Tôi òa khóc nức nở. Không biết tôi khóc vì xúc động hay xấu hổ nữa. Chỉ biết rằng tôi khóc rất to, rất lâu sau mới nín được. Tôi cầm chiếc bút, đưa cho Lan.

- Mình xin lỗi...Do mình, do mình đã đổ lỗi cho cậu... Mình có lỗi nhiều lắm.

Lan nhìn tôi âu yếm. Lan chẳng nói gì, nhưng tôi thấy bàn tay cậu ấy như đang siết mạnh vào bàn tay tôi.

Thấm thoát đã mấy năm trôi qua. Từ bấy đến nay, tôi và Lan vẫn luôn là một đôi bạn thanh mai trúc mã thân thiết. Chúng tôi cùng nhau thi đỗ vào trường chuyên của Tỉnh, cùng nhau trọ một phòng trong kí túc xá, cùng nhau lóc cóc đạp xe lên phố đi học, cùng nhau trải qua những năm tháng cấp ba đẹp nhất. Cảm ơn trời đất đã ban phát cho tôi một người bạn quý giá như vậy. Cảm ơn Lan vì đã luôn bên cạnh và chăm sóc cho tôi!


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sky Trâm Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Nhất Lĩnh
Xem chi tiết
Lợi Tấn Nguyễn
Xem chi tiết
quachkhaai
Xem chi tiết
Trân
Xem chi tiết
Hoi Tran
Xem chi tiết
Quang Ngô
Xem chi tiết
Lê Nhất Duyên
Xem chi tiết
Ngô Thị Hồng Ánh
Xem chi tiết