Hướng dẫn soạn bài Những câu hát than thân

Võ Nhật Uyển Nhi

        Thương thay thân phận con tằm

      Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

         Thương thay con kiến li ti

      Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

         Thương thay hạc lánh đường mây

      Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

           Thương thay con quốc giữa trời

       Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Tại sao tác giả không nói trực tiếp nỗi khổ của mình mà phải thể hiện kín đáo qua các hình tượng con vật?

Thảo Phương
11 tháng 9 2016 lúc 9:00

–  Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.

–  Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

– Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lee Joong Suk
Xem chi tiết
Thiên Lam
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Trần Lê Việt Hoàng
Xem chi tiết
Hàn Vương Nga
Xem chi tiết
Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Phương Trinh
Xem chi tiết
Phương Trinh
Xem chi tiết