Bài viết số 3 - Văn lớp 7

Thienn.vn

Cảm nghĩ của em về khổ đầu của bài thơ"Tiếng gà trưa"

Yuuto
24 tháng 11 2019 lúc 7:51

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
SỰ CHỞ LẠI
24 tháng 11 2019 lúc 8:15

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Đó là một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm và tha thiết. “Tiếng gà trưa” là bài thơ xuất sắc của Xuân Quỳnh viết về tình cảm bà cháu. Đặc biệt, khổ thơ đầu tiên đã cho người đọc thấy được sự tinh tế trong nét bút của Xuân Quỳnh:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục …cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Trong vô vàn âm thanh khác nhau của cuộc sống, người chiến sĩ chú ý đến âm thanh của tiếng gà bởi đây là âm thanh rất quen thuộc, gần gũi của làng quê, như dự báo cho những điều tốt lành. Người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà trong một hoàn cảnh đặc biệt. Trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ thanh bình, người chiến sĩ đã nghe thấy tiếng gà “nhảy ổ”. Âm thanh tiếng gà được tác giả ghi lại hết sức tự nhiên, chân thực: “Cục…cục tác cục ta”. Giọng thơ nhẹ nhàng, bâng khuâng. Tiếng gà nhảy ổ đã trở thành tiếng quê hương, tiếng hậu phương như chào đón, như vẫy gọi người chiến sĩ, khơi gợi biết bao kỉ niệm tuổi thơ:

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Điệp từ “nghe” được nhắc lại ở đầu các câu thơ kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã làm cho cảm nhận của tác giả trở nên tinh tế. Sau mỗi từ “nghe” lại mở ra một dòng cảm xúc mới. Âm thanh tiếng gà làm “xao động nắng trưa”, không gian như bừng tỉnh, như cựa quậy. Tưởng như có làn gió mát thổi qua tâm hồn. Nghe tiếng gà làm cho “ bàn chân đỡ mỏi”. Âm thanh của tiếng gà làm cho người chiến sĩ thấy bớt mệt mỏi, đó là những giây phút hiếm hoi mà người chiến sĩ tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn trong hoàn cảnh chiến tranh đang xảy ra ác liệt để người lính có thêm sức mạnh, vượt qua những chông gai, sẵn sàng dấn thân vào khói lửa. Và tiếng gà cũng đánh thức tâm hồn người chiến sĩ, những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ êm đềm đang ùa về, dòng cảm xúc trào dâng mãnh liệt. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tài tình. Tiếng gà được cảm nhận bằng thính giác sau đó chuyển sang thị giác, xúc giác và cuối cùng là tâm hồn. Điều đó cho thấy sự tinh tế trong ngòi bút của Xuân Quỳnh.

Tiếng gà trưa là một âm thanh vô cùng bình dị và thân thuộc của làng quê, là âm thanh khơi gợi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người chiến sĩ. Điệp từ “nghe”cùng với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, giọng thơ biến đổi linh hoạt đã góp phần tạo nên một đoạn thơ hay, giàu tính nhịp điệu và cảm xúc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
SỰ CHỞ LẠI
24 tháng 11 2019 lúc 8:14
1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khổ thơ đầu

+ Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam.

+ “Tiếng gà trưa” là bài thơ hay viết về tình bà cháu.

+ Khổ thơ đầu tiên cho thấy sự tinh tế trong nét bút của Xuân Quỳnh.

2. Thân bài

-Trong vô vàn âm thanh khác nhau của cuộc sống, người chiến sĩ chú ý tới âm thanh của tiếng gà bởi đó là âm thanh quen thuộc của làng quê, dự báo điều tốt lành.

-Hoàn cảnh nghe thấy âm thanh tiếng gà trưa: trên đường hành quân, dừng chân tại một xóm nhỏ bình yên, nghe thấy tiếng gà” nhảy ổ”

-Âm thanh tiếng gà được ghi lại một cách chân thực, tự nhiên: “Cục…cục tác cục ta”

-Điệp từ “nghe” và biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tạo nên những cung bậc cảm xúc khác nhau: tiếng gà làm xao động nắng trưa, làm bàn chân đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ. Âm thanh tiếng gà được cảm nhân từ thính giác đến thị giác, xúc giác và tâm hồn.

1. Kết bài

Nêu cảm nghĩ về khổ thơ đầu

+ Tiếng gà trưa là một âm thanh bình dị của làng quê, khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người chiến sĩ.

+ Điệp từ “nghe” kết hợp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhịp thơ biến đổi linh hoạt tạo nên tính nhịp điệu cho khổ thơ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Hoa Tham
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Dương Thị Ngọc Hân
Xem chi tiết
Nguyệt Trâm Anh
Xem chi tiết
Uzumaki Naruto
Xem chi tiết
Lê Thị Anh Phương
Xem chi tiết
Thái Hải
Xem chi tiết
Cẩm Vy
Xem chi tiết
Trần Anh Tú
Xem chi tiết