Violympic toán 9

Trần Thanh Phương

Bài 1: Tìm 3 số nguyên tố p, q, r thỏa mãn \(p^q+q^p=r\).

Bài 2: Tìm m, n tự nhiên thỏa mãn \(2^m+3^n\) là số chính phương.

Bài 3: Tìm nghiệm nguyên của phương trình \(\sqrt{x}+\sqrt{y}=\sqrt{1980}\)

Bài 4: Tìm các số tự nhiên a, b, c phân biệt để biểu thức sau nhận giá trị nguyên :

\(P=\frac{\left(ab-1\right)\left(bc-1\right)\left(ca-1\right)}{abc}\)

Bài 5: Cho \(n\) là số tự nhiên và \(d\) là ước nguyên dương của \(2n^2\). Chứng minh \(n^2+d\) không là số chính phương.

Bài 6: Tìm nghiệm nguyên của phương trình \(\sqrt{x+\sqrt{x+\sqrt{x+\sqrt{x}}}}=y\)

Bài 7: Giả sử có các số tự nhiên a, b, c thỏa mãn \(a^2+b^2=c^2\) thì tích \(abc⋮60\)

Bài 8: Tìm các cặp số nguyên dương \(\left(a;b\right)\) thỏa mãn \(a+b^2⋮a^2b-1\)

Bài 9: Tìm tất cả các số tự nhiên a, b nguyên tố cùng nhau thỏa mãn \(\frac{a+b}{a^2-ab+b^2}=\frac{8}{73}\)

Bài 10: Tìm x; y nguyên thỏa mãn \(x\left(x^2+x+1\right)=4^y-1\)

Lê Thị Thục Hiền
23 tháng 11 2019 lúc 21:28

Bài 3:( t chỉ làm bừa thôi)

\(\sqrt{x}+\sqrt{y}=\sqrt{1980}=6\sqrt{55}\)

Vì x,y nguyên nên \(\sqrt{x},\sqrt{y}\) đồng dạng với \(6\sqrt{55}\)

\(\sqrt{x},\sqrt{y}\ge0\) nên có các trường hợp sau:

Tại: \(\sqrt{x}=0\) hay x=0 thì \(\sqrt{y}=6\sqrt{55}\) hay y=\(1980\)

\(\sqrt{x}=\sqrt{55}\) hay x=55thì \(\sqrt{y}=5\sqrt{55}\) hay y=1375

\(\sqrt{x}=2\sqrt{55}\) hay x=220 thì \(\sqrt{y}=4\sqrt{55}\) hay y=880

\(\sqrt{x}=3\sqrt{55}\) hay x=495 thì \(\sqrt{y}=3\sqrt{55}\) hay y=495

Tương tự như vậy ta cũng thu được các cặp (x,y) t/m (880,220),(1375,55),(1980,0)

Vậy pt có nghiệm (x,y)\(\in\)\(\left\{\left(0,1980\right),\left(55,1375\right),\left(220,880\right),\left(495,495\right),\left(880,220\right),\left(1375,55\right),\left(1980,0\right)\right\}\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngô Bá Hùng
24 tháng 11 2019 lúc 20:37

Bài 3:

Xét phương trình \(\sqrt{x}+\sqrt{y}=\sqrt{1980}\)

Vì x, y nguyên và x, y vai trò như nhau

Giả sử \(x\le y\Rightarrow\sqrt{x}\)\(\sqrt{y}\) có dạng \(\sqrt{x}=a\sqrt{55},\sqrt{y}=b\sqrt{55}\)

với \(a+b=6\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=1\\b=5\end{matrix}\right.\) hoặc \(\left\{{}\begin{matrix}a=2\\b=4\end{matrix}\right.\) hoặc

\(\left\{{}\begin{matrix}a=3\\b=3\end{matrix}\right.\)\(\left(a,b\in N,a\le b\right)\)

Vậy nghiệm nguyên dương cần tìm là:

\(\left(55,1375\right),\left(220,880\right),\left(495,495\right)\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
25 tháng 11 2019 lúc 9:47

Bài 5:

Vì d là ước nguyên dương của \(2n^2.\)

\(\Rightarrow2n^2=kd.\)

\(\Rightarrow d=\frac{2n^2}{k}\forall\) \(k\in N.\)

Giả sử \(n^2+d=a^2\)

\(\Leftrightarrow n^2+\frac{2n^2}{k}=a^2\)

\(\Leftrightarrow n^2k^2+2n^2k=a^2k^2\)

\(\Leftrightarrow n^2.\left(k^2+2k\right)=\left(ak\right)^2\)

\(\Rightarrow\) Vô lí vì \(k^2< k^2+2k< \left(k+1\right)^2\) nên không là số chính phương.

\(\Rightarrow\) Giả sử là sai.

\(\Rightarrow n^2+d\) không phải là số chính phương (đpcm).

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thanh Phương
25 tháng 11 2019 lúc 19:58

Mọi người ko giải đi mà cứ để mình nghĩ ra thế này :(

Bài 4:

\(P=\frac{\left(ab-1\right)\left(bc-1\right)\left(ca-1\right)}{abc}=\frac{a^2b^2c^2-abc\left(a+b+c\right)+ab+bc+ca-1}{abc}\)

\(=abc-\left(a+b+c\right)+\frac{ab+bc+ca-1}{abc}\)

Để P nhận giá trị nguyên thì \(ab+bc+ca-1⋮abc\)

\(\Rightarrow abc\le ab+bc+ca-1\)

Không mất tính tổng quát, giả sử \(1\le a\le b\le c\)

\(abc\le ab+bc+ca-1< ab+bc+ca< 2ac+bc=c\left(2a+b\right)\)

\(\Leftrightarrow ab< 2a+b\le3b\)

\(\Leftrightarrow a< 3\Rightarrow a\in\left\{1;2\right\}\)

+) Xét \(a=1\) ta có :

\(b+c+bc-1⋮bc\)

\(\Leftrightarrow b+c-1⋮bc\)

\(\Rightarrow bc\le b+c-1\Leftrightarrow\left(b-1\right)\left(c-1\right)\le0\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}b=1\\c=1\end{matrix}\right.\) ( vì \(b,c\) nguyên dương )

Khi đó ta có \(P=0\) ( thỏa )

Ta có \(\left(x;y;z\right)=\left(1;1;1\right)\)

+) Xét \(a=2\)

\(2\left(b+c\right)+bc-1⋮2bc\)

\(\Leftrightarrow4\left(b+c\right)+2bc-2⋮2bc\)

\(\Leftrightarrow4b+4c-2⋮2bc\)

\(\Leftrightarrow2b+2c-1⋮bc\)

\(\Rightarrow bc\le2b+2c-1\Leftrightarrow\left(b-2\right)\left(c-2\right)\le3\)

\(\Leftrightarrow\left(b-2\right)\left(c-2\right)\in\left\{0;1;2;3\right\}\)

TH1: \(\left(b-2\right)\left(c-2\right)=0\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}b=2\\c=2\end{matrix}\right.\)

Nếu \(c=2\Rightarrow b=2\). Khi đó \(P=\frac{27}{8}\) ( loại )

Nếu \(b=2\Leftrightarrow P=\frac{3\left(2c-1\right)^2}{4c}\notin Z\)

TH2, TH3, TH4 tương tự.

p/s: chợt nhận đây là đề chuyên toán KHTN vòng 2 2008-2009. Đọc qua rồi mà quên mất :(

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Tuấn Đạt
25 tháng 11 2019 lúc 23:44

Bài 2:Vì \(2^m+3^n\)là số chính phương nên giả sử \(2^m+3^n=a^2\)

Nếu m lẻ thì \(2^m\equiv-1\equiv2\left(mod3\right)\)\(3^n⋮3\)\(\Rightarrow a^2\)chia 3 dư 2(Vô lí vì mọi SCP chia 3 chỉ dư 0 hoặc 1)

Nếu m chẵn , đặt m = 2k(\(k\in N\))

\(\Rightarrow2^{2k}+3^n=a^2\)

\(\Rightarrow3^n=\left(a-2^k\right)\left(a+2^k\right)\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a-2^k=3^i\\a+2^k=3^j\\i+j=n\end{matrix}\right.\left(i,j\in N\right)\)

\(\Rightarrow3^j-3^i=2^{k+1}\)

Do 2^(k+1) không chia hết cho 3 nên phải có i = 0=>j=n

\(\Rightarrow3^n-1=2^{k+1}\).Nếu k=0=>n=1,m=0

Nếu k>0

\(\Rightarrow3^n=2^{k+1}+1\equiv1\left(mod4\right)\Rightarrow n\)chẵn

Với n = 2t

\(\Rightarrow\left(3^t-1\right)\left(3^t+1\right)=2^{k+1}\)

\(\left(3^t-1;3^t+1\right)=2\)\(3^t+1>3^t-1\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}3^t-1=2\\3^t+1=2^k\end{matrix}\right.\)

=>t=>n=>m

Khá mỏi tay

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
svtkvtm
27 tháng 11 2019 lúc 15:20

\(\frac{a+b}{a^2-ab+b^2}=\frac{8}{73}\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a+b=8k\\a^2-ab+b^2=73k\end{matrix}\right.\left(k\text{ }nguyên\text{ }dương\right)\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a^2+2ab+b^2=64k^2\\4a^2-4ab+4b^2=292k\end{matrix}\right.\Rightarrow292k\ge64k^2\Leftrightarrow k\in\left\{1;2;3;4\right\}\)

\(+,k=1\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a+b=8\\\left(a+b\right)^2-3ab=73\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}ab=-3\\a+b=8\end{matrix}\right.\left(\text{vô lí}\right)\)

tương tự

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hung nguyen
27 tháng 11 2019 lúc 15:28

Câu 8 đây nha cu svtkvtm

Ta có:

\(a+b^2=k\left(a^2b-1\right)\)(k nguyên dương)

\(\Leftrightarrow b^2-ka^2b+a+k=0\)

Để phương trình theo ẩn b có nghiệm nguyên thì:

\(\Delta=k^2a^4-4\left(a+k\right)=x^2\)(với x là số nguyên)

Xét \(a,k\ge2\)

\(\Rightarrow\left(ka^2-2\right)^2< k^2a^4-4\left(a+k\right)< k^2a^4\)

\(\Leftrightarrow k^2a^4-4\left(a+k\right)=\left(ka^2-1\right)^2\)

\(\Leftrightarrow2ka^2-4a-4k-1=0\)

Xét \(a=1,a=2;k>0\)

Xét \(k=1,k=2;a>0\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Ngọc Thơ
26 tháng 11 2019 lúc 6:16

Bài 7.Violympic toán 9

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thanh Phương
23 tháng 11 2019 lúc 19:26

Nhẹ nhàng khởi động 10 bài trong 400 bài Phương phải làm trong 2 tuần :) Sắp hết tuần 2 mà mới làm được 167 bài :v Mọi người giúp em với, đầu tháng 1 đi chiến đấu rồi. @@

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Minh Quang
23 tháng 11 2019 lúc 20:47

Bài1(sưu tầm)

Ta thấy \(r>2\Rightarrow r\) lẻ

Tồn tại trong hai số p,q một số lẻ và một số chẵn.Không mất tính tổng quát giả sử p chẵn và q lẻ => $p=2&

Ta có: \(2^q\)+\(q^2\)=r là số nguyên tố

+) Xét q=3 thỏa mãn

+) Xét q không chia hết cho 3=> \(q^2\) chia 3 dư 1

+) Xét q=3k+1(kϵN).q lẻ nên k chẵn

Ta có: \(2^q+q^2=2^{3k+1}+q^2=8^k.2+q^2\)

k

chẵn nên \(8^k\)chia 3 dư 1=>\(8^k\).2+\(q^2\) chia hết cho 3=> r chia hết cho 3=> r=3(vô lý) tương tự với q=3k+2 nhưng lần này k lẻ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Minh Quang
23 tháng 11 2019 lúc 20:55

Bài 3

https://diendantoanhoc.net/topic/88466-sqrtxsqrtysqrt1980/

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thanh Phương
25 tháng 11 2019 lúc 6:29

Xin giải bài 10:

\(x\left(x^2+x+1\right)=4^y-1\)

\(\Leftrightarrow\left(x+1\right)\left(x^2+1\right)=4^y\)

+) Xét \(y=0\)

\(pt\Leftrightarrow\left(x+1\right)\left(x^2+1\right)=1\)

\(x\in Z\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x+1\in Z\\x^2+1\in Z^+\end{matrix}\right.\)

Do đó \(\left\{{}\begin{matrix}x+1=1\\x^2+1=1\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow x=0\)

Ta có \(\left(x;y\right)=\left(0;0\right)\)

+) Xét \(y>0\Leftrightarrow4^y\) chẵn

Do đó \(\left[{}\begin{matrix}x+1⋮2\\x^2+1⋮2\end{matrix}\right.\)Suy ra x lẻ.

Đặt \(x=2k+1\left(k\in Z\right)\)

\(pt\Leftrightarrow\left(2k+1+1\right)\left(4k^2+4k+1+1\right)=4^y\)

\(\Leftrightarrow\left(2k+2\right)\left(4k^2+4k+2\right)=4^y\)

\(\Leftrightarrow4\left(k+1\right)\left(2k^2+2k+1\right)=4^y\)

\(\Leftrightarrow\left(k+1\right)\left(2k^2+2k+1\right)=4^{y-1}\)

\(2k^2+2k+1\) lẻ nên \(k=0\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1\\y=1\end{matrix}\right.\)

Vậy \(\left(x;y\right)\in\left\{\left(0;0\right);\left(1;1\right)\right\}\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
25 tháng 11 2019 lúc 20:08

woa!!!mấy thánh 2k6 của cha làm toán số giỏi ghêyeu

mấy cái này chịu:số e chỉ làm đc toán thường hoặc hơi nâng cao còn hình thì thấy dễ hơn mà ai cx bảo khó nhỉ?hình thì ko bt làm câu di chuyển(thường là câu cuối)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Lâm
25 tháng 11 2019 lúc 21:59

Mỗi bài 6 dễ, mấy bài thể loại đại số kia đọc lời giải dài cả km đã mệt rồi đừng nói là giải

- Với \(x=0\Rightarrow y=0\) là 1 nghiệm

- Với \(x>0\)

Đặt \(\sqrt{x+\sqrt{x+\sqrt{x}}}=a>0\Rightarrow\sqrt{x+a}=y\)

\(\Rightarrow x+a=y^2\Rightarrow a=y^2-x\Rightarrow a\) là số nguyên dương

Đặt \(\sqrt{x+\sqrt{x}}=b\Rightarrow\sqrt{x+b}=a\Rightarrow x+b=a^2\Rightarrow b\) nguyên dương

Đặt \(\sqrt{x}=c\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=c^2\\\sqrt{x+c}=b\Rightarrow x+c=b^2\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow c\) nguyên dương

Hơn nữa, do \(\sqrt{x+\sqrt{x}}>\sqrt{x}\Rightarrow b>c\)

\(\left\{{}\begin{matrix}x=c^2\\x=b^2-c\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow c=b^2-c^2=\left(b-c\right)\left(b+c\right)\)

Do \(b>c\Rightarrow b-c\ge1\Rightarrow\left(b-c\right)\left(b+c\right)\ge b+c\)

\(\Rightarrow c\ge b+c\Rightarrow b\le0\) (vô lý)

Vậy pt có đúng 1 nghiệm \(x=y=0\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tiến Lăng
30 tháng 11 2019 lúc 20:37

câu 6 vô số nghiệm mà ví dụ x=2\(\Rightarrow\)y=216,x=3\(\Rightarrow\)y=316,.......

câu 3 cũng thế nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Mai Tiến Đỗ
Xem chi tiết
Mai Tiến Đỗ
Xem chi tiết
Mai Tiến Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Chiến
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Văn Thắng Hồ
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Chiến
Xem chi tiết
bach nhac lam
Xem chi tiết