Tiếng Việt

Hà Thanh Thảo

Viết đoạn văn theo cách dẫn trực tiếp giải thích ý nghĩa một trong các tục ngữ sau:

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Có công mài sắt có ngày nên kim.

Cần tham khảo gấp ạ!

Trần Thị Hồng Nhung
13 tháng 11 2019 lúc 19:44

Ông cha ta đã rất tinh tế khi mượn hình ảnh “ăn quả” và “kẻ trồng cây” để nói lên đạo lý tốt đẹp này. Để có những trái ngon ngọt, thơm phức là nhờ công cày cuốc, chăm bón không quản nắng mưa của những “kẻ chồng cây”, chính là các bác nông dân sớm hôm trên cánh đồng hay trên nông trại. Cây được trồng và chăm sóc rất kỳ công, vất vả mới có được những hoa quả thơm ngon nhất. Kể cả với hạt lúa cũng vậy, cũng phải trải qua “một nắng hai sương, xay, dã, dần, sang” bởi bàn tay của người lao động. Bởi vậy nên khi “ăn quả” phải nhớ đến “kẻ trồng cây”.

Từ việc “ăn quả” và “trồng cây”, ông cha ta muốn suy rộng ra một đạo lý sống ở đời. Đó là con người phải luôn biết ơn, thành kính với những người có công ơn với mình, những người tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn đó trước tiên được thể hiện trong chính mỗi ngôi nhà, mỗi mái ấm gia đình. Đó là sự biết ơn công sinh thành nuôi dưỡng của mẹ cha. Sau đó là sự biết ơn tới thầy cô, những người cho chúng ta tri thức, cho chúng ta hành trang bước vào đời. Bởi vậy mới có câu “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ thời xa xưa. Hẳn là ai cũng nhớ truyền thuyết “bánh trưng bánh dày” với việc làm hai thứ bánh tượng trưng cho trời đất dịp lễ tết nhằm bày tỏ niềm thành kính, biết ơn trời đất, ông bà tổ tiên. Điều đó vẫn còn được lưu truyền cho đến tận ngày nay cho thấy sức sống lâu bền của đạo lý biết ơn công lao to lớn của người đi trước. Biết ơn các vị vua Hùng có công dựng nước, toàn dân tộc luôn đồng sức, đồng lòng đánh tan giặc ngoại xâm. Và ngày nay, mỗi dịp 27/7 tới gần, nhân dân cả nước lại tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã hi sinh cho nền độc lập, tự do của tổ quốc, tưởng nhớ về một thời máu lửa toàn quốc kháng chiến. Tiền tuyến hăng say chiến đấu nguyện hi sinh trên mặt trận, hạu phương tăng gia sản xuất để phục vụ cho tiền tuyến thân thương.

Ngày nay, khi đất nước đã dành độc lập, đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn luôn luôn cần được phát huy hơn nữa. Từ những điều nhỏ bé, gần gũi nhất. Để có được ngôi nhà, trường học vững trãi, khang trang là nhờ sự miệt mài, vất vả hàng ngày của các chú công nhân xây dựng trên công trường. Để có được những chiếc áo đẹp ta mặc, giầy tốt ta đi là nhờ những cô công nhân hăng say làm việc trog nhà máy. Để đường phố luôn sạch sẽ mỗi góc nhỏ là nhờ sự cần mẫn của bao người lao công quét rác, bao nhiêu công nhân môi trường…Đó là những ví dụ nhỏ và gần gũi nhất, còn bao nhiêu người nữa đang ngày đêm đóng góp cho sự phát triển, văn minh của đất nước mà chúng ta đều cần biêt ơn và trân trọng.

Từ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, có bao nhiêu việc làm, hành động thiết thực đền ơn đáp nghĩa. Ngày 20-11, ngày mà cả nước hướng về những người miệt mài, tâm huyết trên giảng đường. Ngày 27-7, chúng ta lại thành kính biết ơn những anh hùng liệt sĩ, những thương bệnh binh, các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ngày 27-2 cũng là một ngày dành cho các y bác sĩ tâm huyết làm việc cứu người.

Tóm lại, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời sau phải luôn ghi nhớ công ơn những người đi trước, biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Đó là truyền thống tốt đẹp ngàn đời nay sẽ còn được lưu giữ và phát huy mãi mãi.

nguồn:tailieuvanmauvn

Còn rất nhiều trên mạng,bạn có thể tham khảo thêm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
minh nguyet
13 tháng 11 2019 lúc 20:57

Tham khảo:

''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. “Ăn quả” theo nghĩa đen là thưởng thức những trái thơm quả ngọt, nghĩa bóng là hình ảnh ẩn dụ cho sự kế thừa , thừa hưởng những thành quả lao động, vật chất, tinh thần . “Kẻ trồng cây” chính là những người đã tạo ra những trái thơm quả ngọt ấy,những người đã dầm mưa dãi nắng, chăm sóc cây để cho ra những quả ngọt, hay chính là hình ảnh ẩn dụ cho thế hệ trước, cho những người lao động đã có công vun trồng, tạo ra những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa . Như vậy, câu tục ngữ trên đã đúc rút ra một bài học đạo lý vô cùng sâu sắc đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bất kỳ điều gì chúng ta có đều là công lao lao động, dựng xây của những cá nhân khác nhau , phải biết ơn, trân trọng, những người đã tạo ra thành quả để chúng ta đang được kế thừa và hưởng thụ như ngày hôm nay, và giữ gìn, phát huy truyền thống đạo lý ấy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hà Thanh Thảo
Xem chi tiết
Thanh Vân
Xem chi tiết
phamthiminhanh
Xem chi tiết
Bạch Tuyết Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Minh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Thúy Vy
Xem chi tiết
Đỗ Đông Hà
Xem chi tiết
Minh Phương Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
dangkhoa
Xem chi tiết