Bài 1: Đại lượng tỷ lệ thuận

Trịnh Phương Vy

Bài toán về tỉ lệ thuận :

1) Số học sinh 3 lớp 7A,7B, 7C lần lượt với 10,11,12. Biết rằng số học sinh lớp 7C là 6 học sinh. Tính số học sinh mỗi lớp.

2) Tính số học sinh giỏi, khá, trung bình của khối lớp 7,biết rằng số học sinh giỏi, khá, trung bình lần lưtợ tỉ lệ viớ 2, 3, 5 và tổng số học sinh khá và trung bình nhiều hơn số học sinh giỏi là 180 em.

3) chia 600 quyển sách giáo khoa cho 3 khối 6,7,8 theo tỉ lệ 3:4:5.Hỏi mỗi khối nhận được bao nhiêu quyển sách giáo khoa.

4) Trong kế hoạch xây dựng "Quỹ giúp bạn vượt khó đến trường ", mỗi hs khối 6 đã góp một số tiền nhìu hơn khối 9 là 240 000 đồng. Tính tổng số tiền đã đóng góp của học sinh toàn trường. Biết rằng số tiền đóng góp của các khối 6,7,8,9 lần lượt tỉ lệ thuận với 9,8,7,6.

5) Hs của 3 lớp 7 cần phải trồng và chăm sóc 33 cây xanh. Lớp 7A có 30 hs , lớp 7B có 33 hs, lớp 7C có 36 hs. Hỏi mỗi lớp phải trồng và chăm sóc bao nhiu cây trồng?

6) Đàn gia cầm nhà em Minh nuôi gồm ngỗng, vịt và gà, số lượng của chúng lần lượt tỉ lệ với 3:4:7. Bít rằng tổng số gà và ngỗng nhiều hơn vịt là 30 con. Tính xem mỗi loại có bao nhiêu con.

7) Tam giác ABC có số đo các góc A, B, C tỉ lệ với 3:5:7. Tính số đo các góc của tam giác ABC. Bít rằng tổng số đo ba góc trong một tam giác bằng 180 độ.

8) biết độ dài 3 cạnh của 1 tam giác tỉ lệ với 3:4:5. Tính độ dài mỗi cạnh của tam giác đó biết chu vi tam giác là 24cm.

Ngô Bá Hùng
12 tháng 11 2019 lúc 21:38

2)lm vừa nãy r

4)Gọi số tiền đóng góp của khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là x, y, z, t (x, y, z, t ∈ N*); x, y, z, t lần lượt tỉ lệ với 9, 8, 7, 6 tức là: \(\frac{x}{9}=\frac{y}{8}=\frac{z}{7}=\frac{t}{6}\)

x - t = 240 000 ( đồng)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{x}{9}=\frac{y}{8}=\frac{z}{7}=\frac{t}{6}=\frac{x-t}{9-6}=\frac{240000}{3}=80000\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=80000.9=720000\\y=80000.8=640000\\z=80000.7=560000\\t=80000.6=480000\end{matrix}\right.\)

Tổng tiền toàn trường:

\(720000+640000+560000+480000=2400000\) (đồng)

VẬy...

7) A, B, C tỉ lệ với \(3:5:7\) tức là \(\frac{A}{3}=\frac{B}{5}=\frac{C}{7}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{A}{3}=\frac{B}{5}=\frac{C}{7}=\frac{A+B+C}{3+5+7}=\frac{180^o}{15}=12^o\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}A=12^o.3=36^o\\B=12^o.5=60^o\\C=12^o.7=84^o\end{matrix}\right.\)

VẬy....

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngô Bá Hùng
12 tháng 11 2019 lúc 20:54

bạn cho đề dài thế này thì mik lười lắm!! các dạng này bạn chỉ cần áp dụng tính chất cảu dãy tỉ số bằng nhau như thường thoi!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngô Bá Hùng
12 tháng 11 2019 lúc 21:18

1)thiếu

2)Gọi số học sinh giỏi, khá, trung bình lần lượt là x, y, z (x, y, z ∈ N*);x, y, z lần lượt tỉ lệ với 2, 3, 5 tức là: \(\frac{x}{2}=\frac{y}{3}=\frac{z}{5}\)

y + z - x = 180

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{x}{2}=\frac{y}{3}=\frac{z}{5}=\frac{y+z-x}{3+5-2}=\frac{180}{6}=30\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=30.2=60\\y=30.3=90\\z=30.5=150\end{matrix}\right.\)

VẬy....

các câu khác tương tự.... có câu nào khó hỏi mik ở phần bình luận

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Phương Vy
13 tháng 11 2019 lúc 19:34

Cho mình sửa lại câu 1

1) Số học sinh 3 lớp 7A,7B, 7C lần lượt với 10,11,12. Biết rằng số học sinh lớp 7C nhiều hơn số học sinh 7A là 6 học sinh. Tính số học sinh mỗi lớp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
nguyeen huongg
Xem chi tiết
Bảo Ang Lê
Xem chi tiết
Huyền ume môn Anh
Xem chi tiết
Tô Tử Linh
Xem chi tiết
Ha Nguyen Thi
Xem chi tiết
Ha Nguyen Thi
Xem chi tiết
Lương Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Như Plus
Xem chi tiết
Vũ Thị Diệu Châu
Xem chi tiết