Bài 29: Anken

Nguyễn Duy Lâm tùng

Câu 1: Khi đốt cháy V lít hidrocacbon X cần 6V lít O2 sinh ra 4V lít CO2. X có thể làm mất màu dung dịch nước brom và kết hợp với hidro tạo thành 1 hidrocabon no mạch nhánh. Công thức cấu tạo của X là?

Câu 2: Khi đốt cháy V lít anken X cần sinh ra 5V lít CO2. X có đồng phân hình học, X là?

Câu 3: Hỗn hợp X gồm anken. Tính thể tích O2 cần lấy (đktc) để đốt cháy hoàn toàn 7,0 gam hỗn hợp X?

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được CO2 và H2O trong đó khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 8,45 gam. Vậy công thức của 2 anken là?

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được CO2 và H2O trong đó khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 3,51 gam. Vậy công thức của 2 anken là?

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 4,0 lít hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần 25,5 lít O2 ( Thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Vậy công thức của 2 anken là?

Câu 7: Hỗn hợp X gồm 2 anken kết tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 2,0 lít dung dịch Ca(OH)2 0,125M thu được 15,0 gam kết tủa. Vậy công thức của 2 anken là:

B.Thị Anh Thơ
2 tháng 11 2019 lúc 18:40

Câu 1 :

Đốt cháy V lít X thu được 4V lít CO2 -> X chứa 4C

-> X có dạng C4Hx

\(\text{C4Hx + (4+x/4) O2 -> 4CO2 + x/2 H2O}\)

\(\text{Ta có V O2=6V -> 4+x/4=6V/V -> x=8}\)

-> CTPT của X là C4H8

Vì X tác dụng với H2 tạo thành hidrocacbon no mạch nhánh nên CTCT của X là (CH3)2-C=CH2

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
B.Thị Anh Thơ
2 tháng 11 2019 lúc 18:43

Câu 2:

Anken X có dạng CnH2n (n>=2)

Ta có:

\(\text{CnH2n + 1,5nO2 -> nCO2 + nH2O}\)

Ta có:

\(\text{n=V CO2 / VX=5V/V=5 -> X là C5H10 }\)

X có đồng phân hình học nên X là CH3-CH=CH-CH2-CH3

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
B.Thị Anh Thơ
2 tháng 11 2019 lúc 18:43

Câu 3:

X gồm các ken dạng CnH2n -> quy X về CH2

Ta có :

\(\text{nCH2=7/14=0,5 mol}\)

Đốt cháy CH2 + 1,5O2 -> CO2 + H2O

\(\Rightarrow\text{nO2=1,5nCH2=0,75 mol}\)

\(\Rightarrow\text{VO2=0,75.22,4=16,8 lít}\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
B.Thị Anh Thơ
2 tháng 11 2019 lúc 18:45

Câu 4:

anken công thức: CnH2n

đốt cháy thu đc n co2 = n h2o = 0,15n mol

\(\Rightarrow\text{m co2 - m h2o = 8,45 g}\)

\(\Rightarrow\text{(44 - 18). 0,15n = 8,45}\)

\(\Rightarrow\text{ n = 2,16}\)

->2 anken là c2h4 và c3h6

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
B.Thị Anh Thơ
2 tháng 11 2019 lúc 18:46

Câu 5 :

Anken có CT là CnH2n (n> 2)

\(\text{CnH2n + o2 --> nCo2 + nH2O}\)

n co2 = n h2o = 0,06n mol

\(\Rightarrow\text{m co2 - m h2o = 3,51g}\)

\(\Rightarrow\text{ (44 - 18). 0,06n = 3,51}\)

\(\Rightarrow\text{n = 2,25}\)

->2 anken là c2h4 và c3h6

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
B.Thị Anh Thơ
2 tháng 11 2019 lúc 18:56

Câu 6:

Gọi công thức trung bình của 2 anken là CnH2n.

Đốt cháy:

\(\text{CnH2n + 1,5nO2 -> nCO2 + nH2O}\)

\(\text{Ta có: V X=4; VO2=25,2}\)

-> 1,5n=25,2/4 -> n=4,2 thỏa mãn 2 anken là C4H8 và C5H10 (liên tiếp nhau)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
B.Thị Anh Thơ
2 tháng 11 2019 lúc 18:57

Câu 7:

Gọi công thức chung của X là CnH2n; nX=0,1 mol. (n>2)

Đốt cháy X:

\(\text{CnH2n + 1,5nO2 -> nCO2 + nH2O}\)

\(\text{Theo ptpu: nCO2=nH2O=n.nX=0,1n mol}\)

Dẫn sản phẩm cháy vào 0,25 mol Ca(OH)2 thu được 0,15 mol kết tủa CaCO3.

TH1: chỉ tạo ra 0,15 mol CaCO3 -> nCO2=0,15 mol

\(\text{-> n=1,5 (loại)}\)

TH2: tạo ra 0,15 mol CaCO3 và 0,1 mol Ca(HCO3)2

\(\text{-> nCO2=0,15 + 0,1.2=0,25 mol}\)

\(\text{-> 0,25=0,1n -> n=2,5}\)

Vì 2 anken kế tiếp nhau nên chúng là C2H4 và C3H6

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
binh doan
Xem chi tiết
Bùi Minh Phương
Xem chi tiết
B B
Xem chi tiết
ha ha
Xem chi tiết
Nguyễn thị Phụng
Xem chi tiết
Thu Nguyen
Xem chi tiết
Phương Lan
Xem chi tiết
Bảo TrAng
Xem chi tiết
Hoàng Phương
Xem chi tiết