Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Công chúa Anime

nêu tình hình kinh tế, quân đội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê

Lê Phúc Tiến
31 tháng 10 2019 lúc 20:03

Thời kỳ này nước ta là một nước thuần nông nghiệp. Những năm dưới thời họ Khúc, họ Ngô, do tác động của các cuộc chiến tranh hoặc tranh chấp nội bộ, nhà nước không cỏ điều kiện xây dựng một nên kinh tế độc lập. Thời Đinh, Tiền lê đã đặt lệ phân cấp đất cho người có công.

Lê Hoàn còn sử dụng một số vùng đất đă tịch thu được của các sứ quân để làm ruộng tịch điền, phục vụ nghi lễ khuyến khích sản xuất nông nghiệp và lấy thóc lúa đưa vào kho nhà nước, như vùng Bố Hải Khẩu (Thái Bình), đất lập nghiệp cũ của sứ quân Trần Lãm, vùng Đỗ Động (Quốc Oai – Hà Tây) của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc…Các vùng đất này đều do những người bị tù tội hay nông dân làm nghĩa vụ lao dịch cày cấy, toàn bộ thu hoạch thuộc về nhà nước.

Ngoài các bộ phận ruộng đất kể trên, còn lại tuyệt đại bộ phận ruộng đất nhà nước giao cho các giáp, xã quản lí. Nhân dân trong giáp, xã theo tập tục chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và hàng năm nộp thuế cho nhà nước. Những làng mới được thành lập do khai hoang cũng phân chia ruộng đất theo cách đó. Bên cạnh đó, ở một số nơi vẫn tồn tại những trang trại của con cháu các viên quan đô hộ cũ thời Đường hoặc các thổ hào địa phương. Rải rác ở một số nơi đă xuất hiện ruộng đất tư hữu nhưng tỉ lệ này không nhiều.

Nhà nước cũng quan tâm nhiều hơn đến nông nghiệp. Lê Hoàn là người đầu tiên đã tổ chức lễ cày ruộng tịch điền. Hàng năm vào đầu xuân, nhà vua thường đích thân làm lễ tịch điền, cày vài đường tượng trưng để nêu gương, động viên, khuyến khích sản xuất. Nhà Lê cũng chú ý đào vét sông, kênh để phục vụ việc lưu thông và phục vụ sản xuất nông nghiệp.Ví như, năm 1003 Lê Hoàn sai quân dân nạo vét kênh Đa Cái (Hoa Cái - Nghệ An), năm 1009. Lê Long Đĩnh cho phép quân dân Ái Châu (Thanh Hóa) đắp đường, đào kênh ở vùng mình..

Chính sự khuyến khích của Nhà nước và sự nỗ lực của nhân dân đă làm cho nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Theo sử sách, mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt.

Việc phát triển thủ công nghiệp thời trước, các ngành nghề thủ công thời Đinh Tiền cũng ngày càng mở rộng hoạt động.

Nhà nước Đinh - Tiền Lê đă cho xây dựng một số quan xưởng () chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công cần thiết. Những xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo…được hình thành. Việc xây dựng cung điện, nhà cửa chùa chiền được quan tâm.

Sử cũ đã ghi chép về kinh đô Hoa Lư “ Có điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng bạc làm nơi coi chầu; phía Đông là điện Phong lưu; phía Tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực lạc”, ngoài ra còn có “Lầu Đại Vân; điện Trường Xuân, điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc…” xung quanh kinh thành có tường thành hoặc xây bằng gạch, hoặc đắp bằng đất đá…Trong thành còn có một số ngôi chùa như chùa Nhất Trụ, các kho vũ khí…Những điều đó chứng tỏ nghề thủ công (luyện kim, sản xuất gạch, ngói…) được mở rộng.

Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, rèn sắt, đục đồng, làm giấy đều phát triển. Nhà nước đã từng dùng các sản phẩm thủ công nghiệp nhân dân để làm cống phẩm. Nghề đóng thuyền, làm đồ vàng bạc xuất hiện ở nhiều nơi và trình độ kỹ thuật ngày càng được nâng cao. Nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển đã thúc đẩy các hoạt động thương nghiệp. Thời kỳ này, việc trao đổi buôn bán giữa các miền khá thường xuyên. Chợ búa mọc lên ở nhiều nơi. Từ đầu thời Đinh, nhà nước đã cho đúc tiền “Thái Bình”, năm 984, vua Lê lại cho đúc tiền “Thiên Phúc”…không chỉ khảng định ý thức làm chủ đất nước của mình, mà còn góp phần vào việc phát triển thương nghiệp. Các trung tâm buôn bán được hình thành như Hoa Lư, Long Biên, Đại La, Luy Lâu... Nhà nước đã chú ý tới sửa chữa đắp mới các đường sá nối liền kinh Đô với vùng phía Nam và phía Bắc.

Những con đường sông, đường bộ này được xây dựng đã góp phần mở rộng việc buôn bán trao đổi giữa các vùng.

Từ năm 976, thuyền buôn nước ngoài đã đến xin buôn bán với nước ta. Năm 1009, Lê Long Đĩnh xin đặt quan hệ buôn bán với nhà Tống, được nhà Tống cho thông thương với châu Liêm và trấn Như Hồng (thuộc Nam Quảng Tây, Quảng Đông). Điều đó chứng tỏ việc trao đổi, buôn bán với nước ngoài cũng được mở mang.

Đa số nông dân là những người dân tự do, cày ruộng công làng xã, có quyền lợi gắn bó với làng nước. Dưới thời Đinh - Tiền Lê, sống trong điều kiện hoà bình, xã hội ổn định, nông dân đă phát triển sản xuất, vừa để sống họ vừa có thóc lúa nộp thuế cho nhà nước hay các quan chức, chủ ấp. Đời sống của nông dân ổn định.

Thời Đinh - Tiền Lê, thủ công nghiệp tiếp tục được mở mang, vì vậy tầng lớp thợ thủ công cũng ngày càng nhiều.

Nô tì, là những người đầy tớ phục dịch trong nhà hay trong điền trang thái ấp của các gia đình quan lại, quý tộc. Số lượng nô tì thời này không nhiều, nhưng là tầng lớp dưới cùng của xã hội.

Công cuộc phát triển kinh tế của các triều đại đầu tiên mới là bước đầu, nhưng đã đạt được một số thành quả nhất định. Chính việc phát triển kinh tế từ nông nghiệp đến công thương nghiệp khá đều đặn và đa dạng cùng với sự ổn định xã hội đã tạo điều kiện nâng cao đời sống của nhân dân, củng cố nhà nước trung ương tập quyền và bảo đảm sức chiến đầu chống ngoại xâm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Mỹ Lệ
Xem chi tiết
Korea Thang
Xem chi tiết
Mai Thị Kim Liên
Xem chi tiết
BongBóng
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
NoName
Xem chi tiết
Đào Thùy Trang
Xem chi tiết
Trần Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
Lệ Tuông
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết