Hướng dẫn soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích - trích

Trâm Trương

Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối.

Đạt Trần
26 tháng 10 2019 lúc 19:49

Truyện Kiều là một trong những tác phẩm lớn và xuất sắc nhất của Nguyễn Du. Để viết nên tuyệt tác này ông đã sử dụng rất thành công các phép tu từ, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình.

Tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có lẽ là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong tác phẩm, qua đó đã diễn tả sinh động tâm trạng Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, để lại ấn tượng không thể nào quên cho người đọc:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chăn mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Khung cảnh thiên nhiên của cửa biển trước lầu Ngưng Bích như hiện lên trước mắt ta: một nỗi buồn chiều hoàng hôn đẹp nhưng buồn và quạnh hiu. Đó là những con thuyền với những cánh buồm trắng nhấp nhô, con sóng bạc dập dềnh cuốn trôi từng cánh hoa, lác đác rơi trong ánh nắng cuối chiều, trảng cỏ xanh ươm nối liền đường chân trời xanh vô tận. Cùng với âm thanh dữ dội của biển khơi như một nét chấm phá cho cảnh vặt, bức tranh thiên nhiên chứa dựng trong nó biết bao nỗi niềm chất chứa của con người...

Qua những ngôn từ và hình ảnh miêu tả cảnh vật, băng cách sử dụng khéo léo và tinh tế bút pháp tả cành ngụ tình, Nguyễn Du đã cho ta hiểu và cảm thương với tâm trạng nàng Kiều.

Điệp ngữ buồn trông được sử dụng xuyên suốt đoạn trích tạo thành điệp khúc cho đoạn thơ và cũng tạo nên điệp khúc tâm trạng Thuý Kiều. Nỗi buồn trong Kiều như trào dâng như lớp sóng ồ ạt dồn về phía đại dương mênh mông. Nỗi niềm đó cứ triền miên, cứ dai dẳng, đeo bám, tạo thành cái vòng luẩn quẩn khỏng lối thoát, con người ta có muốn vùng thoát ra mà cũng không thể nào được. Mỗi cảnh vật như đều nói lèn nỗi niềm tâm sự ấy.

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoảng cánh buồm xa xa?

Con thuyền không bến đậu, không nơi chốn quay về gợi nhớ nỗi nhớ, nỗi cô đơn của người đi xa, muốn trở về bên gia đìiih êm ấm, bên bạn bè thân thương, điều này vó cùng phù hợp với cảnh ngộ của Kiều.

Buồn trông ngđn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Cuộc đời Kiều bây giờ như cánh hoa mỏng manh trước sóng to gió lớn, chỉ biết mặc cho bảo bùng, mưa giông vùi dập. Càu thơ bộc lộ nồi lo lắng, xót xa, buồn tủi về cảnh ngộ lênh đênh chìm nổi trước sóng gió cuộc dời.

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Thảm cỏ, biển cả với màu xanh vô vọng thật buồn và ảm dạm. Liệu có phải cánh cứa tương lai đang khép lại trước mắt Kiều, hố đen tuyệt vọng cua số phận như lấp hết cả ước mơ và khát khao.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ẩm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Ngoài kia, biển xanh đang cuộn sóng. Những âm thanh gợi sự việc kinh khủng, hãi hùng, như dự báo tai biến, nguy nan như chực đổ xuống thân phận bé nhỏ cùa Kiều.

Lần lượt từng câu hỏi tu từ vang lên như muốn xoáy sáu vào tâm can người đọc. Ta như hiểu, cảm thông, thương xót cho những lo lắng rôi bời cùng nỗi hoảng sợ tuyệt vọng của Kiều trước tương lai vô định.

Có thể nói, đây là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất xuyên suốt tác phẩm. Qua bức tranh thiên nhiên, ta xót xa, thương cảm cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh, qua dó cũng bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
minh nguyet
26 tháng 10 2019 lúc 20:10

Tham khảo:

Nội dung đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thể hiện được nỗi niềm đồng cảm sâu sắc với con người.

Nguyễn Du đã diễn tả rất tinh tế tâm trạng của Thúy Kiều khi nàng ở lầu Ngưng Bích.

Trích đoạn thơ “Buồn trông... ghế ngồi”.

Giới thiệu hoàn cảnh của Thúy Kiều:

Thúy Kiều là cô gái tài sắc vẹn toàn, đa sầu, đa cảm.

Khi gia đình gặp tai họa... nàng đã bán mình chuộc cha... khi bị vào lầu xanh, nàng đã không chịu tiếp khách và tìm cách bỏ trốn -> nàng bị Tú Bà bắt lại và đưa nàng ra ở lầu Ngưng Bích -> thực chất là giam lỏng nàng.

Tâm trạng của Thúy Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích nhìn ra xa Thúy Kiều thấy: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.

Từ láy thấp thoáng, xa xa. Đại từ phiếm chỉ “ai”.. Cửa bể buổi chiều -> thời gian gợi buồn. Một cánh buồm nhỏ bé trong cửa bể rộng lớn -> hoang vắng mênh mông buồn tẻ chính là hình ảnh ẩn dụ về cuộc sống lẻ loi đơn chiếc của nàng Kiều, cũng lênh đênh không biết đâu là bến bờ (thuyền trôi vô định, thấp thoáng > số phận mong manh).

Nhìn gần hơn nàng thấy: “hoa trôi man mác biết là về đâu”.

Từ láy: man mác, câu hỏi tu từ về đâu? khiến Thúy Kiều nghĩ về thân phận mình mỏng manh, yêu đuối như cánh hoa mặc cho dòng đời xô đẩy, biết trôi dạt về đâu.

Không chỉ có hoa trôi trên mặt nước, nàng còn nhìn thấy ngọn cỏ rầu rầu... Cỏ trong đôi mắt của Thúv Kiều “rầu rầu” tàn lụi và héo úa. Tác giả tả màu xanh của cỏ tiếp nối màu xanh của bầu trời... xanh xanh đang bị nhòe đi, pha lẫn vào nhau và có phần đơn điệu -> tâm trạng buồn rầu của Kiều.

Cuối cùng nàng còn lắng nghe và cảm nhận “Buồn trông gió cuốn... ầm ầm... kêu quanh ghế ngồi”. Gió cuốn -> mặt biển nổi sóng ập đến ầm ầm chính là dự cảm về những sóng gió sắp ập đến cuộc đời nàng.

Tám câu lục bát chia thành 4 cặp, mỗi cặp đều bắt đầu bàng từ buồn trông từ xa tới gần, cao tới thấp... diễn tả tâm trạng buồn đau của Thúy Kiều.

Đoạn trích có sức gợi cảm mạnh mẽ bởi Nguyễn Du đã dùng điệp từ, từ láy, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

Diễn tả thành công tâm trạng Thúy Kiều chứng tỏ Nguyễn Du thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc với tâm tư, số phận của con người.



Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Mai Thị Huyền My
Xem chi tiết
Hoài Nguyễn
Xem chi tiết
Trâm Trương
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Trần Ngọc Nhã Linh
Xem chi tiết
Trân Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Anh
Xem chi tiết
Lê Phạm Minh Quân
Xem chi tiết