Hướng dẫn soạn bài Những câu hát than thân

Chử Mỹ Dung

phân tích và cảm nhận bài ca dao số 3 trong bài ngững câu hát than thân bằng một đoạn văn khoảng 15 câu

giúp mình với mn ơi mik đang cần gấp

Vũ Minh Tuấn
27 tháng 9 2019 lúc 10:30

Tham khảo dàn ý:

I. Mở bài

- Trong ca dao, bên cạnh những bài thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương, đất nước... còn có những bài hát than thân.

- Ngoài nội dung than trách số phận khổ sở, bất hạnh, những câu hát đó còn chứa đựng ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến đầy áp bức, bất công.

- Sau đây là một số câu hát tiêu biểu.

II. Thân bài

+ Câu thứ nhất: Nước non lận đận một mình... cho gầy cò con?

- Hình ảnh con cò mang ý nghĩa tượng trưng thường xuất hiện trong ca dao.

- Người nông dân lam lũ, vất vả... hay mượn hình ảnh con cò để diễn tả về thân phận nhỏ bé, khổ cực của mình.

- Nghệ thuật đối rất chỉnh (Nước non: gợi không gian mênh mông >< lận đận một mình: thân cò nhỏ bé, cô độc, lủi thủi kiếm miếng ăn. Thân cò: yếu đuối >< lên thác xuống ghềnh bấy nay: chịu đựng cuộc sống gian nan, khó nhọc).

- Câu hỏi tu từ: Ai làm cho bể kia đầy; Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? => âm hưởng ngậm ngùi, đau xót pha lẫn oán trách, căm giận. Cò con đã cam chịu số kiếp bé mọn, hẩm hiu, vậy mà vẫn bị những kẻ độc ác, bất nhân cố tình đẩy vào cảnh bể đầy, ao cạn khiến cho cuộc sống càng cơ cực, khổ sở.

- Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị hiện lên thấp thoáng sau từng câu, từng chữ, từng hình ảnh. Nội dung câu hát mang ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội rất cao.

+ Câu thứ hai: Thương thay thân phận con tằm... có người nào nghe?

- Là một loạt hình ảnh so sánh giữa thân phận thấp kém của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến, con chim...

- Từ cảm thán Thương thay lặp lại ở đầu câu tạo âm hưởng ngậm ngùi, chua xót, mang nỗi sầu thân phận hẩm hiu, bất hạnh.

- Điệp ngữ: kiếm ăn được mấy và từ phải nhấn mạnh ý cuộc sống của người nghèo quá lầm than, cơ cực.

- Hình ảnh chim bay mỏi cánh, cuốc kêu ra máu và các câu hỏi tu từ biết ngày nào thôi? Có người nào nghe? Đặc tả thân phận lênh đênh, đầy tủi hờn, oan ức giữa xã hội phong kiến bất công, ngang trái...

+ Câu thứ ba: Thân em như trái bần trôi...

- Phản ánh số phận lênh đênh khốn khổ của người phụ nữ nghèo trong xã hội cũ.

- Hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi có sức gợi cảm lớn. Cây bần mọc ven sông, rạch, trái rụng trôi theo dòng nước. Giữa hình ảnh trái bần trôi chịu bao gió dập sóng dồi với số phận hoàn toàn phụ thuộc, bị tước mất quyền tự do, quyền làm chủ bản thân của người phụ nữ nghèo có những nét giống nhau.

- Ý nghĩa tố cáo: Xã hội phong kiến với nhiều áp bức, bất công... luôn tìm cách ràng buộc, nhấn chìm vai trò của người phụ nữ.

III. Kết bài

- Những câu hát than thân giờ đã lùi vào dĩ vãng.

- Cách mạng đã giải phóng con người, đem lại quyền tự do, bình đẳng cho người phụ nữ trong xã hội.

- Đọc những câu hát than thân, chúng ta càng thấm thía nỗi khổ của ông bà, cha mẹ ngày xưa, càng hiểu thêm giá trị cuộc sống tốt đẹp ngày nay.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Diệu Huyền
27 tháng 9 2019 lúc 10:35
Dàn bài chi tiết 1. Mở đoạn Giới thiệu chung về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Giới thiệu bài ca dao

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

2. Thân đoạn Hình ảnh trái bần trôi Lênh đênh trên mặt nước. Cuộc đời của người phụ nữ xưa. Sự mong manh, trôi dạt của số phận người phụ nữ. Những chuỗi ngày bi kịch của cuộc đời người phụ nữ Không có quyền quyết định về số phận của chính mình. Bị những rào cản của xã hội phong kiến ngăn cản. Sự bất bình đẳng đã gây bao đau đớn, khổ cực cho thân phận người phụ nữ. Vẻ đẹp nhân phẩm của người phụ nữ và khát khao về cuộc sống bình quyền. 3. Kết đoạn Bài ca dao nói lên số phận của người phụ nữ xưa. Tố cáo xã hội phong kiến.
Bình luận (9)
Ngô Bá Hùng
27 tháng 9 2019 lúc 8:17

Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam khinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi:

Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?

Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ. Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa.
Bình luận (1)
Phạm Thị Diệu Huyền
27 tháng 9 2019 lúc 10:36

Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trữ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng! Mảng ca dao mở đầu bằng “thân em” trở thành mô típ dể nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày:

Những câu hát than thân mở đầu bằng mô típ “thân em” dẫu khép lại nhưng khi đọc xong vẫn vang vọng trong trái tim người đọc. Bên cạnh sự trân trọng, ngưỡng mộ về phẩm chất cao đẹp của người phụ nũ còn là niềm thương cảm cho cuộc đời bất hạnh, đầy oan trái của họ trong xã hội phong kiến xưa. Lời ca than thân không chỉ là tiếng lòng mà còn thể hiện sự phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ. Xã hội phong kiến mục nát, bất công sẽ sụp đổ, thay vào đó sẽ là xã hội mới, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi và khát vọng của con người. Nơi ấy người phụ nữ sẽ tìm được hạnh phúc đích thực cho bản thân mình.

Bình luận (0)
Phạm Thị Diệu Huyền
27 tháng 9 2019 lúc 10:36

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Erza Scarlet
Xem chi tiết
Erza Scarlet
Xem chi tiết
Quang Hưng
Xem chi tiết
Thảo Ngân
Xem chi tiết
Hoàng Yến Chibi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Loan
Xem chi tiết
Biết làm gì?
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Anh
Xem chi tiết