Văn mẫu 10

Nguyễn Trúc Linh

Hãy nêu suy nghĩ của anh chị về chiếc điện thoại của anh chị

Diệu Huyền
18 tháng 9 2019 lúc 6:37
Tham khảo: Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

- Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình điện thoại di động để liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập.

- Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.

2. Thân bài

a) Giải thích

- Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà ĐTDĐ thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.

- Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế John F. Mitchell và Martin Cooper. Motorola Dyna Tac mang hình dáng gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng kềnh (nặng khoảng 1 kg) và không phổ biến. Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển không ngừng phát triển theo hướng nhỏ gọn hơn rất nhiều tổ tiên của nó và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng hơn chứ không còn đơn thuần là nghe và gọi.

b) Bàn luận

(1) Thực trạng

- Điện thoại đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học:

+ Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…

+ Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)...

(2) Nguyên nhân

- Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại di động trở thành vật không thể thiếu đối với con người

- Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình

- Học sinh lười học, ý thức chưa tốt.

- Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại

(3) Hậu quả

- Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra: tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại…

- Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.

(4) Biện pháp khắc phục:

- Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.

- Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em…

- Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.

c) Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức: Nhận thức được những ưu, nhược mà điện thoại mang lại cho con người để sử dụng chúng một cách hiệu quả, đem lại ích lợi cho cuộc sống, công việc cũng như trong học tập.

- Hành động:

+ Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ năng sống cần thiết.

+ Sử dụng điện thoại đúng mục đích.

+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.

+ Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.

3. Kết bài

Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá. Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Tương lai của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó – Đừng để điện thoại huỷ hoại cuộc sống của mình, các bạn nhé!

Bình luận (0)
Diệu Huyền
18 tháng 9 2019 lúc 6:37

Tham khảo:

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động ngày càng trở thành một công cụ liên lạc giải trí không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Đối với độ tuổi từ 25 trở lên, thậm chí nhỏ tuổi hơn có thể nói rằng trung bình mỗi người sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Vì vậy, vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay đang là một vấn đề mà cả xã hội quan tâm bởi những hệ lụy của nó là không hề nhỏ.

Điện thoại di động là phương tiện liên lạc và giải trí phổ biến nhất hiện nay. Với những chức năng tiện dụng và hấp dẫn, hầu như tất cả học sinh hầu như ngày ngày đều sử dụng điện thoại để nhắn tin, lên Facebook, nghe nhạc, xem phim…Chỉ cần 2 đến 3 triệu đồng là bố mẹ có thể mua cho con mình một chiếc điện thoại thông minh, điều đó bây giờ không quá khó. Với những gia đình có điều kiện về kinh tế thì việc trang bị ĐTDĐ công nghệ cao có nhiều chức năng quay phim, kết nối internet là “chuyện nhỏ”. Việc dễ dàng có được một chính điện thoại chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay.

Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay chúng ta quan tâm hàng đầu là các bạn học sinh dùng điện thoại vào mục đích gì?

Khi trả lời câu hỏi các em dùng điện thoại vào việc gì, nhiều em hồn nhiên trả lời: tất nhiên chúng em liên lạc với gia đình, bạn bè, trao đổi với thầy cô giáo.
Nhưng thực tế điều đó chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều mục đích của các em khi sử dụng điện thoại. Bởi mỗi ngày các em đến trường trong vòng 4 tiếng đồng hồ, chủ yếu để học bài và tiếp thu kiến thức trên lớp; buổi trưa lại về gia đình. Thời gian đó cần gì phải liên lạc nhiều với bạn bè, gia đình nữa đâu.

Vậy thực tế các em dùng điện thoại chỉ với mục đích giải trí là chính. Có nhiều em trong lớp học không chú ý nghe giảng mà chỉ tập trung nghe nhạc hoặc nhắn tin cho bạn hết cả tiết. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học và lượng kiến thức đạt được. Người viết bài này đã không ít lần khi đang say sưa giảng bài trên lớp, chợt một điệu nhạc chuông vang lên khiến cả lớp mất tập trung, cô giáo lại phải dừng lại nhắc nhở dẫn đến cắt ngang mạch cảm xúc, làm giảm hiệu quả của tiết dạy. Đó là chưa kể cá biệt có em còn xem phim trong lớp học. Mà không phải chỉ xem một mình: các em cùng bàn túm năm tụm ba xem, không để ý đến lời cô giáo giảng. Thậm chí xem những phim có nội dung thiếu lành mạnh, đồi trụy ảnh hưởng đến nhân cách của tuổi mới lớn.Gần đây, nhiều em còn có “trò đùa” ác ý bằng cách chụp những bức ảnh ở tư thế hớ hênh khó coi của bạn rồi phát tán lên mạng xã hội. Có những em còn tổ chức “đánh hội đồng” bạn mình rồi quay clip tung lên mạng làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể diện của bạn… dẫn đến hậu quả khôn lường: có bạn vì xấu hổ mà phải bỏ học, hoặc có ý định tự tử sau khi ảnh và clip đã được phát tán khắp nơi trên mạng xã hội. Nhiều em buổi tối ngồi học nhưng 3/4 thời gian tập trung để lướt trên điện thoại di động, nhiều em còn thẳng thắn thừa nhận rằng: không có điện thoại để lướt thì không thể tập trung học hành.

Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay có thể nói là con dao hai lưỡi đối với học sinh. Bên cạnh những lợi ích điện thoại di động mang lại thì ta không thể làm ngơ đến những hệ lụy mà việc sử dụng điện thoại mang lại cho học sinh hiện nay. Sử dụng điện thoại có thể gây nghiện trong học sinh, nhiều học sinh mải mê dùng điện thoại lên facebook mà quên nhiệm vụ học hành, nhiều bạn học sinh lại thức đêm xơ xác đi không phải vì học hành mà để chơi game trên điện thoại, nhiều bạn lại nghiện nhắn tin chat chit yêu đương mà vướng vào việc yêu sớm… Bên cạnh đó , điện thoại là phương tiện đưa các em học sinh đến với những clip nóng, đồi trụy, bạo lực.

Hiện nay, vấn đề sử dụng điện thoại di động không đúng cách ở học sinh đang khiến phụ huynh nhà trường lo lắng. Vì vậy, nhiều người đang dề xuất giải pháp cấm sử dụng điện thoại ở học sinh. Nhưng thực tế, đó không phải là chuyện dễ dàng vì điện thoại bây giờ tràn lan trên thị trường.Trên lớp, thầy cô nên hướng dẫn cho học sinh biết về văn hoá giao tiếp và sử dụng điện thoại. Đặc biệt, trước tình trạng học sinh sử dụng điện thoại di động để quay clip “dằn mặt” bạn rồi tung lên mạng xã hội như hiện nay, nhà trường cần quán triệt các em khi dùng điện thoại tuyệt đối không làm ảnh hưởng xấu đến người khác.ới cha mẹ học sinh, khi con em mình đang độ tuổi đi học, không nhất thiết phải trang bị điện thoại xịn cho các em. Cũng không nên cho con mang điện thoại đến trường nếu không thật sự cần thiết. Nếu có mua điện thoại cho con, chỉ nên trang bị điện thoại bình thường với mục đích nghe gọi là chính.

Sử dụng điện thoại là một hình thức giao tiếp văn minh vì nó tiết kiệm được thời gian, lại có thể chuyển tải thông tin bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng điện thoại trong học sinh phổ thông tiện dụng ít, rắc rối nhiều, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em. Nó như con dao hai lưỡi khiến các em học sinh còn non trẻ có thể “đứt tay” bất cứ lúc nào, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Không nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học nếu không thực sự cần thiết. Điều này có thể bước đầu sẽ chưa nhận được sự đồng tình tuyệt đối nhưng rất nên như thế, bởi làm vậy sẽ xây dựng được nếp sống văn minh thanh lịch của học sinh nơi học đường, làm giảm thiểu bạo lực học đường và những hậu quả xấu không đáng có, góp phần xây dựng trường học thân thiện như nội dung cuộc vận động gần đây mà ngành giáo dục đã phát động. Làm được như vậy, các em có thể tập trung học hành và có kết quả tốt hơn.

Bình luận (0)
momochi
18 tháng 9 2019 lúc 7:31

Hiện nay, có thể nói điện thoại di động là vật bất ly thân của hầu hết các bạn học sinh. Bởi những công năng liên lạc, giải trí mà nó mang lại thật hữu ích, tiện lợi, nhanh chóng và thu hút. Như vậy, các bạn học sinh có thể sử dụng nó mọi lúc mọi nơi, kể cả trong giờ học được không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Trong lúc thầy cô đang say sưa giảng bài thì bỗng dưng tiếng chuông điện thoại vang lên: reng reng … Như một phản xạ tự nhiên thầy cô sẽ ngưng giảng, nhìn về phía phát ra âm thanh. Rõ ràng điều này đã làm gián đoạn mạch cảm xúc, tư duy của thầy cô giáo, làm bài giảng phải ngưng lại và làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp đang chăm chú theo dõi bài học. Kết luận thứ nhất: Việc sử dụng điện thoại trong giờ học làm gián đoạn sự học của mọi người và làm đứt mạch giảng bài của thầy cô giáo.

Khi bạn đang theo dõi bài học, thì giật mình vì điện thoại reo lên: reng reng … Bạn sẽ phải bắt máy, rồi xin phép thầy cô ra ngoài. Điều này vô tình làm bạn không theo kịp nhịp bài học, bởi sau khi bạn quay vào lớp thì thầy cô đã giảng sang phần khác rồi.

Nhiều bạn để điện thoại ở chế độ rung hoặc chế độ im lặng trong tiết học, nhưng một lúc lại mở lên xem có ai nhắn gì không? Điều này vô tình làm bạn mất tập trung, tâm trí phân hai nên việc theo dõi bài giảng của thầy cô không thông suốt. Do đó việc tiếp thu bài của bạn bị hạn chế, nhiều lúc ngơ ngác không hiểu thầy cô đang nói gì.

Với một số điện thoại thông minh (smart phone) có thể kết nối internet và mạng xã hội như facebook, G+, … càng làm cho bạn mất thời gian vào những chuyện online hơn nữa. Thậm chí có bạn còn đeo tai phone nghe nhạc, xem phim, quay phim, chơi game, … trong giờ học và xem đó như một mốt thời thượng. Thay vì chú tâm vào bài giảng của thầy cô, bạn lại say sưa với những trò giải trí trên điện thoại, còn tâm trí đâu mà học với hành nữa.

45 phút trôi qua rất nhanh chóng, chỉ vài bài nhạc hay vài level trong trò chơi là hết một tiết học. Do đó, trong giờ học các bạn nên tắt nguồn điện thoại để toàn tâm, toàn ý chăm chú lắng nghe thầy cô truyền thụ kiến thức, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay. Có như thế tiết học của bạn mới đạt hiệu quả cao.

Cha mẹ của bạn làm việc rất vất vả mới có đủ tiền để nuôi và đóng học phí cho bạn đến trường. Hãy trân trọng những đồng tiền do cha mẹ bạn làm ra, cũng như trân trọng những giọt mồ hôi cực khổ, nhọc nhằn của cha mẹ bạn vậy. Ngay cả cái điện thoại của bạn đang sử dụng cũng là công sức không nhỏ của cha mẹ mới có thể mua được cho bạn đấy.

Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá. Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Nghề nghiệp sau này của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó – Đừng để điện thoại huỷ hoại tương lai của mình các bạn nhé!

Bình luận (0)
Why?
29 tháng 11 2019 lúc 22:02

hihaanh cj cx k bt phải nói thế nào nx

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
30 tháng 11 2019 lúc 19:01

1. Mở bài

- Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình điện thoại di động để liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập.

- Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.

2. Thân bài

a) Giải thích

- Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà ĐTDĐ thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.

- Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế John F. Mitchell và Martin Cooper. Motorola Dyna Tac mang hình dáng gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng kềnh (nặng khoảng 1 kg) và không phổ biến. Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển không ngừng phát triển theo hướng nhỏ gọn hơn rất nhiều tổ tiên của nó và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng hơn chứ không còn đơn thuần là nghe và gọi.

b) Bàn luận

(1) Thực trạng

- Điện thoại đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học:

+ Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…

+ Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)...

(2) Nguyên nhân

- Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại di động trở thành vật không thể thiếu đối với con người

- Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình

- Học sinh lười học, ý thức chưa tốt.

- Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại

(3) Hậu quả

- Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra: tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại…

- Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.

(4) Biện pháp khắc phục:

- Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.

- Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em…

- Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.

c) Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức: Nhận thức được những ưu, nhược mà điện thoại mang lại cho con người để sử dụng chúng một cách hiệu quả, đem lại ích lợi cho cuộc sống, công việc cũng như trong học tập.

- Hành động:

+ Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ năng sống cần thiết.

+ Sử dụng điện thoại đúng mục đích.

+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.

+ Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.

3. Kết bài

Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá. Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Tương lai của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó – Đừng để điện thoại huỷ hoại cuộc sống của mình, các bạn nhé!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyen
30 tháng 11 2019 lúc 22:24

Hiện nay, có thể nói điện thoại di động là vật bất ly thân của hầu hết các bạn học sinh. Bởi những công năng liên lạc, giải trí mà nó mang lại thật hữu ích, tiện lợi, nhanh chóng và thu hút. Như vậy, các bạn học sinh có thể sử dụng nó mọi lúc mọi nơi, kể cả trong giờ học được không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Trong lúc thầy cô đang say sưa giảng bài thì bỗng dưng tiếng chuông điện thoại vang lên: reng reng … Như một phản xạ tự nhiên thầy cô sẽ ngưng giảng, nhìn về phía phát ra âm thanh. Rõ ràng điều này đã làm gián đoạn mạch cảm xúc, tư duy của thầy cô giáo, làm bài giảng phải ngưng lại và làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp đang chăm chú theo dõi bài học. Kết luận thứ nhất: Việc sử dụng điện thoại trong giờ học làm gián đoạn sự học của mọi người và làm đứt mạch giảng bài của thầy cô giáo.

Khi bạn đang theo dõi bài học, thì giật mình vì điện thoại reo lên: reng reng … Bạn sẽ phải bắt máy, rồi xin phép thầy cô ra ngoài. Điều này vô tình làm bạn không theo kịp nhịp bài học, bởi sau khi bạn quay vào lớp thì thầy cô đã giảng sang phần khác rồi.

Nhiều bạn để điện thoại ở chế độ rung hoặc chế độ im lặng trong tiết học, nhưng một lúc lại mở lên xem có ai nhắn gì không? Điều này vô tình làm bạn mất tập trung, tâm trí phân hai nên việc theo dõi bài giảng của thầy cô không thông suốt. Do đó việc tiếp thu bài của bạn bị hạn chế, nhiều lúc ngơ ngác không hiểu thầy cô đang nói gì.

Với một số điện thoại thông minh (smart phone) có thể kết nối internet và mạng xã hội như facebook, G+, … càng làm cho bạn mất thời gian vào những chuyện online hơn nữa. Thậm chí có bạn còn đeo tai phone nghe nhạc, xem phim, quay phim, chơi game, … trong giờ học và xem đó như một mốt thời thượng. Thay vì chú tâm vào bài giảng của thầy cô, bạn lại say sưa với những trò giải trí trên điện thoại, còn tâm trí đâu mà học với hành nữa.

45 phút trôi qua rất nhanh chóng, chỉ vài bài nhạc hay vài level trong trò chơi là hết một tiết học. Do đó, trong giờ học các bạn nên tắt nguồn điện thoại để toàn tâm, toàn ý chăm chú lắng nghe thầy cô truyền thụ kiến thức, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay. Có như thế tiết học của bạn mới đạt hiệu quả cao.

Cha mẹ của bạn làm việc rất vất vả mới có đủ tiền để nuôi và đóng học phí cho bạn đến trường. Hãy trân trọng những đồng tiền do cha mẹ bạn làm ra, cũng như trân trọng những giọt mồ hôi cực khổ, nhọc nhằn của cha mẹ bạn vậy. Ngay cả cái điện thoại của bạn đang sử dụng cũng là công sức không nhỏ của cha mẹ mới có thể mua được cho bạn đấy.

Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá. Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Nghề nghiệp sau này của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó – Đừng để điện thoại huỷ hoại tương lai của mình các bạn nhé!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Dương Thị Ngọc
Xem chi tiết
Khoa Nguyễn
Xem chi tiết
Dương Thị Thanh
Xem chi tiết
Phan Ý Nhi
Xem chi tiết
Đinh Quỳnh
Xem chi tiết
Trần Hoàng Khá
Xem chi tiết
Trần Bảo Yến
Xem chi tiết
Vũ Đinh Bảo Nhi
Xem chi tiết
Hồ Xuân Hạnh
Xem chi tiết