Văn bản ngữ văn 8

Bùi Lan Anh

Trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, ta thấy bà cô là người độc ác và tàn nhẫn. Cho biết vì sao bà cô lại đối xử với bé Hồng như vậy, dù cậu bé là cháu của bà ta?

Thảo Phương
14 tháng 9 2019 lúc 20:12

Đọc xong đoạn trích ta nghiệm lại mới thấy câu nói “giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” của các cụ ta xưa sâu sắc biết bao. Dẫu cùng chung “giọt máu đào” nhưng cái lòng đố kỵ và tàn nhẫn của bà cô đã khiến chú bé Hồng cứ phải chiến đấu liên tục với những đợt sóng trào để bảo vệ tình yêu thương với mẹ

Bình luận (0)
Diệu Huyền
14 tháng 9 2019 lúc 23:47

Tham khảo

Lời hỏi lần thứ nhất: “Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?...

=> Nét mặt khi cười rất kịch, giọng nói rất cay độc. Gợi dậy nỗi đau của chú bé, để nói xấu về người mẹ.

Lời hỏi thứ hai: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?”

=> Mỉa mai, chế giễu mẹ cậu bé, dù biết rằng mẹ cậu rất nghèo khổ nhưng vẫn cố tình nói mỉa.

Lời nói lần thứ ba: “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ!”

Tươi cười khi nói về tình cảm thảm thương của mẹ chú bé “ăn mặc rách rưới, mặt xanh bủng, người gầy rạc. Trong lúc cậu bé đau đớn phẫn uất nước mắt ròng ròng.

=> Đánh vào nỗi đau đớn trong lòng cậu bé, nhằm chia rẽ tình mẹ con; gieo rắc trong đầu cậu bé Hồng những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Cười cợt trên nỗi đau khổ của cháu bé; nhục mạ hoàn cảnh đáng thương của người mẹ dâu góa bụa; nghèo khổ đang tha phương cầu thực kiếm sống ở phương xa.

== > Bà cô là người độc ác; nham hiểm, sống tàn nhẫn không có lòng vị tha, bao dung. Bà cô đại diện cho những thành kiến; những hủ tục đầy đọa người phụ nữ trong xã hội cũ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hoàng văn tiến
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Cao Trí
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh An
Xem chi tiết
phạm như khánh
Xem chi tiết
Gia Hưng
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
ChiChu
Xem chi tiết
Lê Thị Minh Tâm
Xem chi tiết
Nasame
Xem chi tiết