Chương 1: KHỐI ĐA DIỆN

Trần Thị Hằng

Bài 1:Cho khối chóp tam giác đều S.ABC có các cạnh bên bằng a; và góc giữa cạnh bên và cạnh đáy\(60^o\). Tính thể tích khối chóp S.ABC

Bài 2: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đường cao bằng a và các mặt bên là các tam giác cân có góc ở đỉnh bằng \(60^o\). Tính thể tích khối chóp S.ABCD

Bài 3: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A,hai đáy là AD=2a, BC=a. Biết AB=a, SA=a và \(SA\perp\left(ABCD\right)\)

1. Tính thể tích của khối chóp S.ACD

2. Tính thể tích của khối chóp S>BCD và khoảng cách s(B;(SCD))

Nguyễn Việt Lâm
26 tháng 8 2019 lúc 21:28

Người đọc tự vẽ hình :D
Câu 1: Đề là góc giữa cạnh bên và cạnh đáy chứ ko phải mặt đáy đúng ko?

Do góc giữa cạnh bên và cạnh đáy bằng \(60^0\) nên các mặt bên là các tam giác đều

\(\Rightarrow SA=SB=SC=AB=a\)

Gọi H là hình chiếu vuông góc của S lên đáy \(\Rightarrow AH=\frac{2}{3}.\frac{a\sqrt{3}}{2}=\frac{a\sqrt{3}}{3}\)

\(\Rightarrow SH=\sqrt{SA^2-AH^2}=\frac{a\sqrt{6}}{3}\)

\(\Rightarrow V=\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt{6}}{3}.\frac{1}{2}.a.\frac{a\sqrt{3}}{2}=...\)

Câu 2:

Mặt bên là tam giác cân có 1 góc bằng \(60^0\Rightarrow\) các mặt bên là các tam giác đều \(\Rightarrow SA=SB=SC=SD=AB\)

Gọi O là tâm đáy \(\Rightarrow SO\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow SO=a\)

\(AC=AB\sqrt{2}\Rightarrow AO=\frac{1}{2}AC=\frac{AB\sqrt{2}}{2}\)

Áp dụng Pitago:

\(SA^2=SO^2+AO^2\Rightarrow AB^2=SO^2+\left(\frac{AB\sqrt{2}}{2}\right)^2\)

\(\Rightarrow AB^2=2SO^2=2a^2\)

\(\Rightarrow V=\frac{1}{3}SO.AB^2=\frac{1}{3}.a.2a^2=\frac{2}{3}a^3\)

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
26 tháng 8 2019 lúc 21:41

Câu 3:

\(S_{ACD}=\frac{1}{2}AD.AB=a^2\)

\(\Rightarrow V_{S.ACD}=\frac{1}{3}SA.S_{ACD}=\frac{1}{3}a.a^2=\frac{a^3}{3}\)

\(S_{\Delta BCD}=\frac{1}{2}AB.BC=\frac{a^2}{2}\)

\(\Rightarrow V_{S.BCD}=\frac{1}{3}SA.S_{\Delta BCD}=\frac{a^3}{6}\)

//Kéo dài AB cắt CD tại E \(\Rightarrow AE=AD=2a\)

\(\Rightarrow AE=2AB\Rightarrow d\left(A;\left(SCD\right)\right)=2.d\left(B;\left(SCD\right)\right)\)

\(AC=a\sqrt{2}\) ; \(CD=a\sqrt{2}\Rightarrow AC^2+CD^2=AD^2\)

\(\Rightarrow AC\perp CD\)

\(CD\perp SA\) (do \(SA\perp\left(ABCD\right)\))

\(\Rightarrow CD\perp\left(SAC\right)\)

Từ A kẻ \(AH\perp SC\Rightarrow CD\perp AH\) (do \(AH\in\left(SAC\right)\))

\(\Rightarrow AH\perp\left(SCD\right)\Rightarrow AH=d\left(A;\left(SCD\right)\right)\)

\(\frac{1}{AH^2}=\frac{1}{SA^2}+\frac{1}{AC^2}\Rightarrow AH=\frac{SA.AC}{\sqrt{SA^2+AC^2}}=\frac{a\sqrt{6}}{3}\)

\(\Rightarrow d\left(B;\left(SCD\right)\right)=\frac{1}{2}AH=\frac{a\sqrt{6}}{6}\)

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Phạm Minh Khánh
Xem chi tiết
Dao Nguyen
Xem chi tiết
Lại Thị Hồng Liên
Xem chi tiết
Tiểu Thiên
Xem chi tiết
Hoàng Thị Tâm
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
Xem chi tiết
Phan Thị Cẩm Tiên
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Trung
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Phương Khôi
Xem chi tiết