Ôn tập ngữ văn 12

Bảo Ken

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau:

Đề 1: “Cao thì có thể thấp đi một chút, đầy thì có thể vơi đi một chút, giàu thì có thể nghèo đi một chút, cao quý thì thấp hèn đi một chút, thông minh thì khờ khạo đi một chút, dũng cảm thì hèn nhát đi một chút…”. (Khổng Tử)

Đề 2: “Tỏ ra hơn người, người sẽ thành kẻ thù của ta. Biết nhường người, người sẽ trở thành bạn ta” (La Rochefoucauld)

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
24 tháng 8 2019 lúc 20:39

Đề 2 :

Gợi ý ( Tham khảo )

Nói quá nhiều về mình là thói quen của hầu hết mọi người khi tìm cách thuyết phục người khác theo cách suy nghĩ của mình

Bạn nên để người khác được dịp trình bày quan điểm của họ phần lớn họ biết nhiều về công việc và vấn đề của họ hơn bạn, bạn chỉ nên hỏi và lắng nghe những câu trả lời của họ. Người ta tin bạn không phải vì bạn nói nhiều mà là vì bạn biết lắng nghe.

Sự chín chắn bắt đầu khi bạn biết quan tâm tới vấn đề của người khác hơn là những rắc rối của bản thân mình.

Nếu không tán thành ai đó bạn có khuynh hướng ngắt lời họ. Bạn cũng đừng nên làm thế, không ai chú ý tới bạn khi họ vẫn còn nhiều điều cần phải nói, bạn nên kiên nhẫn lắng nghe với một thái độ quan tâm và khuyến khích họ chia sẻ hết mọi suy nghĩ của mình.

Những người có khả năng hùng biện không có nhiều, nhưng hiếm hơn nữa là những ai biết im lặng đúng lúc. Và hiếm hoi vô cùng là những người biết nhường lời cho người khác. Điều quan trọng nhất của mọi cuộc trò chuyện là để người khác bộc lộ mình. Sau khi bày tỏ mối quan tâm của mình người đối thoại sẽ hài lòng về bản thân và kiến thức của họ và tự nhiên họ sẽ lắng nghe chúng ta.

Muốn có kẻ thù thì hãy tự đề cao mình, muốn có bạn thì hãy đặt mình thấp hơn.

Thua ta thì khinh, hơn ta thì ghét. Đố kỵ là một trong những tính xấu của con người, nó luôn tiềm ẩn để trực chờ sinh sôi nảy nở. Có lẽ chẳng ai trong chúng ta muốn tạo môi trường cho chúng phát triển.

Ai muốn lãnh đạo mọi người phải biết đứng đằng sau phụng sự mọi người.

Tỏ ra hơn người, người sẽ trở thành kẻ thù của ta, biết nhường người người sẽ trở thành bạn ta.

Bình luận (0)
Nguyen
24 tháng 8 2019 lúc 15:57

Gợi ý: Đề 1:

1. Mở bài – Nhà thơ Tố Hữu có câu “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. – Giữa cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta rất cần những yêu thương và sẻ chia, dù nó bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó vẫn là một mối quan hệ nhân quả giữa “cho” và “nhận” mà đôi khi ta không nhận ra.

2. Thân bài

a) Giải thích – Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đang quý. – Nhận chính là được đáp trả, được đền ơn. – Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau.

b) Bàn luận (1) Biểu hiện của cho và nhận – Trong cuộc sống quanh ta, đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, đau khổ cần rất nhiều sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Họ cần chúng ta chia ngọt sẻ bùi. – Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn. Dù cái chúng ta nhận lại không phải là vật chất, là những thứ hiển hiện, chỉ là niềm vui, là sự an nhiên mà thôi. – Khi trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng. Có nhiều người làm từ thiện cả một đời, họ trao đi rất nhiều mà chẳng mong nhận lại điều gì. Nhưng thứ họ nhận được là sự nhẹ nhõm và bình an trong tâm mình. – Những người đang cho đi, đôi khi sự nhận lại không phải trong phút chốc, cũng không hẳn nó sẽ hiển hiện ngay trước mắt. Điều bạn nhận lại có khi là cả một quá trình, sau này bạn mới nhận ra mình được đáp trả nhiều hơn cái cho đi đó.

(2) Ý nghĩa của cho và nhận

– Cho và nhận là những quy luật của tự nhiên và xã hội loài người. Trong xã hội, vấn đề này càng cần được nhận thức rõ ràng: không cho thì không thể nào nhận được. – Cho và nhận xứng đáng được ngợi ca với tinh thần ta biết sống vì người khác, một người vì mọi người. – Cho là một hạnh phúc, vì phải có mới cho được, điều đó càng có ý nghĩa khi cái ta cho không chỉ là vật chất, tiền bạc mà là lòng nhân ái. – Xã hội càng phát triển, vấn đề cho và nhận càng được nhận thức rõ ràng. Muốn đời sống được nâng lên, mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng. Có như vậy, bằng tài năng và sức lực, mới góp phần làm giàu cho Tổ quốc, làm giàu cho bản thân. Khi đó, cái mà ta cho cũng là cái ta nhận. Trong cuộc sống, nếu chỉ cho mà không nhận thì khó duy trì lâu dài, nhưng nếu như cho và lại đòi hỏi được đền đáp thì sự cho mất đi giá trị đích thực của nó. (3) Mở rộng, phản đề – Cho và nhận đáng phê phán khi: những kẻ tham lam tàn nhẫn sống trên mồ hôi nước mắt của người khác, kẻ tầm thường chỉ muốn nhận muốn vay mà không muốn cho, muốn trả. – Phê phán một bộ phận lớp trẻ hiện nay chỉ biết nhận từ cha mẹ, từ gia đình, người thân… để rồi sống ích kỉ, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại.

c) Bài học nhận thức và hành động

#Walker

Bình luận (7)
Tường Vy
24 tháng 8 2019 lúc 19:22

Đề 2 nha :3Nói quá nhiều về mình là thói quen của hầu hết mọi người khi tìm cách thuyết phục người khác theo cách suy nghĩ của mình. Bạn nên để người khác được dịp trình bày quan điểm của họ. Phần lớn họ biết nhiều về công việc và vấn đề của họ hơn bạn. Bạn chỉ nên hỏi và lắng nghe những câu trả lời của họ. Người ta tin bạn không phải vì bạn nói nhiều mà vì bạn biết lắng nghe. Và, sự chín chắn bắt đầu khi bạn biết quan tâm đến những vấn đề của người khác hơn là quan tâm đến những rắc rối của bản thân mình.

Nếu không tán thành ai đó thì có thể bạn lại có khuynh hướng ngắt lời họ. Bạn cũng đừng nên làm thế. Không ai chú ý đến bạn khi họ vẫn còn nhiều điều cần phải nói. Bạn nên kiên nhẫn lắng nghe với một thái độ quan tâm và khuyến khích họ chia sẻ hết mọi suy nghĩ của mình. Những người có khả năng hùng biện không có nhiều nhưng hiếm hơn nữa là những ai biết im lặng đúng lúc và hiếm hoi vô cùng là những người biết nhường lời cho người khác. Điều quan trọng nhất của mọi cuộc trò chuyện là để người khác bộc lộ mình. Sau khi bày tỏ những quan tâm của mình, người đối thoại sẽ hài lòng về bản thân và kiến thức của họ, và tự nhiên họ sẽ lắng nghe chúng ta.

Đối với gia đình, quy tắc này cũng có những tác dụng tương tự. Như câu chuyện sau đây:

Quan hệ của bà Barbara Wilson và cô con gái Laurie ngày một tệ đi nhanh chóng. Laurie trước đây vốn là một cô bé điềm đạm, ân cần, nay bỗng dưng trở nên ngỗ nghịch, lì lợm và hay chống đối. Bà Wilson đã dùng mọi phương cách thuyết phục, đe dọa và trừng phạt cô nhưng đều không có kết quả. Bà kể lại trong một buổi học của chúng tôi:

Một hôm, Laurie đi thăm cô bạn của mình bất chấp sự ngăn cấm của tôi. Khi nó quay về, tôi định mắng nó như hàng trăm lần trước, nhưng tôi không còn hơi sức để làm thế nữa. Tôi chỉ nhìn nó và buồn bã nói: “Laurie này, tại sao, tại sao con lại làm thế hả con?” Laurie nhận ra tình cảm của tôi và điềm nhiên hỏi lại: “Thưa mẹ, có thực sự là mẹ muốn biết không?”. Tôi gật đầu và Laurie bắt đều tâm sự với tôi. Lúc đầu, con bé còn ngần ngại nhưng sau đó nó nói hết những suy nghĩ của mình. Tôi chưa bao giờ thực sự lắng nghe cháu. Lúc nào tôi cũng bảo nó phải làm cái này hay không được làm cái kia. Khi cháu muốn kể tôi nghe về những suy nghĩ, tình cảm của mình thì tôi lại ngắt lời nó bằng những mệnh lệnh khác. Tôi thực sự không hiểu rằng con cái cần được động viên khích lệ hơn là ra mệnh lệnh và bắt chúng phải tuân theo. Lắng nghe cháu nói, tôi bắt đầu hiểu ra rằng cháu rất cần đến tôi, nhưng không phải như một bà mẹ luôn tỏ ra quyền uy trước giờ, mà như một người bạn để nó có thể tâm tình, một nơi để thổ lộ tất cả những suy nghĩ của tuổi mới lớn. Thế mà tôi chỉ nói và nói liên tục trong khi lẻ ra phải lắng nghe. Từ ngày ấy, tôi để cháu nói mọi chuyện nó muốn. Nó kể tôi nghe những điều nó đang trăn trở, những chuyện đang diễn ra trong tâm tư nó. Sự đồng cảm, chia sẻ thực sự xuất hiện và mối quan hệ của chúng tôi đã tốt hơn hẳn. Laurie trở lại là cô bé dễ thương của tôi ngày nào”.

~ Lu ~

Bình luận (0)
Tường Vy
24 tháng 8 2019 lúc 19:26

Tham khảo nhé =.=

Khổng tử nói: "Cao thì có thể thấp đi một chút, đầy thì có thể vơi đi một chút, giàu thì có thể nghèo đi một chút, cao quý thì thấp hèn đi một chút, giàu thì có thể nghèo đi một chút, cao quý thì thấp hèn đi một chút, thông minh thì khờ khạo đi một chút, dũng cảm thì hèn nhát đi một chút,...".
Câu nói này muốn khuyên mọi người nên biết tự điều chỉnh mình. Ngay cả trong các tình huống giao tiếp cũng vậy, khi bạn tỏ ra tôn trọng người khác, bản thân bạn cũng sẽ được tôn trọng, các cuộc trò chuyện đương nhiêm sẽ thuận lợi và mang lại kết quả tốt đẹp.

~Lu~

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
24 tháng 8 2019 lúc 20:35

Đề 1 :

Gợi ý :

Trong quá trình giao tiếp, khi gặp các tình huống tranh cãi, nhất định phải độ lượng, đặc biệt khi có đông người, không nên quá tính toán mà làm hỏng bầu không cuộc trò chuyện.

Có những lúc, giữa người với người với người không thể tránh khỏi xảy ra tranh cãi. Cuộc tranh cãi có thể xảy ra giữa vợ - chồng, giữa bạn bè, giữa lãnh đạo và cấp dưới,... khiến mọi người đều cảm thấy không vui, có lúc thậm chí còn gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, nên bao dung, độ lượng để giải quyết thảo đáng mọi mâu thuẫn.

Khổng tử nói: "Cao thì có thể thấp đi một chút, đầy thì có thể vơi đi một chút, giàu thì có thể nghèo đi một chút, cao quý thì thấp hèn đi một chút, giàu thì có thể nghèo đi một chút, cao quý thì thấp hèn đi một chút, thông minh thì khờ khạo đi một chút, dũng cảm thì hèn nhát đi một chút,...".
Câu nói này muốn khuyên mọi người nên biết tự điều chỉnh mình. Ngay cả trong các tình huống giao tiếp cũng vậy, khi bạn tỏ ra tôn trọng người khác, bản thân bạn cũng sẽ được tôn trọng, các cuộc trò chuyện đương nhiêm sẽ thuận lợi và mang lại kết quả tốt đẹp

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Linh Phương
Xem chi tiết
Phạm Hải Yến
Xem chi tiết
thanh thuỷ vũ
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Phương
Xem chi tiết
Johnny SunShine
Xem chi tiết
Hoa Mai
Xem chi tiết
Thiên Vương Hải Hà
Xem chi tiết
cuibapnon
Xem chi tiết
10X gaming
Xem chi tiết