Lịch sử thế giới cận đại

Hà Linh

Nêu khái niệm về chủ nghĩa tư bản?

Quốc Đạt
21 tháng 8 2019 lúc 19:52

Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ XVII. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Tuy nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước.

Bình luận (0)
Aurora
22 tháng 8 2019 lúc 16:09

"Chủ nghĩa tư bản" hay các định nghĩa, lý thuyết liên quan đến "chủ nghĩa tư bản" (CNTB) có thể được hiểu là một hệ thống các quan điểm, các định nghĩa được những người cộng sản, những chính khách theo phe cộng sản đưa ra để xác định một chế độ xã hội trong đó có sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất gắn với nền công nghiệp có năng suất lao động cao làm bộc lộ bản chất "bóc lột" lao động làm thuê của các "nhà tư bản". Ở các nước mà những người cộng sản gọi là theo chế độ chính trị "tư bản chủ nghĩa" (đối lập với xã hội chủ nghĩa) thì không có định nghĩa rõ ràng thế nào là CNTB trong các văn kiện pháp luật hay các văn kiện mang tầm cỡ quốc gia. Về mặt chính trị, ở những "quốc gia tư bản" quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt không hề bị nghi ngờ, họ không đưa ra khái niệm thế nào là CNTB mà chỉ định nghĩa các chế độ chính trị như thế nào thì được gọi là một nhà nước quân chủ lập hiến, quân chủ hợp hiến, nhà nước dân chủ, quân phiệt, chế độ độc tài, chế độ cộng hòa.v.v..Ở các quốc gia này những người cộng sản có thể bị coi là một thành phần cực đoan, một loại tội phạm chính trị (làm chính trị một cách không hợp pháp) chuyên kích động quần chúng gây rối, cướp bóc và làm loạn. Có thể nói rằng hình thái kinh tế xã hội mà những người cộng sản gọi là "CNTB" tồn tại dựa trên quan hệ cho vay lãi và cho thuê, điều này hoàn toàn đối lập với quy luật bảo toàn và chuyển hóa của thế giới vật chất (một trong ba "chân vạc" trong hệ thống lý luận của những người cộng sản): vật chất không thể tự sinh ra vật chất, tiền không thể đẻ ra tiền. Các đề mục, định nghĩa và cách phân loại dưới đây dựa trên cơ sở lý luận của những người cộng sản, những người theo chủ nghĩa Mác-Lê.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
22 tháng 8 2019 lúc 16:21

Chủ nghĩa tư bản là chế độ một bọn ít người bóc lột và thống trị đại đa số nhân dân. Song bọn ấy là bọn tư bản, chứ không phải là bọn phong kiến.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
iloveyou
Xem chi tiết
iloveyou
Xem chi tiết
anh duy
Xem chi tiết
Minhduc
Xem chi tiết
Minh Thị
Xem chi tiết
nguyễn đức quang
Xem chi tiết
Quỳnh Chi Trần
Xem chi tiết
Lâm Tinh Thần
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn thuý
Xem chi tiết