Văn bản ngữ văn 9

Học đi

Từ văn bản phong cách Hồ Chí Minh nêu suy nghĩ của em về lối sống giản dị

Viết đoạn văn tầm khoảng 1 mặt tờ giấy thôi nha... mk cảm ơn nhìu ...

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 8 2019 lúc 19:31

Đoạn văn ( Tham khảo )

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi người là vô cùng cần thiết, trong đó, phong cách sống của mỗi người, đặc biệt là lớp trẻ ngày nay cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc đổi mới đất nước. Ta đều biết phong cách là tính cách, là cá tính riêng của mỗi người. Vậy phong cách sống là lối sống riêng thể hiện tính cách, cá tính của họ. Phong cách sống của lớp trẻ ngày nay là vô cùng phong phú, nó được thể hiện ở cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực. Đối với phong cách sống tích cực, ta có thể thấy ở mọi nơi, mọi lúc như: sống hy sinh vì người khác, học tập tích cực, sống có đạo đức, có chuẩn mực, sống hòa nhập và bảo vệ thiên nhiên,… Với lỗi sống tích cực đó, nó góp phần ảnh hưởng không nhỏ không chỉ đói với bản thân mà còn đối với cộng đồng xã hội. Những phong cách sống tích cực như vậy sẽ làm cho giá trị bản thân họ được đề cao hơn, gây thiện cảm, niềm tin yêu, sự tôn trọng của mọi người, bên cạnh đó còn làm cho xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, sánh vai bình đẳng với thế giới, thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Bên cạnh những phong cách sống tích cực thì việc lớp trẻ vẫn hình thành nên lối sống tiêu cực là không thể tránh khỏi. Họ luôn sống ích kỷ, sống vì lợi ích bản thân, sống không có mục đích, luôn gây ra những trào lưu vô bổ nhằm mục đích phản động,… Tất cả những phong cách sống đó không những hủy hoại, làm mất đi giá trị bản thân trong mắt mọi người mà còn làm mọi người ghét, xa lánh, không tôn trọng mình hơn, qua đó còn làm cho đất nước ngày càng lạc hậu, không phát triển, không thể đứng lên sánh vai với thế giới. Chính vì những lối sống tiêu cực gây ảnh hưởng lớn như vậy nên chúng ta phải biết sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh, sống có ích, biết sống cống hiến vì người khác, phê phán và lên án những lối sống không lành mạnh để rồi từ đó làm gương cho mọi người học tập và noi theo. Phong cách sống của lớp trẻ ngày nay là vô cùng quan trọng đối với đất nước. Bác Hồ của chúng ta, tuy là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác luôn sống giản dị, sống trong sạch, sống “cần – kiệm – liêm – chính”, vì vậy mà mỗi chúng ta – những thế hệ trẻ của đất nước phải sống sao cho đẹp, sống có ích với bản thân và đất nước. Tôi cũng vậy, là một học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, tôi đã và đang cố gắng sống sao cho thật tốt, cho phù hợp với hoàn cảnh, sống cống hiến vì đất nước để trở thành một con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.

Bình luận (0)
minh nguyet
20 tháng 8 2019 lúc 19:42

Tham khảo:

I. Mở bài

Trong cuộc sống, mỗi người có một tính cách, một lối sống riêng. Có người ưa sự giàu sang, thích sang trọng, lộng lẫy, nổi bật. Nhưng vẫn có người chọn cho mình một lối sống giản dị, bình thường.

II. Thân bài

1. Giải thích ý kiến

- Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống.

2. Bàn luận

a) Biểu hiện của lối sống giản dị

- Lối sống giản dị bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc...

+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.

+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối...

+ Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.

- Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống.

b) Tác dụng của lối sống giản dị

- Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè... góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người.

- Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.

- Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.

- Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hoà đồng, bình đẳng, nhân ái.

c) Mở rộng, phản đề

- Lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm, hà tiện... giản dị phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa.

- Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.

- Để sống giản dị, con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực sống, quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.

- Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

III. Kết bài

- Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng.

Bình luận (0)
Thảo Phương
20 tháng 8 2019 lúc 20:21

Nếu thấy có thể được, xin hãy tham khảo dàn ý sau của tôi:
*Dẫn dắt vào vấn đề: có rất nhiều cách, nhưng có lẽ nên bắt đầu từ những suy nghĩ có tính chất khám phá của chính bản thân bạn lối sống giản dị.
Có thể tham khảo cách mở của tôi như sau:
"Trong bao nhiêu những con đường có thể hình thành nên nhân cách của con người, tự rèn luyện cho mình một lối sống là cả một quá trình bạn tìm hiểu xã hội và chính bản thân. Bởi vì xã hội là môi trường còn bản thân bạn là hạt giống.
Không khó để bắt gặp trong cuộc sống này một lối sống mà ta thường gọi là "lối sống giản dị" của con người. Và tôi tự hỏi, lối sống ấy là gì, mầm cây của xã hội hay của tự ý thức cá nhân?"

*Giải quyết vấn đề:
1. Giải thích điều bạn đang dịnh đề cập: lối sống là gì, giản dị là như thế nào?
2. Lối sống bao trùm lên 2 bình diện: vật chất và tinh thần
a) Giản dị trong vật chất:
- Giải thích
- Ví dụ lớn nhất: chủ tịch Hồ Chí Minh
- Giản dị trong vật chất do yếu tố nào quyết định: xã hội hay bản thân
- Đánh giá: tốt hay ko tốt, tốt thì phát huy ở mức độ nào, nếu còn hạn chế thì ở mặt nào, kết hợp với điều kiện gì thì hạn chế ấy giảm bớt...
- Những nhận định riêng của bản thân (đây là điều làm nên giá trị cho bài viết)
b) Giản dị trong lối sống tinh thần - sự suy nghĩ, quan niệm
- Giải thích: giản dị trong tinh thần là gì
- Một vài viídụ
- yếu tố nào quyết định?
- So sánh giản dị và giản đơn trong suy nghĩ (đây là phần quyết định tính sâu sắc và sáng tạo)
- Đánh giá: tốt hay ko tốt, tích cực ở đâu, hạn chế ở đâu?
- Làm sao để giản dị trong lối sống tinh thần nhưng ko hời hợt, thờ ơ với cuộc sống...
c) Kết hợp lối sống giản dị cả vật chất lẫn tinh thần như thế nào là tốt nhất.
3. Viết tất cả những gì bạn nghĩ về lối sống giản dị mà chưa có ở trên, liên hệ trong thời gian, không gian, văn hoá của dân tộc Việt Nam => trong con người tồn tại lối sống giản dị là nên hay ko, phát huy hay giảm bớt.... (sáng tạo và nghiêm túc trong suy nghĩ-> bạn sẽ có bài viết làm người khác phải suy nghĩ)

*Kết thúc: hãy để lại một câu nói của chính bạn khái quát toàn bộ quan niệm của bạn về vấn đề này. (Câu này sẽ hay và ấn tượng nếu bạn nghĩ mình đang để lại một châm ngôn cho cuộc sống)

Bình luận (0)
Diệu Huyền
20 tháng 8 2019 lúc 21:00

Hồ Chí Minh - Người cha già đáng kính của dân tộc,vị lãnh tụ vĩ đại và là một danh nhân văn hóa thế giới tại ba.Đặc biệt hơn tất cả là cốt cách thanh cao ,tâm hồn mộng mơ của Người.Lối sống của người giản dị,không cầu lễ họa mi:là một nhà chính trị gia kiệt xuất của dân tộc,đứng đầu là có khởi nghĩa giải phóng đất nước,tìm lại hòa bình trên miền đất quê hương,được người người tôn kính nhưng Bác chỉ sống trong một căn nhà sàn bé nhỏ,ngày ngày ăn cơm canh đạm bạc,quần áo cũ kĩ,đôi dép tông đi lâu ngày......Người sống hòa nhập với thiên nhiên,yêu thiên nhiên....Sống tràn đầy niềm tin hi vọng,lạc quan....

Giối trẻ ngày nay đã học tập được nhiều đức tính và cách làm việc ,cách sống cao đẹp của Bác.Các thanh niên đã biết sống vì tương lai của đất nước,tích cực trong các hoạt động xã hội,sống lạc quan và yêu đời,yêu thiên nhiên....Bên cạnh đó không ít các bạn trẻ ngày nay có một lối sống ích kỉ,chỉ biết làm những điều tốt cho bản thân,tham lam và toàn tỉnh,là những bộ phận đáng chê trách của xã hội.

Các bạn trẻ cần tạo cho mình một lối sống thật đẹp,lành mạnh và văn minh để bước xa hơn ở thế kỉ hội nhập này.

Bình luận (0)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
20 tháng 8 2019 lúc 21:07

Mỗi người có cho mình một tiêu chuẩn các nhau về cái đẹp. Có người thích cái đẹp kì vì, kiêu sa, có người cái thích nét đẹp mộc mạc, chân chất. Với cá nhân tôi, tôi cho rằng cái đẹp luôn đi liền với cái giản dị, tự nhiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tiêu biểu cho lối sống giản dị, thanh bạch mà đẹp đẽ ấy. Qua tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà, ta có thể phần nào thấy được vẻ đẹp giản dị trong con người vĩ đại ấy, từ đó cho ta những suy nghĩ về đức tính giản dị trong cuộc sống.

Trong tác phẩm của mình, Lê Anh Trà đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, sắc sảo, những dẫn chứng xác thức, đầy thuyết phục để làm nổi bật luận điểm then chốt: “Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị”. Qua bài viết, ta có thể thấy, dù là một con người vĩ đại với vốn văn hóa, vốn kiến thức sâu rộng, Bác vẫn luôn giữ được cho mình đức tính giản dị, cần, kiệm, liêm, chính. Nhờ vậy, hình ảnh Bác càng trở nên thanh cao, gần gũi, đẹp đẽ hơn trong trái tim dân tộc. Qua lối sống của Người, ta hiểu rằng đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý mà chúng ta cần rèn luyện cho mình.

Đức tính giản dị là sự đơn giản, không cầu kì, phô trương, sống sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân. Ai đó đã từng nói: “Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị”. Đúng vậy, giản dị là một phong cách sống đơn giản mà tinh tế. Người sống giản dị sẽ khiến cuộc sống của họ trở nên êm đềm, tĩnh tại, dễ chịu hơn; họ không cần phải quá chú trọng vào việc chăm chút cho vẻ bề ngoài cầu kì, không cần phô trương, không gây áp lực: Tính giản dị giúp người ta được thanh thản, nhẹ nhàng, xóa bỏ được những ưu tư, phiền muộn” (Khuyết danh). Giản dị cũng giúp thanh lọc tâm hồn, khiến hồn người ngày càng trở nên thanh cao, trong sáng và điềm tĩnh hơn; cái giản dị luôn đi cùng với nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác như khiêm tốn, thẳng thắn,… mà theo như cách nói của X. Batle: “Thiên tài và đức hạnh giống như viên kim cương: đẹp nhất là lồng trong chiếc khung giản dị”. Nói đến giới siêu giàu với khối tài sản khổng lồ trị giá hàng triệu USD, người ta có thể sẽ nghĩ ngay đến những ngôi nhà sang trọng đầy đủ tiện nghi, những khu nghỉ dưỡng cao cấp, những siêu xe đắt tiền,… Thế nhưng, vẫn có những tỉ phú, triệu phú có một cuộc sống giản dị đến khó tin, khiến hình ảnh của họ trong mắt công chúng càng trở nên đáng trân trọng hơn. Có thể kể đến như Tim Cook, CEO của hãng công nghệ Apple. Tim Cook thẳng thắn phản đối lối sống xa hoa, coi bình dị là nguyên tắc làm việc, là đạo đức nghề nghiệp của mình và coi đó là động lực để tiếp tục làm việc chăm chỉ hơn nữa.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người dễ bị cuốn hút bởi những thứ hào nhoáng, bóng bẩy mà xem nhẹ giá trị thực chất, mải mê chạy theo, học đòi những thói cầu kì, kiểu cách, kể cả những thú vui xa xỉ mà kinh tế gia đình chưa đáp ứng được, luôn muốn thể hiện mình,… Họ không biết rằng, vẻ đẹp tâm hồn mới chính là thứ làm nên giá trị của con người, và cái đẹp phải là cái phù hợp với hoàn cảnh, môi trường. Không phải lúc nào những thứ chói sáng, rực rỡ mới là đẹp. Trong một số trường hợp, đó còn có thể trở thành thứ lố bịch, kệch cỡm.

Cũng cần phân biệt rõ ràng rằng, giản dị không có nghĩa là tuềnh toàng, dễ dãi, sơ khoáng, càng không phải là lối sống khắc khổ, tự làm khổ mình. Chỉ cần nó phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với đạo đức xã hội, bạn hoàn toàn có thể giản dị một cách lộng lẫy, giản dị mà vẫn sang trọng.

Không cần màu mè, vẽ vời, vẻ đẹp từ chính bên trong tâm hồn bạn sẽ khiến bạn tỏa sáng. Cứ giản dị và bình tâm, cuộc đời bạn sẽ thanh thản biết bao nhiêu!

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
21 tháng 8 2019 lúc 13:19

Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thu Uyên
Xem chi tiết
Phạm Khánh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Tuân
Xem chi tiết
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc
Xem chi tiết
Bùi Trần Thanh Hương
Xem chi tiết
Nguyen Hoang Tuyet Nhi
Xem chi tiết
Phương Thu
Xem chi tiết
Hân Nguyễn
Xem chi tiết