Khái quát lịch sử thế giới trung đại

Nguyễn Trương Hương Gian...

Vì sao lãnh địa được gọi là 1 quốc gia thu nhỏ

Thien Tu
19 tháng 8 2019 lúc 8:55

lãnh địa phong kiến được hình thành sau sự tan rã của xã hội nguyên thủy ở châu Âu,trong một đất nước có nhiều lãnh địa khác nhau.Đứng đầu lãnh địa là Lãnh Chúa có quyền lực tối cao trong lãnh đìa (giống như một ông vua trong một đất nước thu nhỏ)nắm mọi quyền về kinh tế,chính trị ,luật pháp.Ngoài ra còn có tầng lớp nông nô,sống lệ thuộc vào Lãnh chúa ,phải nộp tô thuế và bị bóc lột .Trong lãnh địa còn sản xuất nông nghiệp,chăn nuôi cừu,bò...Hình thái kinh tế mang tính tự túc ,tự cấp (tự sản xuất và tiêu dùng),cô lập với thế giới bên ngoài.Nên thời kì phong kiến ở châu Âu quyền lực của các ông vua bị hạn chế .

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Hằng
19 tháng 8 2019 lúc 9:14

Lãnh địa là một quốc gia thu nhỏ vì

* Về mặt chính trị

- Nó có đầy đủ các cơ quan riêng về lập pháp và hành pháp, đều do lãnh chúa đứng đầu.

- Về tư pháp, nó có luật lệ riêng và mọi trường sống trong lãnh địa phải tuân theo luật lệ nó.

* Về kinh tế

- Nó có nền kinh tế riêng của nó, mặc dù tất cả các lãnh địa nói riêng và nhà nước chủ quản lớn nhất nói chung đều có nền kinh tế gần như là giống nhau, nhưng trong các lãnh địa sự phát triển sẽ khác nhau, nó có tính độc lập tương đối.

- Trong nền kinh tế lãnh địa, mỗi lãnh địa có một mức địa tô riêng, mức hoa lợi riêng dành cho tầng lớp nông nô và đối với hàng hóa các lãnh địa khác, quốc gia khác thì mỗi lãnh địa sẽ áp dụng một mức thuế khác nhau.

- Mỗi lãnh địa có cách quản lý kinh tế riêng của mình.

* Về mặt quân đội

- Mỗi lãnh địa có một quân đội riêng.

- Có cách thức phát triển quân đội riêng của mình.

Vì vậy, với tính chất độc lập tương đối về chính trị, quân sự và kinh tế, lãnh chúa có quyền cai quản lãnh địa của họ theo mong muốn và tham vọng của họ trên cơ sở trung thành với nhà nước chủ quản do đó mỗi lãnh địa như là một quốc gia thu nhỏ.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Tuấn
19 tháng 8 2019 lúc 20:16

Lời giải chi tiết:

* Lãnh địa phong kiến:

- Là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

- Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

- Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần:

+ Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại,… có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố.

+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu thuế.

* Đời sống kinh tế trong lãnh địa:

- Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô cho lãnh chúa.

- Nông nghiệp: Kĩ thuật sản xuất đã có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa do ngựa kéo,…

- Thủ công nghiệp: cũng chỉ hoạt động trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ,... lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

- Lãnh địa là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

* Đời sống chính trị trong lãnh địa:

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

- Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong đo lường riêng.

- Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng là một lãnh chúa lớn.

- Trong các lãnh địa, lãnh chúa sống cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

Chú ý:

Đời sống chính trị trong các lãnh địa chính là những biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu, khác với chế độ phong kiến tập quyền ở phương Đông.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thái Thị Quỳnh Như
Xem chi tiết
Trần Thuận VN
Xem chi tiết
lê quốc cường
Xem chi tiết
Bùi Ngọc Trân
Xem chi tiết
LynnLee
Xem chi tiết
Nguyễn Ngân
Xem chi tiết
Lê Phan Bảo Như
Xem chi tiết
Phan Mai Hoa
Xem chi tiết
Đinh Quỳnh Anh
Xem chi tiết