Hoàng Lê nhất thống chí- Ngô gia văn phái

Khánh Link

Trong hồi thứ XIV "Hoàng Lê nhất thống chí" ngòi bút của tác giả Ngô gia văn phái khi viết về hai cuộc tháo chạy(một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khấc biệt đó.

Thảo Phương
13 tháng 8 2019 lúc 15:30

- Tất cả đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại rất khác nhau:

- Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.

- Ở đoạn văn dưới, nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc theíet đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót. Là những cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.


Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
13 tháng 8 2019 lúc 17:06

Gợi ý làm bài:

Giới thiệu chung:

Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, gồm 15 người, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Các sáng tác của họ đều viết bằng chữ Hán, bao gồm nhiều thể loại của văn học đương thời (thơ, phú, truyện, ký…).

Đoạn trích thuộc hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chỉ (cuốn tiểu thuyết lịch sử theo lối chương hồi có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX), viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

Giải quyết vấn đề:

Cảm nhận vẻ đẹp của người anh hùng Nguyễn Huệ.

– Là một người mạnh mẽ, hành động quyết đoán: trong hơn một tháng, ông thực hiện được nhiều việc lớn: lên ngôi hoàng đế, “tự mình đốc suất đại binh” ra Bắc, mời Nguyễn Thiếp đến để hỏi kế sách, lẽ được thua, tuyển mộ quân sĩ chống quân Thanh.

– Là một người có trí tuệ, sáng suốt, nhạy bén trong cách dùng người: đối với tướng lĩnh, ông tin tưởng giao trọng trách, xử sự đủ tình đủ lí để họ cảm phục, trung thành hết mực. Đối với quân sĩ, ông thuyết phục bằng những lời dụ đi sâu vào lòng người, có tác dụng cao trong việc khích lệ tinh thần chiến đấu.

– Là một nhà quân sự xuất sắc, dụng binh như thần, oai hùng lẫm liệt và minh quân có tầm nhìn xa trông rộng: trên đường di chuyển, ông chọn được người tinh nhuệ, tổ chức quân đội hết sức bài bản, mưu trí, hành quân thần tốc, khí thế. Trước khi tiến công, ông nắm chắc thế trận trong tay, chiếm thế thượng phong ngay từ phút đầu. Đồng thời ông còn lo tính đến việc ngoại giao sau chiến tranh và kế sách làm cho nước giàu quân mạnh.

Mở rộng, liên hệ:

Những năm đất nước có chiến tranh, yêu nước là phải biết ra chiến trường. Ngày nay, trong thời kỳ xây dựng đất nước, yêu nước phải biến thành hành động cụ thể trong đời sống: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh, hoàn thành tốt nhiệm vụ lao động, học tập, đua tài đấu trí trên đấu trường quốc tế…

Phê phán những người sống thực dụng, chỉ biết vun vén cho quyền lợi cá nhân, biết đòi hỏi mà không biết cống hiến hoặc vô tâm, thờ ơ trước thời cuộc, luôn mang tư tưởng vọng ngoại, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc…

Bình luận (0)
minh nguyet
13 tháng 8 2019 lúc 22:44

Tham khảo:

– Tất cả đều tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại khác nhau:

+ Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hả hê sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.

+ Đoạn văn dưới nhịp điệu chậm hơn, miêu tả tỉ mỉ giọt nước mắt của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi nhà Lê… Âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.

– Vì các tác giả đều là những cựu thần của nhà Lê, nên không thể không có sự thương xót, ngậm ngùi cho tình cảnh của vua tôi Lê Chiêu Thống.Đấy là điều tạo nên sự khác biệt trong thái độ và cách miêu tả hai cuộc tháo chạy.

Bình luận (0)
肖战
13 tháng 8 2019 lúc 9:55

Tuy cùng miêu tả cuộc tháo chạy, các chi tiết đều là tả thực nhưng âm hưởng khác nhau:

Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh có nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng trước sự thảm bại của lũ cướp nước. Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống có nhịp điệu chậm rãi hơn, tác giả miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc theíet đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót

Có sự khác biệt trên là do các tác giả là những cựu thần của nhà Lê, trước sự sụp đổ của một vương triều mình từng phụng thờ nay đã sụp đổ, dù biết đây là kết cục không thể tránh khỏi nhưng cũng không tránh khỏi sự mủi lòng, thương cảm.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
13 tháng 8 2019 lúc 15:59

Điểm khác biệt trong ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy(một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống):

- Đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, ngòi bút miêu tả khách quan những vẫn ẩn chứa sự hả hê, sung sướng của người chiến thắng.

- Đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của vưa tôi Lê Chiêu Thống: nhịp điệu có phần chậm hơn, dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, âm hưởng ngậm ngì, xa xôi.

Có sự khác biệt đó bởi các tác giả vốn là cựu thần của nhà Lê nên không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình thờ phụng, mang ơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
thùy trâm
Xem chi tiết
thùy trâm
Xem chi tiết
Nguyễn phi hùng
Xem chi tiết
Hung Phi
Xem chi tiết
Le anhanh
Xem chi tiết
nguyễn xuân vũ
Xem chi tiết
Dung Thùy
Xem chi tiết
Hoàng Văn
Xem chi tiết
Lâm Hoàng
Xem chi tiết