Văn bản ngữ văn 7

Dino🦖🦖🦕🦕

Hãy phân tích biện pháp tu từ trong câu :
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ , một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận , hai thân vui vầy

Aurora
9 tháng 8 2019 lúc 15:37

tu từ : So sánh , điệp từ

Phân tích :

Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam,tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm,ngọt ngào trong ca dao,dân ca.Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ,tình cảm vợ chồng,...còn có nhiều bài nói về tình cảm anh em trong gia đình.Câu ca dao dưới đây nói về đạo lý làm người:
"Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy."
Trong ca dao dân ca,lối so sánh ví von được sử dụng khá phổ biến."Chân" và "tay" là những bộ phận trên cơ thể con người không thể thiếu được,không thể tách rời nhau.Thiếu chân hay tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế.Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp con người kể cả hình thể lẫn tinh thần.Cách nói so sánh rất hay,lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng,lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình,dòng họ.Anh em cùng được sinh trong một gia đình,cùng chung bác mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm.Anh em đâu phải người gì xa lạ,đều sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt,họ cùng chung huyết hệ,bên nhau từ thưở ấu thơ đến lúc về nhà.Từ mối quan hệ gia đình,nhân còn nói tới nghĩa vụ của anh em đối với nhau,đó là phải hòa thuận,giúp đỡ và yêu thương nhau.
Bình luận (1)
B.Thị Anh Thơ
9 tháng 8 2019 lúc 19:11

Biện pháp tu từ mà được dùng là: So sánh và điệp từ

Yêu nhau như thể tay chân muốn nói anh em yêu nhau như tay với chân không thể nào tách rời trên bộ phận cơ thể

Điệp từ anh em làm cho văn bản trở nên tình anh em càng gắn bó , thân thiết với nhau hơn

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
9 tháng 8 2019 lúc 15:31

Biện pháp tu từ : So sánh, điệp từ .

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ :

Bài ca dao bốn dưới đây nói về tình nghĩa anh ưm trong gia đình. Chữ "cùng" được điệp lại 2 lần để làm nổi bật mối quan hệ rất thân thiết của hai anh em trong gia đình: cùng chung cha mẹ(bác mẹ), cùng chung máu mủ ruột thịt (cùng thân):

"Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ,một nhà cùng thân"

Hai câu cuối là lời khuyên bảo anh em, chị em về cách sống, cách đối xử trong gia đình sao cho có tình nghĩa:

"Yêu nhau như thể chân tay,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy"

Tục ngữ có câu:"Anh em như thể chân tay".Chân với tay là hai bộ phận gắn bó của con người. Con người hoàn chỉnh không thể thiếu chân hoặc tay. Cũng như anh em ruột thịt phải biết yêu nhau, thương nhau, gắn bó đỡ đần nhau"như thể chân tay". Anh em phải sống hòa thuận, nghĩa là đoàn kết, đùm bọc, nhường nhịn nhau, anh thương em, em kính trọng anh. Anh em ruột thịt có biết "yêu nhau", có "hòa thận" thì cha mẹ mới "vui vầy" sống yên vui hạnh phúc. Các động từ: "yêu nhau" và "hòa thậu" nói lên cách sống, cách cư xử đầy tình nghĩa tốt đẹp của anh em, chị em trong gia đình.

Bình luận (1)
Dino🦖🦖🦕🦕
9 tháng 8 2019 lúc 15:27

Giúp mình mình đang cần gấp 👏👏👏

Bình luận (0)
Dino🦖🦖🦕🦕
9 tháng 8 2019 lúc 15:42

Điệp từ lớp 6 học chưa vậy

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Nam FF
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thủy Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoa
Xem chi tiết
Diễm Nguyễn
Xem chi tiết
Diễm Nguyễn
Xem chi tiết
Kirigawa Kazuto
Xem chi tiết
Nguyễn Đào Bảo Nhi
Xem chi tiết
Leona
Xem chi tiết