Văn bản ngữ văn 9

Nguyễn Tiến Đạt

Cái bóng có trong chuyện người con gái Nam Xương

Nguyen
24 tháng 7 2019 lúc 15:55

Chuyện người con gái Nam Xương là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Nguồn gốc của truyện bắt nguồn từ một truyện cổ tích dân gian tên là Vợ chàng Trương. Câu chuyện được xây dựng theo lối truyền kì. Tình huống dựa trên truyện cổ dân gian. Thế nên tính hoang đường trở thành yếu tố mang nhiều hàm nghĩa sâu sắc.

Hình tượng chiếc bóng trên tường của Vũ Nương là một yếu tố độc đáo. Chi tiết có vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện tình đầy ngang trái, oan khuất.

Trước hết, chi tiết cái bóng có ý nghĩa thắt nút. Nó gây ra mối hoài nghi trong lòng Trương Sinh.

Chi tiết cái bóng có ý nghĩa mở nút cho câu chuyện. Nó tháo gỡ nỗi hoài nghi trong Trương Sinh và minh chứng cho sự trong sạch của Vũ Nương. Chính nhờ cái bóng ở trên tường được bé Đản gọi là “cha” mà sau này chàng nó nhận ra nỗi oan của vợ. Bao nghi ngờ, oan ức đều được hóa giải nhờ vào chiếc bóng. Trương Sinh đã hiểu ra tất cả nhờ chi tiết cái bóng.

Chỉ bằng một tình tiết hết sức đơn giản, thế mà Nguyễn Dữ đã tạo nên một thiên truyện làm cảm động lòng người. Chính cách thắt nút và mở nút của câu chuyện qua chi tiết cái bóng này đã làm cho cái chết của Vũ Nương càng thêm oan khuất, có giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ, đã đẩy họ vào bước đường cùng không lối thoát.

Bình luận (0)
Quang Nhân
24 tháng 7 2019 lúc 16:00

Tham Khảo

I. Mở bài:

Khi nhắc đến tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ ta không thể không nhắc đến một trong những chi tiết tạo nên sự đặc sắc cho câu chuyện đó là cái bóng. Đây cũng là chi tiết thể hiện tài năng của tác giả trong cách tạo dựng và xây dựng tình huống truyện, là chi tiết thắt nút và mở nút cho cau chuyện. Đồng thời mang lại nhiều giá trị nhân đạo, tố cáo những mặt trái của xã hội phong kiến xưa.

II. Thân bài

- Phân tích chi tiết cái bóng qua 3 ý chính: Thắt nút, mở nút truyện; tạo kịch tính truyện và giá trị nhân đạo

a, Thắt nút, mở nút truyện:

- Thắt nút

+ Vũ Nương trong 'Chuyện người con gái Nam Xương' được tác giả Nguyễn Dữ gợi lên cho người đọc là một người con gái nết na, công dung ngôn hạnh. Nàng hết mực chung thủy với chồng và hiếu thảo với mẹ già nhưng lại gặp phải bi kịch oan trái. Và một trong những chi tiết tạo nên tình hướng truyện này cho nàng xuất phát từ 'cái bóng'.

+ Vì thương con, mỗi đêm Vũ Nương trỏ bóng mình nói với con là cha – bé đản tin thật rồi đêm kể với Trương Sinh “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông biết nói, chứ không như cha tôi trước khi chỉ nín thin thít…”. Chàng vốn tính hay ghen nên làm cái cớ nghi ngờ vợ thất tiết và đuổi vợ đi. Vũ nương không thể tự minh oan nên đã tìm đến cái chết để tự vẫn.

+ Như vậy, chi tiết cái bóng 1 này đã giúp xây dựng tình huống truyện, nó điểm thắt nút tạo nên bi kịch cho Vũ Nương, đồng thời tạo nên sự mâu thuẫn cho người đọc cảm thấy phẫn nộ và uất ức thay cho nàng. Do đó, chi tiết cái bóng đồng thời cũng góp phần tạo nên sự kịch tính và cao trào cho câu chuyện.

- Mở nút (giải quyết vấn đề): Chi tiết cái bóng thứ 2 là cái bóng của Trương Sinh
Nếu như chi tiết 'cái bóng 1' đẩy Vũ Nương vào chỗ chết thì cái bóng hai lại có ý nghĩa giải oan cho Vũ Nương.
Sau khi thấy bóng Trương Sinh, bé Đản liền gọi cha “trong một đếm phòng không vắng vẻ” chỉ

có hai cha con, bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường và nói: “Cha Đản lại đến kìa!” => từ đây Trương Sinh mới vỡ lẽ ra mọi chuyện và hiểu cho nỗi oan ức của vợ mình.

b, Giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương qua chi tiết cái bóng

- Chi tiết cái bóng không chỉ có vai trò thắt nút và mở nút cho tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương mà nó góp phần tô đậm thêm vẻ đẹp của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ. Nàng dùng cái bóng của mình để thể hiện thỏa nỗi nhớ chồng đang đi lính xa. Đây còn là phép ẩn dụ tình cảm vợ chồng gắn bó mà nàng dành cho chàng "như hình với bóng".

- Đồng thời, Vũ Nương dùng cái bóng cũng để bù đắp tình cảm cho con, xuất phát từ tình yêu vô bờ bến, dỗ dành con khi không có cha bên cạnh và nàng sẽ là người bù đắp cho những thiếu thốn ấy.

c, Giá trị tố cáo; cái bóng – mờ ảo + lời con trẻ = bi kịch oan khuất

- Chi tiết cái bóng được xem như ẩn dụ cho số phận của phụ nữ như bóng mờ ảo. Họ không có quyền được sống, không có quyền lên tiếng hay phản kháng để bảo vệ mình. => Qua đó, ta thật thương xót thay cho người phụ nữ dưới xã hội phong kiến xưa.

- Đồng thời, chi tiết cái bóng còn có giá trị phê phán, tố cáo xã hội phong kiến nam quyền bất công, lên án nạn nam quyền với những lễ giáo phong kiến hà khắc đẩy phụ nữ vào những bi kịch. Chỉ là một cái bóng - chi tiết mờ ảo hư vô nhưng lại có sức mạnh to lớn: đẩy Vũ Nương đến cái chết.

III. Kết bài

- Khẳng định được chi tiết cái bóng là nghệ thuật đặc sắc cho câu chuyện.

Cái bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá, góp phần tạo kịch tính và thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Cái bóng tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí. Cái bóng là thông điệp muôn đời cho mọi người: đã yêu thương nhau phải tin tưởng, đừng để cái bóng rình rập, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
24 tháng 7 2019 lúc 16:59

Chuyện người con gái Nam Xương là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Nguồn gốc của truyện bắt nguồn từ một truyện cổ tích dân gian tên là Vợ chàng Trương. Câu chuyện được xây dựng theo lối truyền kì. Tình huống dựa trên truyện cổ dân gian. Thế nên tính hoang đường trở thành yếu tố mang nhiều hàm nghĩa sâu sắc. Hình tượng chiếc bóng trên tường của Vũ Nương là một yếu tố độc đáo. Chi tiết có vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện tình đầy ngang trái, oan khuất. Trước hết, chi tiết cái bóng có ý nghĩa thắt nút. Nó gây ra mối hoài nghi trong lòng Trương Sinh. ---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến--- Chi tiết cái bóng có ý nghĩa mở nút cho câu chuyện. Nó tháo gỡ nỗi hoài nghi trong Trương Sinh và minh chứng cho sự trong sạch của Vũ Nương. Chính nhờ cái bóng ở trên tường được bé Đản gọi là “cha” mà sau này chàng nó nhận ra nỗi oan của vợ. Bao nghi ngờ, oan ức đều được hóa giải nhờ vào chiếc bóng. Trương Sinh đã hiểu ra tất cả nhờ chi tiết cái bóng. Chỉ bằng một tình tiết hết sức đơn giản, thế mà Nguyễn Dữ đã tạo nên một thiên truyện làm cảm động lòng người. Chính cách thắt nút và mở nút của câu chuyện qua chi tiết cái bóng này đã làm cho cái chết của Vũ Nương càng thêm oan khuất, có giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ, đã đẩy họ vào bước đường cùng không lối thoát.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
24 tháng 7 2019 lúc 17:39

_Tham khảo_ :

- Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
• Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
• Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
• Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
- Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện: Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng (một thứ mờ nhạt, vô nghĩa) đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn

Bình luận (0)
Thảo Phương
24 tháng 7 2019 lúc 18:50

Trong truyện đây được gọi là tạo tình huống

Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.

+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :

*Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
*Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
*Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện.
Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.

Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.

– Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.

Bình luận (0)
minh nguyet
24 tháng 7 2019 lúc 22:50

Tham khảo:

1. Mở bài

Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dư hay thường được gọi là Nguyễn Dữ là một danh sĩ thời Lê sơ và thời Mạc; quê ở tỉnh Hải Dương. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện được trích từ quyển Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền) Dẫn dắt vấn đề: ý nghĩa cái bóng.

2. Thân bài

Cái bóng trong câu chuyện là chi tiết tạo nên cách thắt nút cho câu chuyện Đối với Vũ Nương: trong những ngày chồng ra chiến trường, vì không muốn con thiếu vắng bóng người cha nên vào hằng đêm nàng chỉ vào cái bóng của mình và bảo đó là cha của bé Đản ⇒ Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên được tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng nít thin thít và không bao giờ bế nó. Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thủy chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương. Hậu quả làm Vũ Nương phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang để minh oan cho bản thân mình. Cái bóng trong truyện là chi tiết tạo nên mở nút cho câu chuyện Sau khi hiểu ra cái bóng chính là người cha mà bé Đản nhắc tới, Trương Sinh đã hiểu được nỗi oan của vợ. Nỗi oan ức mà Vũ Nương phải gánh chịu đều được bắt đầu và hóa giải vì cái bóng. Cách thắt nút và mở nút bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, có giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công đối với phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.

3. Kết bài

Nêu tóm lược giá trị nghệ thuật của hình tượng cái bóng Cái bóng được xem là chi tiết mang giá trị nghệ thuật cao: thắt nút và mở nút. Đánh giá và rút ra bài học Phê phán chế độ nam quyền dưới thời phong kiến.
Bình luận (0)
Đạt Trần
24 tháng 7 2019 lúc 23:01

Đề là gì bạn

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
25 tháng 7 2019 lúc 13:15

I. Mở bài:

Khi nhắc đến tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ ta không thể không nhắc đến một trong những chi tiết tạo nên sự đặc sắc cho câu chuyện đó là cái bóng. Đây cũng là chi tiết thể hiện tài năng của tác giả trong cách tạo dựng và xây dựng tình huống truyện, là chi tiết thắt nút và mở nút cho cau chuyện. Đồng thời mang lại nhiều giá trị nhân đạo, tố cáo những mặt trái của xã hội phong kiến xưa.

II. Thân bài

- Phân tích chi tiết cái bóng qua 3 ý chính: Thắt nút, mở nút truyện; tạo kịch tính truyện và giá trị nhân đạo

a, Thắt nút, mở nút truyện:

- Thắt nút

+ Vũ Nương trong 'Chuyện người con gái Nam Xương' được tác giả Nguyễn Dữ gợi lên cho người đọc là một người con gái nết na, công dung ngôn hạnh. Nàng hết mực chung thủy với chồng và hiếu thảo với mẹ già nhưng lại gặp phải bi kịch oan trái. Và một trong những chi tiết tạo nên tình hướng truyện này cho nàng xuất phát từ 'cái bóng'.

+ Vì thương con, mỗi đêm Vũ Nương trỏ bóng mình nói với con là cha – bé đản tin thật rồi đêm kể với Trương Sinh “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông biết nói, chứ không như cha tôi trước khi chỉ nín thin thít…”. Chàng vốn tính hay ghen nên làm cái cớ nghi ngờ vợ thất tiết và đuổi vợ đi. Vũ nương không thể tự minh oan nên đã tìm đến cái chết để tự vẫn.

+ Như vậy, chi tiết cái bóng 1 này đã giúp xây dựng tình huống truyện, nó điểm thắt nút tạo nên bi kịch cho Vũ Nương, đồng thời tạo nên sự mâu thuẫn cho người đọc cảm thấy phẫn nộ và uất ức thay cho nàng. Do đó, chi tiết cái bóng đồng thời cũng góp phần tạo nên sự kịch tính và cao trào cho câu chuyện.

- Mở nút (giải quyết vấn đề): Chi tiết cái bóng thứ 2 là cái bóng của Trương Sinh
Nếu như chi tiết 'cái bóng 1' đẩy Vũ Nương vào chỗ chết thì cái bóng hai lại có ý nghĩa giải oan cho Vũ Nương.
Sau khi thấy bóng Trương Sinh, bé Đản liền gọi cha “trong một đếm phòng không vắng vẻ” chỉ

có hai cha con, bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường và nói: “Cha Đản lại đến kìa!” => từ đây Trương Sinh mới vỡ lẽ ra mọi chuyện và hiểu cho nỗi oan ức của vợ mình.

b, Giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương qua chi tiết cái bóng

- Chi tiết cái bóng không chỉ có vai trò thắt nút và mở nút cho tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương mà nó góp phần tô đậm thêm vẻ đẹp của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ. Nàng dùng cái bóng của mình để thể hiện thỏa nỗi nhớ chồng đang đi lính xa. Đây còn là phép ẩn dụ tình cảm vợ chồng gắn bó mà nàng dành cho chàng "như hình với bóng".

- Đồng thời, Vũ Nương dùng cái bóng cũng để bù đắp tình cảm cho con, xuất phát từ tình yêu vô bờ bến, dỗ dành con khi không có cha bên cạnh và nàng sẽ là người bù đắp cho những thiếu thốn ấy.

c, Giá trị tố cáo; cái bóng – mờ ảo + lời con trẻ = bi kịch oan khuất

- Chi tiết cái bóng được xem như ẩn dụ cho số phận của phụ nữ như bóng mờ ảo. Họ không có quyền được sống, không có quyền lên tiếng hay phản kháng để bảo vệ mình. => Qua đó, ta thật thương xót thay cho người phụ nữ dưới xã hội phong kiến xưa.

- Đồng thời, chi tiết cái bóng còn có giá trị phê phán, tố cáo xã hội phong kiến nam quyền bất công, lên án nạn nam quyền với những lễ giáo phong kiến hà khắc đẩy phụ nữ vào những bi kịch. Chỉ là một cái bóng - chi tiết mờ ảo hư vô nhưng lại có sức mạnh to lớn: đẩy Vũ Nương đến cái chết.

III. Kết bài

- Khẳng định được chi tiết cái bóng là nghệ thuật đặc sắc cho câu chuyện.

Cái bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá, góp phần tạo kịch tính và thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Cái bóng tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí. Cái bóng là thông điệp muôn đời cho mọi người: đã yêu thương nhau phải tin tưởng, đừng để cái bóng rình rập, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trinh Ngoc Tien
Xem chi tiết
phạm thị hồng anh
Xem chi tiết
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Lê Tấn Sanh
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết