Văn bản ngữ văn 9

Phương Thu

Chỉ ra phép tu từ(ghi rõ)của 2 đoạn thơ sau và vt đoạn văn căn cảm nhận về 2 đoạn thơ:

a, Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

b, Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí.Bóng xuân sang

Giúp mk vs

Thảo Phương
16 tháng 7 2019 lúc 16:05

Trong hai câu thơ:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Bà huyện Thanh Quan đã sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ: chơi chữ đồng âm – đồng nghĩa, nhân hóa đôi và đảo ngữ. Hai câu thơ trên nằm trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả. Đèo Ngang xưa kia vốn là ranh giới ngăn cách đất nước ta trong một thời gian dài tạo ra hai khu vực riêng biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài. Khi làm bài thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã từ giã quê nhà là thành Thăng Long để lên đường vào Huế. Rời Đèo Ngang đây là bà rời Đàng Ngoài xưa để bước vào nơi Đàng Trong. Nỗi buồn sầu phải rời xa quê hương cùng với lịch sử xa xưa của Đèo Ngang đã khiến tâm hồn đa cảm của nữ sĩ đã khiến bà viết nên hai câu thơ thật buồn.

Nơi Đèo Ngang heo hút, sự sống con người vắng vẻ và xơ xác. Nhiều hơn là sự hoang dã của cỏ cây muông thú. Tiếng chim cuốc và chim đa đa vang lên khiến bà chạnh lòng nghĩ đến nỗi buồn riêng. Tiếng kêu của hai loài chim được liên tưởng đồng âm với hai danh từ “quốc” và “gia” nên thành loài chim “quốc quốc” và “gia gia”. Mặt khác, “quốc” có nghĩa là “nước” và “gia” có nghĩa là “nhà” vậy nên có sự tương ứng giữa nỗi buồn đau được nhân hóa của mỗi loài vật với tên gọi và tiếng kêu của chúng: con quốc đau lòng nhớ nước, con gia gia mỏi miệng thương nhà. Phép chơi chữ độc đáo ấy tạo nên nét riêng rất đặc sắc cho hai câu thơ.

Chẳng những vậy, hai câu thơ còn sử dụng phép đảo ngữ và phép đối. Theo cách viết thông thường, hai câu thơ trên sẽ được viết là: con quốc quốc nhớ nước đau lòng, cái gia gia thương nhà mỏi miệng (kêu). Nhưng nay, những động từ thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình đều được đảo lên phía đầu câu thơ đồng thời hai câu thơ có đối nhau rất nhịp nhàng: “Nhớ nước” – “Thương nhà”, “đau lòng” – “mỏi miệng”, “con quốc quốc” – “cái gia gia”. Điều đó góp phần quan trọng nhấn mạnh tâm trạng của chủ thể trữ tình trong hai câu thơ.

Bình luận (0)
Thảo Phương
16 tháng 7 2019 lúc 16:07

Biện pháp tu từ: nhân hóa. Hiệu quả nghệ thuật: ngọn gió mùa xuân hiện lên như một sinh thể có hồn với vẻ nhí nhảnh, tinh nghịch, duyên dáng.

Cảnh sắc mùa xuân buổi sáng mai trong thời khắc giao mùa. Cảnh xuân trong sáng, xinh tươi, thơ mộng... Thi nhân đắm say trong cảnh, lòng ngập tràn tình yêu với quê hương xứ sở, thiết tha niềm yêu đời, yêu cuộc sống.

Bình luận (0)
Khanh Tay Mon
17 tháng 7 2019 lúc 5:26

Tham khao:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái da da

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.

Bình luận (1)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
17 tháng 7 2019 lúc 16:04

a)

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái da da

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.

b,

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí Bóng xuân sang

Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được Hàn Mặc Tử miêu tả rất tinh tế, đặc sắc. Trước hết, mùa xuân hiện lên với làn nắng ửng. Nắng ửng không phải là nắng gay gắt chói chang của mùa hè, cũng không phải là cái nắng hanh hao nứt nẻ khô gầy của mùa đông mà đó là cái nắng mới, nắng mang theo sức sống. "Nắng ửng" vừa gợi ra cái trẻ trung phơi phới, gợi ra đôi má ửng hồng của người thiếu nữ, lại vừa gợi ra sự dịu nhẹ, trong trẻo của màu nắng. Bên cạnh sắc nắng vàng dịu nhẹ đầy sức sống đó là sắc vàng của những nếp nhà. Đó là màu vàng của những nếp nhà mà mái được lớp bằng rơm rạ. Ta hiểu đó là bức tranh thiên nhiên của xuân của một miền quê nào đó. Trong câu thứ ba, nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với phép nhân hóa đã cho thấy được những thanh âm và sự sinh động của mùa xuân. "Gió" mà lại biết "trêu". "Tà áo biếc" ở đây là gì? Đó có thể là tà áo dài của người thiếu nữ du xuân hay đó cũng có thể là "chiếc áo" của thiên nhiên mùa xuân. Thiên nhiên đất trời khi vào xuân không còn màu u ám ảm đạm nữa mà như khoác trên mình màu áo mới, đầy sức sống. "Sột soạt" là từ láy gợi ra những âm thanh tươi vui. Thiên nhiên và con người hiện ra gợi tả và gợi tình. Nghệ thuật nhân hóa ở câu cuối đã cho thấy sự quan sát và hồn thơ tinh tế của Hàn Mặc Tử khi có thể nhìn ra được bước đi của mùa xuân. Nếu như Hữu Thỉnh trong Sang thu có thể nhìn thấy được "Đám mây vắt nửa mình sang thu" thì ở đây, Hàn Mặc Tử có thể nhìn thấy "bóng xuân sang". Giàn thiên lí là hình ảnh đẹp gợi ra sự tươi mát và khiến bức tranh thiên nhiên mùa xuân giàu sức sống. Như vậy chỉ qua một khổ thơ, Hàn Mặc Tử đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân vừa tràn đầy sức sống vừa gợi cảm, thơ mộng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Cherry
Xem chi tiết
Bích Thủy
Xem chi tiết
Nobita
Xem chi tiết
Lê Phạm Nhật Minh
Xem chi tiết
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Phạm Nhật Minh
Xem chi tiết
Thúy Hằng
Xem chi tiết
Tuyết Lâm Như
Xem chi tiết