Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ

Hàn Vy

Có ý kiến cho rằng:Nét riêng của "Chuyện người con gái Nam Xương" là hai yếu tố thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành 2 phần.Phần truyền kì vừa làm cho câu truyện thêm lung linh,hư ảo vừa góp phần làm rõ những yếu tố ở phần thực. Bằng hiểu biết của em về "Chuyện người con gái Nam Xương",em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Nguyen
14 tháng 7 2019 lúc 15:49
Mở bài:

Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, nội dung chính…).

Nêu vấn đề nghị luận: các chi tiết kì ảo trong tác phẩm tạo được sự li kì, hấp dẫn đổng thời làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm.

Thân bài:

Luận điểm 1: Yếu tố kì ảo không có trong toàn bộ câu chuyện mà chỉ hiện lên tập trung, đậm nét trong cái kết mới mà Nguyễn Dữ sáng tạo nên. Các chi tiết kì ảo trong truyện làm cho tác phẩm trở nên li kì, hấp dẫn hơn.

Tuyến truyện về Phan Lang với các chi tiết về Linh phi, thuỷ cung, cuộc gặp gỡ của Phan Lang và Vũ Nương, hình ảnh Vũ Nương đi kiệu hoa hiện vể trên bến Hoàng Giang… là những sáng tạo của Nguyễn Dữ so với cốt truyện dân gian Vọ chàng Trương. Những chi tiết này làm cho câu chuyện trở nên lung linh kì ảo, tạo nên sự tò mò hấp dẫn cho người đọc. Cách kết cấu này cũng phức tạp và hấp dẫn hơn cách kết cấu của truyện cổ tích.

Nguyễn Dữ đã thành công trong việc sử dụng, sắp xếp hài hoà giữa yếu tố kì ảo và hiện thực. Các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực vể địa danh, vê’ thời điểm lịch sử, nhân vật và sự kiện lịch sử, những chi tiết thực vể trang phục của các mĩ nhân, về tình cảnh nhà Vũ Nương không người chăm sóc sau khi nàng mất… làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.

Luận điểm 2:Các chi tiết kì ảo làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm

Hình ảnh thuỷ cung nguy nga tráng lệ tượng trưng cho một thế giới tuyệt mĩ, hạnh phúc mà người phụ nữ nết na, giàu phẩm hạnh được sống xứng đáng. Chi tiết này thể hiện ước mơ thầm kín của Nguyễn Dữ trong việc “tích thiện phùng thiện”: Vũ Nương ở hiển, chịu đau khổ tủi nhục nhưng rồi sẽ được đền đáp xứng đáng. Chi tiết này cũng giúp hoàn thiện tính cách của Vũ Nương, làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nàng: nặng tình, nặng nghĩa, quan tầm đến chồng con, phẩn mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

Cách kết thúc truyện (Vũ Nương hiện về đẹp lộng lẫy, huyền ảo rồi biến mất) thể hiện ước mơ về công bằng của người phụ nữ và cũng là của chính tác giả: Vũ Nương được giải oan, sống trong nhung lụa giàu có và được bất tử nơi thuỷ cung.

Chi tiết kì ảo cuối truyện làm cho người đọc nghĩ vê’ một cái kết có hậu nhưng thực ra nó ẩn chứa bi kịch bên trong. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách c giữa dòng bởi nàng và chổng con vẫn âm dương chia ha đôi ngả, hạnh phúc dí vĩnh viễn rời xa. Hạnh phúc gia đình, thiên chức làm mẹ của Vũ Nương đã mã mãi bị tước đoạt. Tác giả đưa người đọc vào giấc chiêm bao rồi lại kéo chúng t; sực tỉnh giấc mơ để trở vê’ cõi thực, rằng Vũ Nương không thể trở vê’ hưởng hạnl phúc nơi dương gian được nữa. Sự ân hận muộn màng của người chồng hay đà] tràng giải oan đều không cứu vãn được hạnh phúc cho người phụ nữ. Đây là lò cảnh tỉnh của tác giả. Nó để lại dư vị ngậm ngùi trong lòng người đọc và là bài học thấm thìa về giữ gìn hạnh phúc gia đình.

* Nhận xét, đánh giá

Nguyễn Dữ đã sáng tạo các yếu tố kì ảo để giải oan cho Vũ Nương, thể hiện ước mơ công bằng cho người bất hạnh, đổng thời làm hoàn thiện thêm vẻ đẹp trong nhân cách của Vũ Nương.

Các chi tiết này cũng tăng thêm tính chất bi thương cho câu chuyện: Vũ Nương chỉ có thể được giải oan chứ không thể trở về sống hạnh phúc với chổng, nàng cũng mãi mãi không thể gặp con. Nàng chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc ở thế giới bên kia chứ không có trong đời thực. Cách kết thúc truyện đã phơi bày hiện thực và thể hiện nỗi xót xa, đau đớn của Nguyễn Dữ khi hiểu được bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Chế độ nam quyên, thói hồ đồ của người chổng trong gia đình, chiến tranh phi nghĩa của các tập đoàn phong kiến… đã gây ra bi kịch cho người phụ nữ.

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm (trong lời nói của Vũ Nương khi dặn dò chồng, nỗi nhớ khi xa chổng, lời minh oan và tuyệt vọng đẩy xót xa cay đắng của nàng…) cùng với việc sử dụng nhiều điển tích, điển cố, thành ngữ… làm nên một áng văn xuôi tự sự giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, sống mãi với thời gian.

Kết bài:

Khẳng định lại ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong việc làm nên thành công cho tác phẩm vể cả nội dung và nghệ thuật.

Khẳng định giá trị của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương nói riêng và Truyền kì mạn lục nói chung, khẳng định cái nhìn hiện thực và tinh thần nhân đạo trong những trang viết của Nguyễn Dữ.

Bình luận (0)
Thời Sênh
15 tháng 7 2019 lúc 8:39

Hỏi đáp Ngữ văn

Hỏi đáp Ngữ vănHỏi đáp Ngữ vănHỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
14 tháng 7 2019 lúc 17:10

Nguyễn Dữ là một trong những cây bút mở đầu nền văn xuôi chữ Hán. Ông đã đi tiếp con đường của thầy mình là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – học giỏi, thi đỗ làm quan rồi treo ấn từ quan về ở ẩn “đóng cửa, viết sách”. Trong thời kì ẩn dật, Nguyễn Dữ đã gia công sưu tầm, sao chép, biên soạn những câu chuyện kì dị trong dân gian để cho ra đời tập văn xuôi chữ Hán “ Truyền kì mạn luc”. Trong đó, “ Chuyện người con gái Nam Xương” để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, số phận của Vũ Nương, một nàng con gái đẹp người, đẹp nết.


Ngay từ đầu câu chuyện, Vũ Nương đã được giới thiệu là một người con gái “ thuỳ mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Về làm dâu nhà họ Trương, Vũ Nương luôn biết giữ gìn khuôn phép “ chưa từng để vợ chồng phải đến mức thất hoà”. Thời buổi chiến tranh loan lạc, chồng phải đi lính đánh giặc Chiêm, Vũ Nương ở nhà lo bề gia thất, phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy con thơ. Tiễn chồng ra đi, Vũ Nương không hề mơ tưởng đến việc chồng được “ đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ ” mà nàng chỉ mong “ ngày về được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Nếu không yêu thương chồng tha thiết, làm sao nàng có được niềm mong mỏi bình dị mà thân thương như vậy.



Tình cảm yêu thương chồng còn bộc lộ ở nỗi nhớ mênh mang mỗi khi “thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào nguôi được”. Tình yêu thương chồng của Vũ Nương thật bình dị mà sâu lắng biết là bao.



Ở nhà, đạo dâu con, nghĩa vợ chồng, tình mẹ con, nàng đều giữ gìn trọn vẹn, chu tất. Người mẹ chồng vì thương nhớ con mà ốm nặng, một tay Vũ Nương săn sóc thuốc thang, lễ bái thần Phật và lựa lời khôn khéo khuyên lơn. Trước khi mất, người mẹ chồng vẫn còn cảm thấy hạnh phúc vì có đứa con dâu hiếu thảo : “ sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn. Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.



Lời chúc phúc của người mẹ chồng đã không bao giờ thành sự thật. Tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với Vũ Nương sau những tháng ngày hy sinh, chờ đợi. Nhưng ,ngày Trương Sinh trở vể cũng là lúc bi kịch cuộc đời nàng xảy ra. Câu chuyện của bé Đản, đứa con trai vừa lên ba tuổi, về “ một người đàn ông đêm nào cũng đến” đã làm cho Trương Sinh nghi ngờ. Với bản tính hay ghen cộng thêm tính gia trưởng, thất học, Trương Sinh đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn. Giấu biệt lời con nói, Trương Sinh đã “ mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi” mặc cho Vũ Nương hết sức phân trần, mặc cho “hàng xóm can ngăn cũng chẳng ăn thua gì”. Bi kịch dâng tràn đến đỉnh điểm, không cách gì biện bạch được, Vũ Nương đành chọn con đường kết thúc cuộc đời mình ở bến Hoàng Giang để tự minh oan.



Thật ra, nỗi bất hạnh của Vũ Nương không phải bắt đầu ở tấn bi kịch này. Nỗi bất hạnh đến với Vũ Nương từ khi nàng chấp nhận cuộc hôn nhân với Trương Sinh. Từ đầu, ta đã nhận ra đây là một cuộc hôn nhân không bình đẳng. Vũ Nương vốn “ con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”, còn Trương Sinh muốn lấy được Vũ Nương chỉ cần “ nói với mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ”. Sự cách bức ấy cộng thêm cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ nam quyền phong kiến đã khiến cho Trương Sinh tự cho mình cái quyền đánh đuổi vợ không cần có chứng cứ rõ ràng. Trong những ngày làm dâu nhà họ Trương, Vũ Nương cũng đâu hạnh phúc hơn gì! Nàng phải luôn chịu đựng sự xét nét “ phòng ngừa quá sức” của chồng.



Lấy chồng không được bao lâu thì niềm vui “nghi gia nghi thất” của Vũ Nương bị mất đi bởi chồng “có tên trong số lính đi vào loại đầu”. Nàng thiếu phụ tuổi xuân còn phơi phới đã phải gánh chịu nỗi buồn “chiếc bóng năm canh” của đời người chinh phụ.



“Mặt biếng tô miệng càng biếng nói



Sớm lại chiều dòi dõi nương song



Nương song luống ngẩn ngơ lòng



Vắng chàng điểm phấn tô hồng với ai”

Rồi gánh nặng gia đình chồng cộng thêm noi cô đơn vì phòng không gối chiếc đã bào mòn tuổi xuân của Vũ Nương. Ta có thể cảm nhận được nỗi vất vả của nàng qua những vần điệu ca dao cổ:


“ Có con phải khổ vì con

Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng”



Hình như số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa đều có chung nỗi bất hạnh như thế!

Ở phần sau của câu chuyện, ta thấy Vũ Nương được sống sung sướng dưới Thủy cung, được kề cận với Linh Phi, vợ vua biển Nam Hải nhưng không vì thế mà ta thấy nàng hạnh phúc. Và làm sao có thể hưởng thụ hạnh phúc cho được khi quyền làm mẹ,làm vợ của nàng vĩnh viễn không còn? Bi kịch vẫn đeo bám theo Vũ Nương vào tận chốn Thủy cung huyền bí. Người đọc càng cảm thấy xót xa hơn khi nghe câu nói của nàng ở cuối truyện: “ Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”. Âm dương đã cách trở đôi đường. Hạnh phúc bị tan vỡ khó lòng hàn gắn lại được. Kết thúc câu chuyện bi đát này là một khoảng vắng mênh mông, mờ mịt… Đằng sau yếu tố hoang đường, câu chuyện về nàng Vũ Nương mang đậm tính hiện thực và thấm đẫm tinh thần nhân đạo.

Câu chuyện kể với nhiều tình tiết bất ngờ. Cách kết thúc có hậu cộng với các chi tiết kì ảo hoang đường trong câu chuyện đã thu hút người đọc, giúp người đọc cảm thông hơn với cuộc đời và số phận của Vũ Nương.


Câu chuyện đã kết thúc, nhưng hình ảnh Vũ Nương vẫn hiện lên với tất cả vẻ đẹp của tấm lòng vị tha, chung thủy. Phẩm chất sáng ngời đó cùng với câu chuyện về cuộc đời, nỗi oan khuất của nàng mãi mãi sống trong lòng người như một bản cáo trang về chế độ phong kiến nam quyền bất công, độc đoán.

“ Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương…” ( Lê Thánh Tôn)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đức Dương
Xem chi tiết
_san Moka
Xem chi tiết
Hoàng Minh Duy Nam
Xem chi tiết
Trang
Xem chi tiết
Trúc Nguyệt
Xem chi tiết
kamado tanjirou
Xem chi tiết
Như Phạm Ngọc
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
Ánh Ngọc
Xem chi tiết