Văn bản ngữ văn 8

Khanh Tay Mon
1.Thuyết minh hoa vạn thọ

2.Viết 1 đoạn văn cảm nhận về khổ 3,khổ 4 của bài thơ ÔNG ĐỒ

Bastkoo
12 tháng 7 2019 lúc 6:19
Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người. Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng: "Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu?" Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái: "Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu"... "Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận! Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương: "Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay". Ba chữ "vẫn ngồi đây" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ồng đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót! Bài thơ "Chợ Đồng" của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét", chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xáo xác" mà thôi: "Hàng quán người về nghe xáo xác, Nợ nần năm hết hỏi lung tung".' Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi: "Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài trời mưa bụi bay... Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thắm"? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn. Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta. Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài hoa, ta lại tiếc thương nền văn hóa Nho học truyền thống của quê hương đã lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi. Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?
Bình luận (2)
Quang Nhân
12 tháng 7 2019 lúc 6:34

Em tham khảo ý dưới đây để viết nhé.

Câu 2 :

Khổ 3:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu...” Không gian: đìu hiu, vắng vẻ. Cụm từ “mỗi năm một vắng” không chỉ thể hiện khung cảnh hiu quạnh mà còn thể hiện sự suy tàn dần của nét đẹp truyền thống. Theo thời gian, truyền thống cho chữ ngày xuân ngày càng bị quên lãng, bị phai nhạt dần. Câu hỏi tu từ “Người thuê viết nay đâu?” là nỗi lòng đầy xót xa của tác giả trước sự mai một của nét văn hóa cổ truyền, về sự thay đổi của lòng người. Giấy “không buồn thắm”, mực “đọng trong nghiên sầu”: hình ảnh đượm nỗi buồn làm cho không gian ngày xuân của ông đồ trở nên đìu hiu và quạnh quẽ, nỗi buồn của một người, của một nét đẹp bị lãng quên

b. Khổ 4:

“Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay” Hình ảnh “lá vàng rơi” mang đượm nét buồn của tiết trời khô héo, gợi lên không goan ảm đạm, lạnh lẽo. Ông đồ, vẫn giữa dòng phố xá du xuân, nhưng lạc lõng, đơn độc như một cái bóng vô hình. Không ai để ý và cũng chẳng ai hay có một ông đồ với mực tàu và giấy đỏ như thế. Dường như ta thấy một ông đồ: buồn bã, chán nản như một khối sầu thảm giữa cái rộng ràng của phố phường ngày xuân.
Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
12 tháng 7 2019 lúc 7:41

Câu 1 :

Tham khảo :

Thuở xưa, ở mảnh vườn nhà nào cũng có những cây vạn thọ, đứng chung với các vạt rau xanh, chỉ tới gần Tết mới bùng lên rực rỡ.

Vạn thọ không có hương, mùi lá hăng hăng kiểu họ ngải nhưng đây là mùi rất đặc trưng đầy mê hoặc. Nếu như giới trẻ đều hướng tới những loài hoa khuê các cầu kỳ: hồng, lan, lys… thì với người già bình dân đều muốn mình có chậu vạn thọ để trước thềm hay trong bó hoa cúng ông bà tổ tiên đều có bông bạn thọ giản dị lẫn chung với hoa vườn nhà. Bông vạn thọ có lúc thịnh lúc suy nhưng vẫn hiện hữu trong dịp Tết như một giá trị vững bền về điều ước cao quý của con người đó là sức khỏe, là bậc cao niên thọ khỏe để hưởng cảnh viên mãn cùng con cháu.

Ngày nay, sau nhiều năm tưởng đã dạt xa vào cõi nhớ thì vạn thọ trở lại như một nền thưởng thức mới không thua kém bất cứ loài hoa nào dịp Tết. Bởi cùng với cúc, vạn thọ là loài hoa bền nhất, chịu được tất cả những gì mà thiên nhiên dành cho mình. Không như xưa chỉ có hai loại kép và đại đóa với thân cao thì nay nhiều giống mới được trồng với đủ màu sắc vàng sậm, vàng nhạt, lai đỏ, thấp nhỏ tỏa tán… vừa hiện đại vừa cổ kính.

Nếu như các loài hoa Tết khác như cúc, thược dược, mãn đình hồng, huệ, lys…trồng rất công phu với thời gian chăm sóc lâu thì vạn thọ trồng rất đơn giản, chỉ 45 ngày có hoa nên gần Tết người nông dân mới gieo hạt ươm để vào chậu. Vì vẫn coi là hoa vườn nên giá trị của vạn thọ mãi vẫn chỉ bằng khoản tiền lẻ so với giá các loài hoa khác, từ 15.000 tới 25.000 đồng. Dù là hoa mộc mạc quê mùa nhưng vẫn là loài hoa yêu quý nhất được mọi người chọn mua ngay, không phải tính toán so đo. Và vạn thọ cũng là loài hoa được bán hết đầu tiên của vụ Tết.


Ngày nay, phố phường hiện đại, nhiều loại hoa sang trọng quý phái, đắt tiền nhưng trước thềm nhà không có một vài chậu vạn thọ thì cảm thấy trống vắng. Bởi chúng ta ai không có cha mẹ, vạn thọ chính là lời chúc từ trái tim đầy cảm xúc chân thành nhất dành cho song thân yêu quý của mình.

Câu 2 :

Bạn tham khảo rồi viết thành đoạn văn nhé :

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vần ngồi đó
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay"...
(ông đồ - Vũ Đình Liên)

Bài làm
Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.
Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?"
Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:
"Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu"...
"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!
Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương:
"Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay".
Ba chữ "vẫn ngồi đây" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ồng đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!
Bài thơ "Chợ Đồng" của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét", chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xáo xác" mà thôi:
"Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung".'
Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi:
"Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay...
Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thắm"? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn.
Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta. Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài hoa, ta lại tiếc thương nền văn hóa Nho học truyền thống của quê hương đã lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi.
Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
12 tháng 7 2019 lúc 8:41
Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người. Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng: "Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu?" Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái: "Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu"... "Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận! Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương: "Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay". Ba chữ "vẫn ngồi đây" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ồng đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót! Bài thơ "Chợ Đồng" của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét", chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xáo xác" mà thôi: "Hàng quán người về nghe xáo xác, Nợ nần năm hết hỏi lung tung".' Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi: "Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài trời mưa bụi bay... Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thắm"? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn. Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta. Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài hoa, ta lại tiếc thương nền văn hóa Nho học truyền thống của quê hương đã lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi. Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?
Bình luận (0)
Thời Sênh
12 tháng 7 2019 lúc 8:50
Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người. Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng: "Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu?" Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái: "Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu"... "Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận! Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương: "Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay". Ba chữ "vẫn ngồi đây" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ồng đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót! Bài thơ "Chợ Đồng" của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét", chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xáo xác" mà thôi: "Hàng quán người về nghe xáo xác, Nợ nần năm hết hỏi lung tung".' Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi: "Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài trời mưa bụi bay... Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thắm"? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn. Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta. Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài hoa, ta lại tiếc thương nền văn hóa Nho học truyền thống của quê hương đã lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi. Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?
Bình luận (0)
minh nguyet
12 tháng 7 2019 lúc 8:56

Em tham khảo nhé!!!

Câu 2:

Vũ Đình Liên là một con người rất đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, nghiên cứu văn học và dạy học. Ông cũng là một nhà thơ tích cực của phong trào thơ mới, tuy nhiên, nhắc đến ông người ta mới chỉ nhớ mặt chỉ tên qua tác phẩm thơ “Ông đồ”. Ông đồ là bài thơ viết là sự “sa cơ lỡ vận” của một một lớp người trong xã hội, đó là những nhà Nho, khi xã hội thay đổi, cách nhìn nhận đối với nhà Nho không còn được như những giai đoạn trước đó thì những ông đồ trở nên lạc long và bị gạt ra ngoài lề của xã hội. Bài thơ cũng thể hiện sự cảm thông, xót thương của nhà thơ , cũng như nỗi niềm hoài cổ tiếc thương cảnh cũ người xưa một cách âm thầm mà da diết. Nếu như hai khổ thơ đầu của bài thơ, nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện nỗi niềm hoài cổ khi khắc họa lại không khí tấp nập, nhộn nhịp cùng tâm trạng háo hức của những con người đến xin chữ. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa xưa, xin chữ đầu năm để mong mọi sự may mắn, tốt lành. Tuy nhiên, khi xã hội đã thay đổi, những định kiến về nền nho học thay đổi thì khung cảnh náo nức, nền Nho học không còn được coi trọng như trước thì sự nhộn nhịp ấy cũng không còn. Việc xin chữ cũng không còn là sở thích của con người trước đây nữa. Nhà thơ đã vẽ ra bức tranh thơ với thời gian tuần tự, từ những dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, đến thực tại xót xa: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu” Trái ngược với cái không khí trong quá khứ, khi nền Nho học còn được trọng dụng, khi chữ Nho còn là niềm đam mê của nhiều người: “Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài” thì thực tại có chút đối lập, thậm chí có sự phũ phàng. Nhà thơ Vũ Đình Liên đã thể hiện nỗi lòng xót xa khi chứng kiến thực tại này: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”. Theo thời gian, dòng người xin chữ cũng dần vắng, không khí tấp nập khi xưa, những lời ngợi khen khi xưa cũng không còn, không khí vắng lặng đến xót xa. “Người thuê viết nay đâu” là một câu hỏi tu từ của nhà thơ, thể hiện sự hồi tưởng quá khứ, tâm trạng xót xa khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng này. “Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiêng sầu” “Giấy đỏ” là loại giấy mà các ông đồ dùng để viết những chữ Nho. Nhưng nay, sắc đỏ của giấy cũng trở nên nhạt nhòa “giấy đỏ buồn không thẳm”. “Mực” là một chất liệu mà các ông đồ dùng để viết chữ, mực thường ở trong các nghiêng, khi viết thì các ông đồ sẽ mài mực để viết. Tuy nhiên, nghiêng mực ngày nay cũng không được chấm viết mà đọng lại thành dòng trong nghiêng “mực đọng trong nghiêng sầu”. Ở đây, nhà thơ Vũ Đình Liên đã sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng. Giấy và mực là những vật dụng vô tri vô giác. Nhưng trước những hoàn cảnh thực tại thì những vật tưởng chừng vô tri vô giác ấy cũng biết “buồn”, biết “sầu’. Qua hình ảnh giấy, mực, nhà thơ cũng thể hiện một cách kín đáo sự xót xa của mình đối với sự “thất sủng” của nền Nho học cũng như sự đồng cảm đối với những ông Đồ. “Ông Đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay” Vẫn công việc đó, vẫn vị trí đó nhưng thời thế đổi thay, hoàn cảnh hiện tại của những ông đồ đáng thương đến mức xót xa. “Ông đồ vẫn ngồi đấy” thể hiện được tĩnh tại, ở sự không đổi thay của con người. Tuy nhiên, lòng người đã đổi khác “Qua đường không ai hay”, dòng người qua lại vẫn tấp nập như vậy nhưng dường như hình ảnh của ông đồ giờ đây đã trở nên nhạt nhòa. Do vậy mà dù vẫn “ngồi đó”, nhưng “không ai hay”, sự đơn độc, lạc long của ông đồ được tái hiện vô cùng chân thực. Sự vô tình của con người khiến cho hình ảnh ấy càng trở nên đáng thương, cô độc đến cùng cực. Nên ông đồ dù vẫn hiện hữu nơi góc phố năm nào, giấy đỏ, mực tàu vẫn sẵn sàng song đối với người đi đường cùng tâm lí đổi thay của thời thế khiến tất cả trở nên vô hình. “ Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay” Sự nhộn nhịp của dòng người đối lập hoàn toàn với khung cảnh vắng lặng nơi ông đồ cho chữ. Sự vắng vẻ, hiu quạnh nơi ông đồ cho chữ được đẩy lên cực điểm. Dường như sự xót xa của lòng người và sự xót xa của thiên nhiên đất trời đã hòa quyện làm một. “Lá vàng rơi trên giấy” có thể là hình ảnh thực song cũng có thể là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Không gian vắng lặng, vắng vẻ khiến chiếc lá vàng rơi và lưu lại trên giấy mà không ai hay. Tuy nhiên, “lá vàng” lại là biểu tượng của mùa thu tàn úa, chia lí. Hiểu theo nghĩa này ta có thể thấy thiên nhiên thể hiện sự đồng cảm của mình với hoàn cảnh thực tại của nho học. “Ngoài trời mưa bụi bay” cũng có thể hiểu là dòng nước mắt xót thương của thiên nhiên với thực tại. Như vậy, bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên là một bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn bình dị mà không kém phần sâu sắc, cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó thể hiện sự xót xa, hoài nhớ với quá khứ huy hoàng của nền Nho học xưa. Tiếc thương cho lớp người vốn được trọng dụng mà giờ trở nên bọt bèo, lạc lõng đến đáng thương.

Bình luận (0)
Quang Nhân
12 tháng 7 2019 lúc 6:29

Tham Khảo

1. Thuyết minh về hoa vạn thọ

Mùa xuân về, hoa vạn thọ lại nở vàng khắp nơi. Loài hoa mang một cái tên với hàm nghĩa trong sáng, cao quý: mong cho ông bà, cha mẹ được trường thọ. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhiều gia đình thường trưng bình hoa vạn thọ ở vị trí trang trọng trong ngôi nhà của mình. Đi với tên hoa vạn thọ này là một câu chuyện cổ tích cảm động lưu truyền trong dân gian về sự trường thọ và lòng hiếu thảo của đứa con đối với cha mẹ.

Chuyện kể, ngày xưa có một em bé nghèo, mẹ mất sớm nên sống với cha. Em rất khéo tay nên đã học được nghề chạm khắc.

Năm đó cha em đau nặng. Họ hàng dù đã hết sức giúp đỡ nhưng ai cũng nghèo nên đành chịu. Nghe người ta mách bảo, em bé biết ở vùng dưới có một ông nhà giàu đang cất nhà mới, cần thợ chạm trổ cột kèo. Em tìm đến xin làm, mong kiếm ít tiền về thuốc ***** cha. Gặp em, ông nhà giàu cho biết là nhà đã thuê đủ thợ rồi. Nhưng bỗng nhiên ông ta lại hỏi: Nếu biết có ai tài, cây chết rồi, vẫn làm sống lại được thì sẽ thưởng tiền và cho một ít thóc gạo.

Nghe ông nhà giàu nói vậy, em bé nhìn ra sân, nhìn lên bàn thờ nhà hắn, ngẫm nghĩ rồi xin nhận lời. Hai bên giao ước xong, em bé chỉ một dây bầu sắp leo lên đến giàn ở ngoài sân, bảo ông nhà giàu ngắt ngọn đi, em sẽ làm cây sống lại.

Chờ sáng, ông nhà giàu dậy sớm ra chỗ cái gốc bầu bị ngắt ngọn để cắt rễ thì đã thấy cây bầu sống lại thật. Đợi em bé đến, ông ta vội khen rồi chỉ con gà trống tơ đang ăn ngoài sân, thách thức: Tao làm thịt nó, mày cầm lông về mai mày làm cho nó sống lại nhé! Em bé nhận bộ lông gà đủ các màu xanh trắng, tía ra về. Hôm sau em trở lại, mang theo một con gà trống tơ, đưa cho ông nhà giàu xem. Ông ta trố mắt ngạc nhiên, lẩm bẩm: Đúng là nó rồi!

Ông nhà giàu không biết trả lời sao đành phải chịu thua cuộc em bé. Em bé nhận tiền và thóc rồi mang về lo cho cha.

Thấy con mang tiền và thóc về, người cha mừng rỡ lạ lùng. Khi người cha khỏi bệnh thì tiền kia thóc kia cũng không còn nữa. Đến ngày giỗ mẹ, em chọn những cọng rơm to đẹp nhất, cắt ra thành những sợi thật nhỏ rồi bó túm lại, dưới thắt thật chặt, trên thì cho xòe ra. Em hái mấy cái lá lúa xanh, buộc thêm vào làm đài hoa rồi cắm vào ống tre, đặt lên bàn thờ cúng mẹ.

Người cha nhìn thấy khen con khéo tay trông giống như hoa thật. Sau khi cúng mẹ, nhớ lời khen của cha, em liền đem một bông hoa kia đến ông nhà giàu bữa trước và nói: Con có bông hoa lạ mang đến để biếu ông và cám ơn ông đã thưởng cho tiền, thóc ngày trước.

Ông nhà giàu vui vẻ nhận hoa rồi gặng tìm hiểu xem là hoa thật hay giả. Em bé chậm rãi trả lời: Muốn nói thật cũng được mà nói giả cũng được ạ. Thật vì nó có thật mà giả vì nó không phải từ cây mà từ tay người làm ra. Rồi em tiếp luôn: Con xin phép được đố ông một câu vì con nghe nói ông giỏi về chuyện giải các câu đố lắm!

Em bé chỉ vào đóa hoa, bảo: Con đố ông hoa này có bao nhiêu cánh. Ông đoán trúng, con sẽ đến ở giúp việc không công cho ông ba tháng. Còn nếu ông đoán sai, con chỉ xin ông ít vải để may cho cha con một bộ quần áo mới. Tết sắp đến rồi. Nghe vậy, ông nhà giàu rất tự tin, nhưng rồi nhìn vào bông hoa một lúc, xin được đếm. Em bé cũng bằng lòng. Loay hoay mãi, lão ta không tài nào đếm được vì cánh hoa nhiều quá, cứ xúm xít xen lẫn vào. Xế chiều, lão trả lời bừa: Bông hoa này có vừa đúng một nghìn cánh! Em bé từ từ lên tiếng: Vậy thì ông sai rồi! Vì ông đã quên rằng hoa nào thì cũng có cánh và có nhụy, ông đã đếm cả cánh và nhụy gộp lại với nhau. Những cái ngắn hơn nhỏ hơn một chút là nhụy. Hoa này gồm nhiều hoa nhỏ ghép lại, mỗi hoa có bốn cánh và một nhụy ở giữa. Hoa này có cả thảy tám trăm cái cánh, hai trăm cái nhụy!

Sau đó, em bé nhận được mấy thước vải về may áo tết cho cha. Tiếng lành đồn xa, sau đó, hai cha con về kinh, làm nghề chạm khắc cho cung vua. Một lần em bé thông minh, tài giỏi ấy được gặp cháu thần cây là thần Tiêu Lá. Nghe chuyện, thần đã tạo nên một giống hoa để người đời nhớ mãi tấm lòng của chú bé chí hiếu kia. Hoa có hình dáng rất giống cái bông hoa kết bằng rơm của em bé ngày xưa. Hoa cũng có màu vàng như rơm, đẹp tươi hơn rơm, mà cũng nở vào dịp Tết. Dân gian gọi loài hoa ấy là Vạn thọ.

Vạn thọ là một cây dễ trồng, dễ chăm, dễ cho hoa và giàu ý nghĩa. Ở miền Tây Nam bộ, người ta ươm hột vào đúng Rằm tháng Mười, thì hoa sẽ nở vào dịp ngày đầu năm mới. Loài hoa gắn liền với ước mơ sức khỏe, trường thọ (Ảnh: Minh Thương) Khi không khí đang tràn ngập, người ta chọn những cây có hoa bụ bẫm, cẩn thận cho vào chậu rồi bưng để một vị trí thích hợp trong nhà. Trên cành treo đôi cánh thiệp hồng chúc xuân. Vậy là ba ngày Tết, sắc xuân ngập tràn từ nhà đến ngõ xóm đường thôn.

Ngoài sự hiện diện như một đặc trưng cho năm mới, vạn thọ còn là loài hoa nở nhiều bông, lâu tàn, có hương thơm đặc biệt nên được coi là sự biểu trưng cho trường thọ và tấm lòng thơm thảo của những đứa con đối với cha mẹ.

Tên của loài hoa này còn là cả một lời chúc cho ông bà, cha mẹ và tất cả mọi người ai ai cũng được sống lâu trăm tuổi với những người thân của mình. Vạn thọ là mơ ước của nhiều người khi năm mới đến,… Có lẽ với ý nghĩa đó mà trong dân gian xưa cũng lưu truyền câu chuyện kể cổ tích về loài hoa này chăng?

Bình luận (1)
Khinh Yên
12 tháng 7 2019 lúc 6:33

1.Thuyết minh hoa vạn thọ

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhiều gia đình thường trưng bình hoa vạn thọ ở vị trí trang trọng trong ngôi nhà của mình. Đi với tên hoa vạn thọ này là một câu chuyện cổ tích cảm động lưu truyền trong dân gian về sự trường thọ và lòng hiếu thảo của đứa con đối với cha mẹ. Chuyện kể, ngày xưa có một em bé nghèo, mẹ mất sớm nên sống với cha. Em rất khéo tay nên đã học được nghề chạm khắc. Năm đó cha em đau nặng. Họ hàng dù đã hết sức giúp đỡ nhưng ai cũng nghèo nên đành chịu. Nghe người ta mách bảo, em bé biết ở vùng dưới có một ông nhà giàu đang cất nhà mới, cần thợ chạm trổ cột kèo. Em tìm đến xin làm, mong kiếm ít tiền về thuốc ***** cha. Gặp em, ông nhà giàu cho biết là nhà đã thuê đủ thợ rồi. Nhưng bỗng nhiên ông ta lại hỏi: Nếu biết có ai tài, cây chết rồi, vẫn làm sống lại được thì sẽ thưởng tiền và cho một ít thóc gạo.

Nghe ông nhà giàu nói vậy, em bé nhìn ra sân, nhìn lên bàn thờ nhà hắn, ngẫm nghĩ rồi xin nhận lời. Hai bên giao ước xong, em bé chỉ một dây bầu sắp leo lên đến giàn ở ngoài sân, bảo ông nhà giàu ngắt ngọn đi, em sẽ làm cây sống lại.

Chờ sáng, ông nhà giàu dậy sớm ra chỗ cái gốc bầu bị ngắt ngọn để cắt rễ thì đã thấy cây bầu sống lại thật. Đợi em bé đến, ông ta vội khen rồi chỉ con gà trống tơ đang ăn ngoài sân, thách thức: Tao làm thịt nó, mày cầm lông về mai mày làm cho nó sống lại nhé! Em bé nhận bộ lông gà đủ các màu xanh trắng, tía ra về. Hôm sau em trở lại, mang theo một con gà trống tơ, đưa cho ông nhà giàu xem. Ông ta trố mắt ngạc nhiên, lẩm bẩm: Đúng là nó rồi!

Ông nhà giàu không biết trả lời sao đành phải chịu thua cuộc em bé. Em bé nhận tiền và thóc rồi mang về lo cho cha.

Thấy con mang tiền và thóc về, người cha mừng rỡ lạ lùng. Khi người cha khỏi bệnh thì tiền kia thóc kia cũng không còn nữa. Đến ngày giỗ mẹ, em chọn những cọng rơm to đẹp nhất, cắt ra thành những sợi thật nhỏ rồi bó túm lại, dưới thắt thật chặt, trên thì cho xòe ra. Em hái mấy cái lá lúa xanh, buộc thêm vào làm đài hoa rồi cắm vào ống tre, đặt lên bàn thờ cúng mẹ.

Người cha nhìn thấy khen con khéo tay trông giống như hoa thật. Sau khi cúng mẹ, nhớ lời khen của cha, em liền đem một bông hoa kia đến ông nhà giàu bữa trước và nói: Con có bông hoa lạ mang đến để biếu ông và cám ơn ông đã thưởng cho tiền, thóc ngày trước.

Ông nhà giàu vui vẻ nhận hoa rồi gặng tìm hiểu xem là hoa thật hay giả. Em bé chậm rãi trả lời: Muốn nói thật cũng được mà nói giả cũng được ạ. Thật vì nó có thật mà giả vì nó không phải từ cây mà từ tay người làm ra. Rồi em tiếp luôn: Con xin phép được đố ông một câu vì con nghe nói ông giỏi về chuyện giải các câu đố lắm!

Em bé chỉ vào đóa hoa, bảo: Con đố ông hoa này có bao nhiêu cánh. Ông đoán trúng, con sẽ đến ở giúp việc không công cho ông ba tháng. Còn nếu ông đoán sai, con chỉ xin ông ít vải để may cho cha con một bộ quần áo mới. Tết sắp đến rồi.

Nghe vậy, ông nhà giàu rất tự tin, nhưng rồi nhìn vào bông hoa một lúc, xin được đếm. Em bé cũng bằng lòng. Loay hoay mãi, lão ta không tài nào đếm được vì cánh hoa nhiều quá, cứ xúm xít xen lẫn vào. Xế chiều, lão trả lời bừa: Bông hoa này có vừa đúng một nghìn cánh!

Em bé từ từ lên tiếng: Vậy thì ông sai rồi! Vì ông đã quên rằng hoa nào thì cũng có cánh và có nhụy, ông đã đếm cả cánh và nhụy gộp lại với nhau. Những cái ngắn hơn nhỏ hơn một chút là nhụy. Hoa này gồm nhiều hoa nhỏ ghép lại, mỗi hoa có bốn cánh và một nhụy ở giữa. Hoa này có cả thảy tám trăm cái cánh, hai trăm cái nhụy!

Sau đó, em bé nhận được mấy thước vải về may áo tết cho cha. Tiếng lành đồn xa, sau đó, hai cha con về kinh, làm nghề chạm khắc cho cung vua. Một lần em bé thông minh, tài giỏi ấy được gặp cháu thần cây là thần Tiêu Lá. Nghe chuyện, thần đã tạo nên một giống hoa để người đời nhớ mãi tấm lòng của chú bé chí hiếu kia. Hoa có hình dáng rất giống cái bông hoa kết bằng rơm của em bé ngày xưa. Hoa cũng có màu vàng như rơm, đẹp tươi hơn rơm, mà cũng nở vào dịp Tết. Dân gian gọi loài hoa ấy là Vạn thọ.

Vạn thọ là một cây dễ trồng, dễ chăm, dễ cho hoa và giàu ý nghĩa. Ở miền Tây Nam bộ, người ta ươm hột vào đúng Rằm tháng Mười, thì hoa sẽ nở vào dịp ngày đầu năm mới. Khi không khí đang tràn ngập, người ta chọn những cây có hoa bụ bẫm, cẩn thận cho vào chậu rồi bưng để một vị trí thích hợp trong nhà. Trên cành treo đôi cánh thiệp hồng chúc xuân. Vậy là ba ngày Tết, sắc xuân ngập tràn từ nhà đến ngõ xóm đường thôn.

Ngoài sự hiện diện như một đặc trưng cho năm mới, vạn thọ còn là loài hoa nở nhiều bông, lâu tàn, có hương thơm đặc biệt nên được coi là sự biểu trưng cho trường thọ và tấm lòng thơm thảo của những đứa con đối với cha mẹ.

Tên của loài hoa này còn là cả một lời chúc cho ông bà, cha mẹ và tất cả mọi người ai ai cũng được sống lâu trăm tuổi với những người thân của mình. Vạn thọ là mơ ước của nhiều người khi năm mới đến,… Có lẽ với ý nghĩa đó mà trong dân gian xưa cũng lưu truyền câu chuyện kể cổ tích về loài hoa này chăng?

2.Viết 1 đoạn văn cảm nhận về khổ 3,khổ 4 của bài thơ ÔNG ĐỒ

Vũ Đình Liên là một con người rất đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, nghiên cứu văn học và dạy học. Ông cũng là một nhà thơ tích cực của phong trào thơ mới, tuy nhiên, nhắc đến ông người ta mới chỉ nhớ mặt chỉ tên qua tác phẩm thơ “Ông đồ”. Ông đồ là bài thơ viết là sự “sa cơ lỡ vận” của một một lớp người trong xã hội, đó là những nhà Nho, khi xã hội thay đổi, cách nhìn nhận đối với nhà Nho không còn được như những giai đoạn trước đó thì những ông đồ trở nên lạc long và bị gạt ra ngoài lề của xã hội. Bài thơ cũng thể hiện sự cảm thông, xót thương của nhà thơ , cũng như nỗi niềm hoài cổ tiếc thương cảnh cũ người xưa một cách âm thầm mà da diết. Nếu như hai khổ thơ đầu của bài thơ, nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện nỗi niềm hoài cổ khi khắc họa lại không khí tấp nập, nhộn nhịp cùng tâm trạng háo hức của những con người đến xin chữ. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa xưa, xin chữ đầu năm để mong mọi sự may mắn, tốt lành. Tuy nhiên, khi xã hội đã thay đổi, những định kiến về nền nho học thay đổi thì khung cảnh náo nức, nền Nho học không còn được coi trọng như trước thì sự nhộn nhịp ấy cũng không còn. Việc xin chữ cũng không còn là sở thích của con người trước đây nữa. Nhà thơ đã vẽ ra bức tranh thơ với thời gian tuần tự, từ những dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, đến thực tại xót xa: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu” Trái ngược với cái không khí trong quá khứ, khi nền Nho học còn được trọng dụng, khi chữ Nho còn là niềm đam mê của nhiều người: “Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài” thì thực tại có chút đối lập, thậm chí có sự phũ phàng. Nhà thơ Vũ Đình Liên đã thể hiện nỗi lòng xót xa khi chứng kiến thực tại này: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”. Theo thời gian, dòng người xin chữ cũng dần vắng, không khí tấp nập khi xưa, những lời ngợi khen khi xưa cũng không còn, không khí vắng lặng đến xót xa. “Người thuê viết nay đâu” là một câu hỏi tu từ của nhà thơ, thể hiện sự hồi tưởng quá khứ, tâm trạng xót xa khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng này. “Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiêng sầu” “Giấy đỏ” là loại giấy mà các ông đồ dùng để viết những chữ Nho. Nhưng nay, sắc đỏ của giấy cũng trở nên nhạt nhòa “giấy đỏ buồn không thẳm”. “Mực” là một chất liệu mà các ông đồ dùng để viết chữ, mực thường ở trong các nghiêng, khi viết thì các ông đồ sẽ mài mực để viết. Tuy nhiên, nghiêng mực ngày nay cũng không được chấm viết mà đọng lại thành dòng trong nghiêng “mực đọng trong nghiêng sầu”. Ở đây, nhà thơ Vũ Đình Liên đã sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng. Giấy và mực là những vật dụng vô tri vô giác. Nhưng trước những hoàn cảnh thực tại thì những vật tưởng chừng vô tri vô giác ấy cũng biết “buồn”, biết “sầu’. Qua hình ảnh giấy, mực, nhà thơ cũng thể hiện một cách kín đáo sự xót xa của mình đối với sự “thất sủng” của nền Nho học cũng như sự đồng cảm đối với những ông Đồ. “Ông Đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay” Vẫn công việc đó, vẫn vị trí đó nhưng thời thế đổi thay, hoàn cảnh hiện tại của những ông đồ đáng thương đến mức xót xa. “Ông đồ vẫn ngồi đấy” thể hiện được tĩnh tại, ở sự không đổi thay của con người. Tuy nhiên, lòng người đã đổi khác “Qua đường không ai hay”, dòng người qua lại vẫn tấp nập như vậy nhưng dường như hình ảnh của ông đồ giờ đây đã trở nên nhạt nhòa. Do vậy mà dù vẫn “ngồi đó”, nhưng “không ai hay”, sự đơn độc, lạc long của ông đồ được tái hiện vô cùng chân thực. Sự vô tình của con người khiến cho hình ảnh ấy càng trở nên đáng thương, cô độc đến cùng cực. Nên ông đồ dù vẫn hiện hữu nơi góc phố năm nào, giấy đỏ, mực tàu vẫn sẵn sàng song đối với người đi đường cùng tâm lí đổi thay của thời thế khiến tất cả trở nên vô hình. “ Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay” Sự nhộn nhịp của dòng người đối lập hoàn toàn với khung cảnh vắng lặng nơi ông đồ cho chữ. Sự vắng vẻ, hiu quạnh nơi ông đồ cho chữ được đẩy lên cực điểm. Dường như sự xót xa của lòng người và sự xót xa của thiên nhiên đất trời đã hòa quyện làm một. “Lá vàng rơi trên giấy” có thể là hình ảnh thực song cũng có thể là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Không gian vắng lặng, vắng vẻ khiến chiếc lá vàng rơi và lưu lại trên giấy mà không ai hay. Tuy nhiên, “lá vàng” lại là biểu tượng của mùa thu tàn úa, chia lí. Hiểu theo nghĩa này ta có thể thấy thiên nhiên thể hiện sự đồng cảm của mình với hoàn cảnh thực tại của nho học. “Ngoài trời mưa bụi bay” cũng có thể hiểu là dòng nước mắt xót thương của thiên nhiên với thực tại. Như vậy, bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên là một bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn bình dị mà không kém phần sâu sắc, cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó thể hiện sự xót xa, hoài nhớ với quá khứ huy hoàng của nền Nho học xưa. Tiếc thương cho lớp người vốn được trọng dụng mà giờ trở nên bọt bèo, lạc lõng đến đáng thương.
Bình luận (3)
Khanh Tay Mon
12 tháng 7 2019 lúc 6:57

Qua cái chết của LH,em hãy viết đoạn văn nói về nội dung : sự sống là đÁng quý?

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Minh Huyền
Xem chi tiết
Mai Phương
Xem chi tiết
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
ngoc
Xem chi tiết
ngoc
Xem chi tiết
Fan Anime
Xem chi tiết
_6C 26_Hùng Mạnh
Xem chi tiết
dcao
Xem chi tiết