Văn bản ngữ văn 7

Nguyễn Trung Kiên

Lập dàn ý cho đề bài sau: có ý kiến cho rằng muốn thành công trên con đường học vấn, đạt đến đỉnh cao của tri thức thì việc tự học có vai trò rất lớn".

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
11 tháng 7 2019 lúc 12:31

Mở bài

Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .

Thân bài

1. Giải thích các khái niệm:

+ Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức

+ Các hình thức thu nhận kiến thức :Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn…

+ Tự học là sự chủ động , tích cực , độc lập tìm hiểu , lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.

2. Bình luận về tự học:

a. Vai trò của tự học :

+ Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú

+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

+ Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.

+ Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.

b. Tự học như thế nào cho có hiệu quả:

+ Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.

+ Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo

+ Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội….

+ Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng

--> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.

c. Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay

3. Bàn bạc mở rộng: Bài học cuộc sống

+ Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.

+ Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
11 tháng 7 2019 lúc 12:31

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà chẳng chịu học hành thì khôn lớn sẽ chẳng làm được việc gì có ích” hoặc “Nhân bất học bất tri lí”. Vậy thì chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có hiệu quả? Và qua kinh nghiệm bao đời được đúc kết, người ta đã nhận ra rằng chỉ có tự học mới là phương pháp hữu hiệu nhất.

Trước hết ta phải hiểu “tự học” là như thế nào? Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. Qúa trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo … Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.

Học là một hành động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với xã hội thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Lê Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trog xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vài trò vô cùng quan trọng.

Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức ta đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ nại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy, tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Thực tế đã cho ta thấy những tấm gương tự học như Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự ông đã trở thành một đại văn hào của Nga. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua đầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa đó là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người làm việc quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa và người đã trở thành một doanh nhân văn hóa thế giới… Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được năng lực của bản thân. Khổng Tử đã dạy: “Bể học không bờ”, vì thế ta không nên nản lòng khi thấy việc học của ta còn nông cạn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và ta cần phải cố gắng bồi đắp bằng ý chí và nghị lực của mình bởi việc tích lũy kiến thức của con người như “Kiến tha lâu có ngày đầy tổ”.

Nhưng lại có một thành phần các bạn trẻ ngày nay được học ở trường dưới sự dìu dắt của thầy cô nhưng chỉ học chay, học vẹt, học dựa dẫm thì kết quả sẽ không có hoặc chỉ là những điểm ảo. Một khi các bạn ấy tự bơi vào biển rộng, họ sẽ chìm ngập vì không có phao, không có bàn tay của thầy cô nâng đỡ. Phải chăng đó là điều các bạn muốn? Để tự tin hơn trong học tập, cũng như cuộc sống sau này, mỗi người cần phải trang bị một khối lượng kiến thức cũng như một phương pháp học phù hợp, phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức… tham khảo trong cuộc sống để mở rộng vốn hiểu biết… Học ở sách là một trong những phương pháp tự học tốt nhất nhưng việc học này cần phải được thực hiện thật nghiêm túc, tức là đọc có chọn lọc, suy nghĩ, có hệ thống chứ không phải là chép, học thuộc để đối phó… Vẫn còn rất nhiều phương pháp tự học. Vì vậy, mỗi người cần phải chọn cho mình một cách học phù hợp và hiệu quả nhất.

Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và là duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ của mình trở thành hiện thực.

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
11 tháng 7 2019 lúc 12:36

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ?

Tự học là gì ? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nãn chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi,từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp,tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học.Vì vậy,chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập,có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa,nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng,chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay...hayTrạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời những đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập.Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa,là con đường đưa ta đến thành công...Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công,thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước,đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập,dân chủ,tự do,hạnh phúc ngày nay.

Chính vì vậy,tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể.Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học,chúng ta sẽ thành công,sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình.Nếu chúng ta học tập thành công,chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội,cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
11 tháng 7 2019 lúc 12:37

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi,từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp,tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh...Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

Bình luận (0)
Khanh Tay Mon
11 tháng 7 2019 lúc 15:45

Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào?

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.

Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chảng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học, phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hoà nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.

Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.

Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...

Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.

Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chinh đốn cách thức và mục đích học tập.

Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
11 tháng 7 2019 lúc 16:55

(*) Dựa vào các ý trên bạn tự viết thành một bài văn nhé :

1. MỞ BÀI:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2.THÂN BÀI:

Tự học là tự nỗ lực, khám phá và tìm kiếm các kiến thức một cách chủ động, tự lập tích cực. Tinh thần tự học là thái độ nghiêm túc, chăm chỉ cần mẫn của bản thân khi chủ động tiếp thu và lĩnh hội tri thức không thụ động. Tinh thần tự học giúp ta nắm bắt kiến thức sâu rộng và chủ động hơn. Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân. Kết quả học tập được nâng cao. Không hiểu một cách thụ động, nông cạn kiến thức. Bài học trở nên hứng thú, nhiệt tình và say mê hơn. Phê phán lối học tủ, học vẹt

3. KẾT BÀI:
Khẳng định vai trò của việc tự học.

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
11 tháng 7 2019 lúc 18:08

Mở bài

Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .

Thân bài

1. Giải thích các khái niệm:

+ Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức

+ Các hình thức thu nhận kiến thức :Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn…

+ Tự học là sự chủ động , tích cực , độc lập tìm hiểu , lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.

2. Bình luận về tự học:

a. Vai trò của tự học :

+ Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú

+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

+ Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.

+ Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.

b. Tự học như thế nào cho có hiệu quả:

+ Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.

+ Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo

+ Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội….

+ Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng

--> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.

c. Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay

3. Bàn bạc mở rộng: Bài học cuộc sống

+ Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.

+ Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

Bình luận (0)
Quang Nhân
12 tháng 7 2019 lúc 7:49
Tham Khảo

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu về tinh thần tự học. Khái quát suy nghĩ, nhận định cá nhân về vấn đề này (tích cực, cần học tập,...).

II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm:

Tự học là gì? Tự tìm tòi, học tập những điều mà bản thân có nhu cầu hiểu biết nhằm làm rõ vấn đề, thu gặt và chiếm lĩnh tri thức mà không cần sự đốc thúc hay kiểm tra từ người khác. Tinh thần tự học là tinh thần khát khao tri thức, chủ động học tập và rèn luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả.

Vai trò của việc tự học:

Rèn luyện và phát triển tư duy. Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng. Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin. Góp nhặt và tích lũy được nhiều kiến thức. Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó. ...

Lời khuyên:

Mỗi cá nhân nên xây dựng cho mình tinh thần tự học. Không nên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà nên tự kiểm chứng, tìm hiểu thêm để làm phong phú chúng. Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao hơn Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức. ...

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại suy nghĩ, nhận định của cá nhân về tinh thần tự học. Đúc kết bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Bình luận (0)
minh nguyet
12 tháng 7 2019 lúc 9:41

Tham khảo:

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

Có rất nhiều con đường để tích lũy tri thức: thụ động; chủ động; đối phó; qua nhiều phương tiện khác nhau. Tự học là cách hữu hiệu nhất để tiếp thu tri thức

II. Thân bài:

1. Giải thích

Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ nại phụ thuộc vào bất kỳ người nào, cái gì. Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập từ khi tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức. Tự học được thực hiện dưới nhiều cách thức khác nhau: tự học trên lớp, hỏi han bạn bè; tự tìm hiểu qua sách vở, phương tiện thông tin đại chúng, tự học tập qua những người xung quanh;…Tùy vào mục đích và hoàn cảnh cụ thể tự học lại có những dạng biểu hiện khác nhau song ý nghĩa chung lại vẫn là chỉ sự chủ động, tinh thần tự giác; sáng tạo, đề cao vai trò của bản thân người học.

2. Tại sao cần có tinh thần tự học

Ưu việt của tinh thần tự học :

Kho tàng tri thức nhân loại là vô tận, sự học là mãi mãi và không phải thời điểm nào cũng có người ở bên chỉ dạy cho ta. Nếu chúng ta không tự giác, không nhạy bén và tự tìm hiểu thì mãi mãi chúng ta cũng chỉ là những kẻ tụt hậu, ngu ngốc. Tiếp thu kiến thức một cách thụ động nhồi nhét cũng giống như bản thân chỉ thấy được phần nổi của tảng băng trôi, không thể hiểu sâu và nắm chắc vấn đề. Việc học theo một lối mòn sẽ khiến tư duy bị trì trệ, kéo đến nhiều hệ lụy về cuộc sống sau này. Nếu ta không có tinh thần tự học thì chúng ta sẽ trở nên máy móc, sách vở, không thể áp dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tiễn. Ý nghĩa của tinh thần tự học: Tự học mang lại cho ta cảm giác hứng thú, say mê, trân trọng chiến thắng và động lực phấn đấu trên con đường trinh phục tri thức. Tự học giúp chúng ta tích lũy kiến thức một cách chủ động tránh được những lỗi lầm không đáng có, bài trừ tình trạng lệch tủ, học vẹt, học tủ. Tự học giúp chúng ta nắm rõ nắm sâu vấn đề mình tích lũy. Tự học rèn cho con người bản năng tự giác, độc lập, không ỷ nại, có thể làm chủ và xử lí nhanh nhạy trong mọi tình huống xảy đến. Tự học là cách tốt nhất phát triển khả năng sáng tạo, tìm tòi; thúc đẩy tư duy của con người. Tự học rèn luyện khả năng kiên trì, cần mẫn và sức chịu đựng của bản thân. Tự học giúp chúng ta có thể áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống một cách linh hoạt, có hiệu quả nhất. Tự học là chìa khóa hữu hiệu nhất để con người chinh phục được kho tàng tri thức bao la của nhân loại.

3. Dẫn chứng

Từ xưa đến nay, trong lịch sử dân tộc có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần tự học:

+ Kỳ tài Mạc Đĩnh Chi: Hiểu được gia cảnh nghèo khổ và tấm lòng của mẹ, Mạc đình chi ngày đêm ra sức học hành, ông đọc sách mọi lúc mọi nơi kể cả khi đi kiếm củi, khi ăn cơm, mượn cả sách của thầy của bạn về nhà tự mình tim hiểu. Trời không phụ lòng người, sau những năm tháng khó khăn, vất vả, cần mẫn, Mạc đĩnh chi đã thi đô trạng nguyên khi chỉ mới 24 tuổi, làm quan phục vụ cho đất nước ở 3 triều vua Trần Minh Tông, Trần Anh Tông; Trần Hiến Tông và được người đời trọng vọng.

+ Hồ Chủ tịch ra đi tìm đường với hai bàn tay trắng. Nhưng với tinh thần tự học, ham tìm tòi khám phá, Bác đã đi khắp năm châu địa cầu học được nhiều điều hay, điều bổ ích đem về giúp dân giúp nước.

+ Thần đồng Đỗ Nhật Nam: Tuy còn nhỏ tuổi nhưng nhờ tinh thần chịu khó, chăm chỉ đọc sách, chủ động học hỏi mà em đã đạt được nhiều thành tích đáng coi trọng: giải nhất thuyết trình tại Mỹ; thần đồng Tiếng anh; giải Ba hạng mục quản trị kinh doanh;…

4. Mở rộng vấn đề

Phê phán học tủ, học vẹt, học theo lối mòn: Đây là những lối học thụ động, không mang đến hiệu suất vững bền. Đề cao tinh thần tự học không đồng nghĩa với tinh thần tự cao, tự đại, ích kỉ, xa lánh mọi người. Tự học đó là tinh thần ham học hỏi từ những người xung quanh, luôn biết tiếp thu lắng nghe và chọn lọc ý kiến đóng góp từ mọi người để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.

5. Liên hệ bản thân

Là thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường thì việc rèn luyện cho bản thân tinh thần tự học là điều vô cùng cần thiết.

+ Đầu tiên cần phải xác định mục đích đúng đắn của việc học tập

+ Đề ra phương hướng, lộ trình học tập phù hợp với khả năng và mục tiêu của bản thân.

+ Chăm chú lắng nghe bài giảng thầy cô trên lớp; về nhà luyện tập và tìm tòi nhiều câu hỏi, nhiều bài tập hay, sáng tạo để rèn cho mình những kĩ năng riêng.

+ Nếu không biết, không rõ không được giấu dốt mà mạnh dạn đề cập vấn đề với thầy cô, bạn bè để tìm hướng giải quyết.

+ Phải hiểu vấn đề cho tưởng tận, hiểu sâu hiểu kĩ chứ không phải hiểu sơ sơ, mập mờ, đối phó.

+ Học ở mọi lúc, mọi nơi từ nhiều người, nhiều nguồn khác nhau: sách vở, báo đài, người thân,..

+ Cuối cùng, luôn phải nâng cao tinh thần cầu thị, tự giác và nghiêm khắc với bản thân.

III. Kết bài

Tinh thần tự học là nhân tố cần thiết đối với sự nghiệp của mỗi người Rèn luyện tinh thần tự học chính là ta đang tập dượt những bước đi vững chắc cho tương lai sau này.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
hoang phuong anh
Xem chi tiết
Hà Thu
Xem chi tiết
Tran Ha An
Xem chi tiết
Nguyễn Đào Thuỳ Dương
Xem chi tiết
Thuy Nguyen
Xem chi tiết
Phạm Thiên Hoa
Xem chi tiết
Trang Seet
Xem chi tiết
Natsu Dragneel
Xem chi tiết
Trần Thị Lương
Xem chi tiết