Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du

Nguyễn Thu Trà

Cho đoạn thơ sau:

Vân xem trang trọng khác thường

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

a) đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Của ai?

b) đoạn thơ trên có nội dung là j?

c) các chi tiết "khuôn trăng", "nét ngài", "hoa cười ngọc thốt ", "mây thua", "tuyết nhường" cho ta thấy tác giả đã sử dụng bút pháp j để miêu tả nhân vật

d) viết đoạn văn theo cách lập luận tổng phân hợp khoảng 12 câu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật được nói đến trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán và 1 câu thành phần tình thái.

Mong mn giúp mk, mk đang cần GẤP!!!!

B.Thị Anh Thơ
5 tháng 7 2019 lúc 9:01

a, Trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

b, Đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện , hoàn mỹ của hai chị em Kiều. Đây chính là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo, nhân văn trong Truyện Kiều vậy. Tuy "mỗi người một vẻ" nhưng có thể thấy rõ vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu đài các, còn vẻ đẹp Thúy Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, đa tình. Đây là nét khác biệt cơ bản giữa hai chị em.

c,Với bút pháp ước lệ tượng trưng, tác giả đã gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thúy Kiều

d,Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Nói đến Nguyễn Du người ta nghĩ ngay đến TRUYỆN KIỀU. Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" nằm ở phầm mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều, chủ yếu là miêu tả tài sắc của chị em Thuý Kiều. Đầu tiên tác giả tả khái quát, sau đó ca ngợi vẻ đẹp của Thuý Vân:

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da."

Thuý Vân hiện lên trong câu thơ của Nguyễn Du quả là rất đẹp! Không chỉ đẹp ở "khuôn trăng""nét ngài", ở "nước tóc""màu da" mà còn nụ cười, lời nói và dáng vẻ.

"Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang"

Chính cái vẻ đẹp hình thức và đức hạnh ấy đã khiến cho "mây thua" và "tuyết nhường". Nghĩa là vẻ đẹp của Thuý Vân vượt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên, được thiên nhiên ban tặng, chấp nhận...
Rõ ràng là Thuý Vân rất đẹp, một vẻ đẹp sắc nét những vẫn hồn hầu, thuỳ mị... Nhìn ngắm một người đẹp như vậy, người ta thường nghĩ đến hạnh phúc, đến một cuộc sống ấm áp, êm đềm...
Trọng tâm của đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" là ca ngợi vẻ đẹp của nàng Kiều. Đoạn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu tạo ra một cái nền để so sánh. Tuy nhiên, đọc đoạn miêu tả Thuý Vân, ta đã có thể thấy đuợc cái tài, cái khéo của Nguyễn Du trong việc sử dụng từ ngữ. Đoạn thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp hài hoà của một người con gái. Vẻ đẹp dự báo cuộc sống sau này của nàng sẽ khá bình yên, không có nỗi truân chuyên, sóng gió...

Bình luận (0)
minh nguyet
5 tháng 7 2019 lúc 9:19

a, Đoạn thơ được trích từ bài thơ Chị em Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

b, Đoạn thơ tái hiện vẻ đẹp trong sáng, phúc hậu của Thúy Vân

c, - Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da''

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
5 tháng 7 2019 lúc 9:54

a) Trích trong bài thơ Chị em Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

b)Ở bốn câu thơ người đọc thấy được sự miêu tả tinh tế và toàn vẹn từ khuôn mặt màu da dáng vóc nụ cười và tiếng nói,phong thái ứng xử.Nàng có khuôn mặt đầy đặn lộ rõ vẻ cao sang và quý phái ,xinh đẹp,tươi sáng như vầng trăng tròn,lông mày thanh tú như nét mây ngài,cười như trăm hoa mới nở,tóc bồng bềnh,đen óng ả,làn da trắng sáng.Bằng cách sử dụng biện pháp ước lệ đã khắc họa một thúy vân thùy mị ,đoan trang, phúc hậu ,khiêm nhường ...một vẻ đẹp khiến cho mọi mọi người kính nể ,chấp nhận một cách âm đềm.Từ thông điệp nghệ thuật "mây thua" "tuyết nhường",Thúy Vân tất sẽ có một tương lai hạnh phúc một cuộc sống yên vui.

c) Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt”,"mây thua", "tuyết nhường".

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
5 tháng 7 2019 lúc 10:16

d) Sau những câu thơ giới thiệu về hai chị em, ngòi bút Nguyễn Du lại có chiều hướng cụ thể hơn trong bức chân dung quí phái của Thuý Vân: “Vân xem trang trọng khác vời”. Hai chữ “trang trọng” trong câu thơ đã nói lên vẻ đẹp đài các, cao sang của Vân. vẻ đẹp ấy của thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời:“Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang, Hoa cười ngọc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.Chân dung của Vân được miêu tả một cách khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói. Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, có miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng đen hơn mây, làn da của nàng trắng hơn tuyết, sắc đẹp của Vân sánh với những nét kiều diễm, sáng trong của những báu vật tinh khôi đất trời. Tất cả toát lên vẻ đẹp trung hậu, êm dịu, đoan trang, quí phái. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp, êm dịu "mây thua", "tuyết nhường". Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ và một tính cách thông dung, điềm đạm. Qua bức chân dung này, Nguyễn Du đã gửi tới những thông điệp về tương lai, cuộc đời chính bởi vậy mà bức chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận.

Bình luận (7)
Mai Nguyễn
6 tháng 7 2019 lúc 21:21

a)- đoạn thơ được trích từ truyện kiều( Nguyễn Du)

- nội dung: nói về vẻ bề ngoài xinh đẹp của nhân vật "Tố Vân"

c) tác giả đã sử dụng bút pháp ước lượng tượng trưng

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
4 tháng 11 2019 lúc 22:47

hình như bạn viết sai : vân xem trang trọng khác vời mà!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Ngọc Khuê
26 tháng 11 2019 lúc 22:11

a) Đoạn thơ trên trích từ văn bản Chị em Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
b)Đoạn thơ trên miêu tả sắc đẹp vẹn toàn trang trọng và quý phải của Thúy Vân
c)Tác giả đã sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng . ẩn dụ và nhân hóa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thùy Linh
Xem chi tiết
Phạm Đoan Trân
Xem chi tiết
linh
Xem chi tiết
MQint Gaming
Xem chi tiết
illumina
Xem chi tiết
Hà Hồng
Xem chi tiết
Lê Bảo Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn hùng
Xem chi tiết
Trương Gia Phong
Xem chi tiết