Văn bản ngữ văn 7

Nguyễn Thu Hương

Trong tập thơ "Có người sực tỉnh cơn mơ" nhà thơ trẻ Nguyễn Thiên Ngân trải lòng:

"Mình cậy trẻ, dễ phá đi làm lại

Chút sai lầm, chưa sửa đã toan buông

Rồi đến lúc chẳng còn nhiều chọn lựa

Đành yên lòng chấp nhận chuyện sai hơn"

Bài học cuộc sống mà anh chị rút ra được từ đoạn thơ trên?

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 6 2019 lúc 20:26

Người ta thường nói: “Thanh xuân giống như một cơn mưa rào, dù có bị cảm lạnh vì tắm mưa thì bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa”. Quả đúng thế. Tuổi trẻ có lẽ là quãng thời gian đẹp nhất, tuyệt vời nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng có khi nào chúng ta tự hỏi: Phải sống sao cho “thanh xuân” thực sự tuyệt vời như chính cái tên của nó? Liệu chúng ta có nên lam mọi điều dù đúng, dù sai? Đề cập tới vấn đề này, nhà thơ trẻ Nguyễn Thiên Ngân đã viết:
“Mình cậy trẻ dễ phá đi làm lại
Chút sai lầm chưa sửa đã toan buông
Rồi đến lúc chẳng còn nhiều chọn lựa
Đành yên lòng chấp nhận chuyện sai hơn”.
Thật vậy! Chỉ với bốn câu thơ, Nguyễn Thiên Ngân đã bộc lộ những suy nghĩ vô cùng sâu sắc về việc sống và đương đầu với thách thức của cuộc đời. Nhà thơ nhắc tới những người “cậy trẻ”- suy nghĩ mình con cả cuộc đời để làm những gì mình thích, sống cuộc sống mình muốn. Có lẽ bởi thế, họ cho phép mình được sai. Nhưng sai hôm nay, rồi mai lại sai nữa. Mãi rồi tới khi “chẳng còn nhiêu chọn lựa”- tuổi trẻ đã qua rồi, cơ hội đã tuột mất- họ đành buông xuôi, mà buông xuôi, có lẽ là điều sai nhất trong cuộc đời con người. Như vậy, ngắn gọn thôi nhưng nhà thơ trẻ này muốn gửi tới chung ta bức thông điệp: Tuổi trẻ là tuổi của những khát vọng, của sự vẫy vùng, nhưng mỗi người vẫn cần cái nhìn chín chắn, nhìn lại bản thân và chọn cách vươn lên, phải xét cho kĩ, suy cho cùng, đừng để tuổi trẻ cứ sai, rồi lại “sai hơn”.
Có lẽ, ai trong chúng ta cũng biết rằng tuổi trẻ, tuổi thanh xuân là quãng thời gian mà con người luôn hướng tới, dù khi là một cô cậu học sinh hay một người đã tới độ “sang thu” (Hữu Thỉnh) của cuộc đời. Tuổi trẻ mang một màu sắc vô cùng đặc biệt, khiến con người chưa tới thì khao khát, những con người đã chạm tới rồi thì say sưa chẳng muốn rời. Nhưng điều quan trọng nhất là phải suy nghĩ thấu đáo. Suy nghĩ thấu đáo không phụ thuộc vào độ già của con người mà phụ thuộc vào sự trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ. Người có suy nghĩ thấu đáo không hành động một cách nông nổi mà luôn biết nhìn nhận trực tiếp vấn đề mình phải đối mặt và tự chọn cho mình một lối đi đúng đắn nhất, không cậy mình trẻ mà làm những điều vô nghĩa. Nếu mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ có được suy nghĩ thấu đáo thì cuộc sống của họ sẽ ý nghĩa biết chừng nào! Cuộc sống sẽ đẹp như chính bản chất của cuộc sống: “sống” chứ không đơn giản là “tồn tại”. Họ sẽ phấn đấu và sống hết mình với quan niệm:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh »
(Tố Hữu)
Có lẽ cũng chính bởi vậy mà xã hội sẽ văn minh và phát triển hơn bởi cách sống của thế hệ trẻ sẽ phần nào phản ánh được xã hội, đất nước ở hiện tại và tương lai. Tới đây, tôi chợt nhớ tới những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam tham gia cuộc thi « Vô địch tin học văn phòng thế giới » đã nỗ lực vươn lên và lọt vào top 10 đội xuất sắc nhất. Nhưng nếu một ngày nào đó, thế hệ trẻ cứ lãng phí thời gian sống của mình vào những điều vô nghĩa, không chịu nhận sai và sửa sai mà vội buông bỏ thì có lẽ, xã hội sẽ chẳng tiến bộ và cuộc sống sẽ vô nghĩa, nhàm chán, tẻ nhạt hơn biết bao nhiêu.
Tuổi trẻ đẹp nhưng không phải tự nó có thể duy trì sự tuyệt vời của bản thân nó mà phụ thuộc vào những người đang « sở hữu » nó. Thế nhưng thật đáng buồn bởi đâu đó trong cuộc sống vẫn tồn tại một số người chưa hiểu hoặc cố tình chưa hiểu điều đó. Họ cần bị xã hội phê phán, họ không nên nghĩ vì mình còn trẻ, có thể làm mọi thứ mình muốn mà có quyền được “làm bừa”, làm mặc dù biết mình sai và ngụy biện rằng “không nên xấu hổ bởi có sai mới có khôn”. Có thể nói, suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Cuộc đời chúng ta không vô hạn, xuân của trời đất có thể tuần hoàn nhưng xuân của đời người thì “chẳng hai lần thắm lại” (Xuân Diệu). Đó là bài học cho tất cả chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, ta phải sống sao để tuổi trẻ thực sự có ý nghĩa, có thể vùng vẫy với khát vọng vươn tới trời xanh, với suy nghĩ chín chắn, với nỗ lực không ngừng. Còn tôi, sau khi đọc những câu thơ của Nguyễn Thiên Ngân, tôi đã tự nhắc nhở bản thân : Thể hiện cá tính, đam mê của mình, sống hết mình với tuổi trẻ là cần thiết, nhưng cái gì quá cũng không tốt, bản thân mình cần suy nghĩ thật kĩ để không phạm phải sai lầm, mà nếu đã sai thì không được « sai hơn ».
Như vậy, những câu thơ của Nguyễn Thiên Ngân đã cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề sống và suy nghĩ trong tuổi trẻ. Hãy tự hỏi bản thân : Ta muốn tự mình xây dựng cái mới hay muốn phá cái đã có và làm lại một cách quá ngông nghênh để rồi cuối cùng phải bất lực mà buông xuôi? Hãy tự nhắc nhở bản thân : Tuổi trẻ hay cuộc đời cũng vậy, mọi thứ đều hữu hạn, vậy « nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ sao ta không sống thật sâu » (Phạm Lữ Ân), và « sống sâu » chứ không phải « chìm sâu ».

Bình luận (0)
Tường Vy
28 tháng 6 2019 lúc 23:36

Thật đâu dễ đưa ra quyết định chấp nhận hay buông bỏ, khi ta phải đứng giữa ngã ba đường. Người khôn ngoan sẽ thấy trước đích đến để chọn con đường sẽ đi. Người vội vàng chọn sai thì phải đi một đoạn khá xa, để rồi cuối cùng vẫn quay lại vạch xuất phát, mà khi đó cái giá phải trả là mất rất nhiều thứ quý giá như là thời gian đeo đuổi, phí công phí sức, phí hoài tuổi xuân, và có khi đánh mất cả niềm tin vào chính mình, cho một bài học cay đắng, xót xa: “Đói lòng ăn trái khổ qua/Nuốt vô thì đắng, nhả ra bạn cười”.

Điều mà nhà thơ Nguyễn Thiên Ngân muốn gửi gắm qua hai câu thơ: “Mình cậy trẻ, dễ phá đi làm lại/ Chút sai lầm, chưa sửa đã toan buông”, có thể bắt gặp đâu đó khi bạn chọn cho mình môi trường sống và làm việc, định hướng nghề nghiệp tương lai, đầu tư trong kinh doanh... và kể cả cách lựa chọn người yêu của giới trẻ hiện nay. Nhiều người nghĩ cứ thích rồi sẽ là thương. Khoảng cách giữa thích và thương mong manh như sợi tóc, mà trong cuộc đời mỗi người nếu may mắn lắm mới gặp được 1 hoặc 2 người thương mình, còn lại là những loại tình cảm na ná như thương thì nhiều lắm. Tìm một người đi bên cạnh lúc vui thì dễ, mà tìm một người ở bên cạnh lúc buồn mới khó. Thích một người không thích mình, chính là dù mình có cố gắng đến mức nào thì trong mắt họ mối quan tâm với mình chỉ là màn sương vô cùng mờ nhạt. Có bên cạnh thì vui, không có cũng chẳng buồn. Gặp gỡ, quen biết, trao yêu thương và rồi chia tay có phải là nỗi cay đắng trong trái tim con người. Sai lầm càng lớn, rủi ro càng cao. Tuổi trẻ cho ta nhiều cơ hội lựa chọn, thế nhưng các bạn trẻ ơi, đừng vội bước vào cuộc đời người khác bằng sai lầm, đừng vội lao vào tìm kiếm một nửa kia để rồi thay bạn như thay áo, cho dù có ràng buộc bởi thể xác nhưng chẳng thể trói buộc tâm hồn. Yêu cuồng sống vội chốc phát sẽ chốc tàn, rồi chợt nhận ra khóe mắt nhỏ lệ, ôm lấy những nỗi trống vắng không thể lấp đầy...

Khi người ta đã trải qua sự đổ vỡ rồi, người ta mới thấu được mọi sai lầm, mọi sự nuối tiếc đều không thể lấy lại được. Rồi, một lúc nào đó chúng ta chợt nhận ra có những điều không nên so đo là ai đúng ai sai, quan trọng là chúng ta có muốn giữ mối quan hệ đó hay không, và người đó quan trọng tới mức nào với chúng ta.

Bình luận (0)
vũ tiến đạt
30 tháng 6 2019 lúc 8:28

Nhiều giáo viên đánh giá, đề chọn dữ liệu của một nhà thơ trẻ nhưng đặt ra vấn đề rất gần gũi và sâu sắc với thế hệ học trò, thế hệ trẻ. Đó không chỉ là thực trạng, tâm thế của rất nhiều bạn trẻ "cậy" vào tuổi tác của mình, cho mình cái quyền được nông nổi, được sai một cách dễ dàng, dễ dãi với suy nghĩ "phá đi làm lại".

Việc suy nghĩ bồng bột làm họ dễ bị đẩy đến những cái sai hay chấm nhận cái sai của người khác. Trong khi, những điều xấu còn đến từ sự im lặng trước cái sai của người tốt.

Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là đề không đưa ra đánh giá, không áp đặt một tư tưởng hay khuôn mẫu cho thí sinh. Các em có thể đồng tình nhưng cũng có thể phản biện bảo vệ cái sự nông nổi, không ngại sai của tuổi trẻ khi xem đó là những trải nghiệm, là những bước thăng trầm của cuộc sống để mình bước qua.

Không làm sai chưa chắc đã biết mình cần làm đúng, cuộc sống sẽ khó tránh việc sai - đúng. Quan trọng nhất là cách mình nhìn nhận, đánh giá và vượt qua theo hướng tích cực.

Bình luận (0)
Cai Xuting
1 tháng 7 2019 lúc 16:35
Người ta thường nói: “Thanh xuân giống như một cơn mưa rào, dù có bị cảm lạnh vì tắm mưa thì bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa”. Quả đúng thế. Tuổi trẻ có lẽ là quãng thời gian đẹp nhất, tuyệt vời nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng có khi nào chúng ta tự hỏi: Phải sống sao cho “thanh xuân” thực sự tuyệt vời như chính cái tên của nó? Liệu chúng ta có nên lam mọi điều dù đúng, dù sai? Đề cập tới vấn đề này, nhà thơ trẻ Nguyễn Thiên Ngân đã viết:
“Mình cậy trẻ dễ phá đi làm lại
Chút sai lầm chưa sửa đã toan buông
Rồi đến lúc chẳng còn nhiều chọn lựa
Đành yên lòng chấp nhận chuyện sai hơn”.
Thật vậy! Chỉ với bốn câu thơ, Nguyễn Thiên Ngân đã bộc lộ những suy nghĩ vô cùng sâu sắc về việc sống và đương đầu với thách thức của cuộc đời. Nhà thơ nhắc tới những người “cậy trẻ”- suy nghĩ mình con cả cuộc đời để làm những gì mình thích, sống cuộc sống mình muốn. Có lẽ bởi thế, họ cho phép mình được sai. Nhưng sai hôm nay, rồi mai lại sai nữa. Mãi rồi tới khi “chẳng còn nhiêu chọn lựa”- tuổi trẻ đã qua rồi, cơ hội đã tuột mất- họ đành buông xuôi, mà buông xuôi, có lẽ là điều sai nhất trong cuộc đời con người. Như vậy, ngắn gọn thôi nhưng nhà thơ trẻ này muốn gửi tới chung ta bức thông điệp: Tuổi trẻ là tuổi của những khát vọng, của sự vẫy vùng, nhưng mỗi người vẫn cần cái nhìn chín chắn, nhìn lại bản thân và chọn cách vươn lên, phải xét cho kĩ, suy cho cùng, đừng để tuổi trẻ cứ sai, rồi lại “sai hơn”.
Có lẽ, ai trong chúng ta cũng biết rằng tuổi trẻ, tuổi thanh xuân là quãng thời gian mà con người luôn hướng tới, dù khi là một cô cậu học sinh hay một người đã tới độ “sang thu” (Hữu Thỉnh) của cuộc đời. Tuổi trẻ mang một màu sắc vô cùng đặc biệt, khiến con người chưa tới thì khao khát, những con người đã chạm tới rồi thì say sưa chẳng muốn rời. Nhưng điều quan trọng nhất là phải suy nghĩ thấu đáo. Suy nghĩ thấu đáo không phụ thuộc vào độ già của con người mà phụ thuộc vào sự trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ. Người có suy nghĩ thấu đáo không hành động một cách nông nổi mà luôn biết nhìn nhận trực tiếp vấn đề mình phải đối mặt và tự chọn cho mình một lối đi đúng đắn nhất, không cậy mình trẻ mà làm những điều vô nghĩa. Nếu mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ có được suy nghĩ thấu đáo thì cuộc sống của họ sẽ ý nghĩa biết chừng nào! Cuộc sống sẽ đẹp như chính bản chất của cuộc sống: “sống” chứ không đơn giản là “tồn tại”. Họ sẽ phấn đấu và sống hết mình với quan niệm:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh »
(Tố Hữu)
Có lẽ cũng chính bởi vậy mà xã hội sẽ văn minh và phát triển hơn bởi cách sống của thế hệ trẻ sẽ phần nào phản ánh được xã hội, đất nước ở hiện tại và tương lai. Tới đây, tôi chợt nhớ tới những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam tham gia cuộc thi « Vô địch tin học văn phòng thế giới » đã nỗ lực vươn lên và lọt vào top 10 đội xuất sắc nhất. Nhưng nếu một ngày nào đó, thế hệ trẻ cứ lãng phí thời gian sống của mình vào những điều vô nghĩa, không chịu nhận sai và sửa sai mà vội buông bỏ thì có lẽ, xã hội sẽ chẳng tiến bộ và cuộc sống sẽ vô nghĩa, nhàm chán, tẻ nhạt hơn biết bao nhiêu.
Tuổi trẻ đẹp nhưng không phải tự nó có thể duy trì sự tuyệt vời của bản thân nó mà phụ thuộc vào những người đang « sở hữu » nó. Thế nhưng thật đáng buồn bởi đâu đó trong cuộc sống vẫn tồn tại một số người chưa hiểu hoặc cố tình chưa hiểu điều đó. Họ cần bị xã hội phê phán, họ không nên nghĩ vì mình còn trẻ, có thể làm mọi thứ mình muốn mà có quyền được “làm bừa”, làm mặc dù biết mình sai và ngụy biện rằng “không nên xấu hổ bởi có sai mới có khôn”. Có thể nói, suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Cuộc đời chúng ta không vô hạn, xuân của trời đất có thể tuần hoàn nhưng xuân của đời người thì “chẳng hai lần thắm lại” (Xuân Diệu). Đó là bài học cho tất cả chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, ta phải sống sao để tuổi trẻ thực sự có ý nghĩa, có thể vùng vẫy với khát vọng vươn tới trời xanh, với suy nghĩ chín chắn, với nỗ lực không ngừng. Còn tôi, sau khi đọc những câu thơ của Nguyễn Thiên Ngân, tôi đã tự nhắc nhở bản thân : Thể hiện cá tính, đam mê của mình, sống hết mình với tuổi trẻ là cần thiết, nhưng cái gì quá cũng không tốt, bản thân mình cần suy nghĩ thật kĩ để không phạm phải sai lầm, mà nếu đã sai thì không được « sai hơn ».
Như vậy, những câu thơ của Nguyễn Thiên Ngân đã cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề sống và suy nghĩ trong tuổi trẻ. Hãy tự hỏi bản thân : Ta muốn tự mình xây dựng cái mới hay muốn phá cái đã có và làm lại một cách quá ngông nghênh để rồi cuối cùng phải bất lực mà buông xuôi? Hãy tự nhắc nhở bản thân : Tuổi trẻ hay cuộc đời cũng vậy, mọi thứ đều hữu hạn, vậy « nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ sao ta không sống thật sâu » (Phạm Lữ Ân), và « sống sâu » chứ không phải « chìm sâu ».
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đào Thuỳ Dương
Xem chi tiết
Ngô Anh Dũng
Xem chi tiết
Minh Anh
Xem chi tiết
bùi nhật mai
Xem chi tiết
qwerty
Xem chi tiết
Quynh nhu Nguyen ngoc
Xem chi tiết
Nguyễn Đào Thuỳ Dương
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết