Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ

Trần Thị Hảo

Có người cho rằng, chi tiết đặc sắc và có ý nghĩa nghệ thuật nhất trong câu chuyện là " cái bóng ". Ý kiến của em về điều ấy.

Huỳnh lê thảo vy
26 tháng 6 2019 lúc 21:10

Trong truyện đây được gọi là tạo tình huống

Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.

+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :

*Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
*Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
*Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện.
Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.

Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.

– Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.

Bình luận (1)
Thời Sênh
27 tháng 6 2019 lúc 7:57

chi tiết đặc sắc và có ý nghĩa nghệ thuật nhất là chi tiết "chiếc bóng " trong chuyện người con gái nam xương .Vì:
+) chiếc bóng là chi tiết xuyên suốt câu chuyện
+)tạo tình tiết mở nút và thắt nút:
_đối với Vũ Nương : trong những ngày chồng đi xa vì nhớ chồng vì không muốn con nhỏ thiếu bóng cha nên hàng đêm Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường nói dối con đó là cha nó .Lời nói dối của Vũ Nươngvới mục đích hoàn toàn tốt đẹp
_đối với bé đản : mới 3 tuổi còn ngây thơ chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin đó là cha mình
_đối với Trương Sinh lời nói của bé đản về người cha khác (cái bống ) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ nảy sinh ghen tuông và lấy đó làm băng chứngđể về nhà mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết
cái bóng cũng là chi tiết mở nút
_chàng Trương Sinh sau này hiểu ra nỗi oan của vợ khi cái bóng của Trương Sinh được bé đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ của Trương Sinh về Vũ Nương đã được hoá giải từ cái bóng
chính cách thắt nút và mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo x/h nam quyênf đầy bất công với phụ nữ càng thêm sâu sắc

+)xét về ý nghĩa nhân văn : Chi tiết cái bóng thể hiện nỗi cô đơn, yếu đuối, bất lực của người thiếu phụ phải sống một mình nuôi con. Mặt khác cũng thể hiện nỗi bất hạnh của những người vợ, người con có chồng/cha đi chiến trận, nỗi bất hạnh của những gia đình bị ly tán bởi chiến tranh.
\Rightarrowchi tiết chiếc bóng là chi tiết đặc sắc của truyện

Bình luận (0)
Trần Diệu Linh
26 tháng 6 2019 lúc 21:41
I. Mở bài:


Khi nhắc đến tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ ta không thể không nhắc đến một trong những chi tiết tạo nên sự đặc sắc cho câu chuyện đó là cái bóng. Đây cũng là chi tiết thể hiện tài năng của tác giả trong cách tạo dựng và xây dựng tình huống truyện, là chi tiết thắt nút và mở nút cho cau chuyện. Đồng thời mang lại nhiều giá trị nhân đạo, tố cáo những mặt trái của xã hội phong kiến xưa.

II. Thân bài


- Phân tích chi tiết cái bóng qua 3 ý chính: Thắt nút, mở nút truyện; tạo kịch tính truyện và giá trị nhân đạo

a, Thắt nút, mở nút truyện:

- Thắt nút

+ Vũ Nương trong 'Chuyện người con gái Nam Xương' được tác giả Nguyễn Dữ gợi lên cho người đọc là một người con gái nết na, công dung ngôn hạnh. Nàng hết mực chung thủy với chồng và hiếu thảo với mẹ già nhưng lại gặp phải bi kịch oan trái. Và một trong những chi tiết tạo nên tình hướng truyện này cho nàng xuất phát từ 'cái bóng'.

+ Vì thương con, mỗi đêm Vũ Nương trỏ bóng mình nói với con là cha – bé đản tin thật rồi đêm kể với Trương Sinh “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông biết nói, chứ không như cha tôi trước khi chỉ nín thin thít…”. Chàng vốn tính hay ghen nên làm cái cớ nghi ngờ vợ thất tiết và đuổi vợ đi. Vũ nương không thể tự minh oan nên đã tìm đến cái chết để tự vẫn.

+ Như vậy, chi tiết cái bóng 1 này đã giúp xây dựng tình huống truyện, nó điểm thắt nút tạo nên bi kịch cho Vũ Nương, đồng thời tạo nên sự mâu thuẫn cho người đọc cảm thấy phẫn nộ và uất ức thay cho nàng. Do đó, chi tiết cái bóng đồng thời cũng góp phần tạo nên sự kịch tính và cao trào cho câu chuyện.

- Mở nút (giải quyết vấn đề): Chi tiết cái bóng thứ 2 là cái bóng của Trương Sinh

Nếu như chi tiết 'cái bóng 1' đẩy Vũ Nương vào chỗ chết thì cái bóng hai lại có ý nghĩa giải oan cho Vũ Nương.

Sau khi thấy bóng Trương Sinh, bé Đản liền gọi cha “trong một đếm phòng không vắng vẻ” chỉ có hai cha con, bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường và nói: “Cha Đản lại đến kìa!” => từ đây Trương Sinh mới vỡ lẽ ra mọi chuyện và hiểu cho nỗi oan ức của vợ mình.

b, Giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương qua chi tiết cái bóng

- Chi tiết cái bóng không chỉ có vai trò thắt nút và mở nút cho tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương mà nó góp phần tô đậm thêm vẻ đẹp của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ. Nàng dùng cái bóng của mình để thể hiện thỏa nỗi nhớ chồng đang đi lính xa. Đây còn là phép ẩn dụ tình cảm vợ chồng gắn bó mà nàng dành cho chàng "như hình với bóng".

>>Xem thêm: Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

- Đồng thời, Vũ Nương dùng cái bóng cũng để bù đắp tình cảm cho con, xuất phát từ tình yêu vô bờ bến, dỗ dành con khi không có cha bên cạnh và nàng sẽ là người bù đắp cho những thiếu thốn ấy.

c, Giá trị tố cáo; cái bóng – mờ ảo + lời con trẻ = bi kịch oan khuất

- Chi tiết cái bóng được xem như ẩn dụ cho số phận của phụ nữ như bóng mờ ảo. Họ không có quyền được sống, không có quyền lên tiếng hay phản kháng để bảo vệ mình. => Qua đó, ta thật thương xót thay cho người phụ nữ dưới xã hội phong kiến xưa.

- Đồng thời, chi tiết cái bóng còn có giá trị phê phán, tố cáo xã hội phong kiến nam quyền bất công, lên án nạn nam quyền với những lễ giáo phong kiến hà khắcđẩy phụ nữ vào những bi kịch. Chỉ là một cái bóng - chi tiết mờ ảo hư vô nhưng lại có sức mạnh to lớn: đẩy Vũ Nương đến cái chết.

III. Kết bài


=>> Khẳng định được chi tiết cái bóng là nghệ thuật đặc sắc cho câu chuyện.

Cái bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá, góp phần tạo kịch tính và thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Cái bóng tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí. Cái bóng là thông điệp muôn đời cho mọi người: đã yêu thương nhau phải tin tưởng, đừng để cái bóng rình rập, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.

__Tham khảo _

Bình luận (0)
Đạt Trần
26 tháng 6 2019 lúc 22:57

chi tiết đặc sắc và có ý nghĩa nghệ thuật nhất là chi tiết "chiếc bóng " trong chuyện người con gái nam xương .Vì:
+) chiếc bóng là chi tiết xuyên suốt câu chuyện
+)tạo tình tiết mở nút và thắt nút:
_đối với Vũ Nương : trong những ngày chồng đi xa vì nhớ chồng vì không muốn con nhỏ thiếu bóng cha nên hàng đêm Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường nói dối con đó là cha nó .Lời nói dối của Vũ Nươngvới mục đích hoàn toàn tốt đẹp
_đối với bé đản : mới 3 tuổi còn ngây thơ chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin đó là cha mình
_đối với Trương Sinh lời nói của bé đản về người cha khác (cái bống ) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ nảy sinh ghen tuông và lấy đó làm băng chứngđể về nhà mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết
cái bóng cũng là chi tiết mở nút
_chàng Trương Sinh sau này hiểu ra nỗi oan của vợ khi cái bóng của Trương Sinh được bé đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ của Trương Sinh về Vũ Nương đã được hoá giải từ cái bóng
chính cách thắt nút và mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo x/h nam quyênf đầy bất công với phụ nữ càng thêm sâu sắc

+)xét về ý nghĩa nhân văn : Chi tiết cái bóng thể hiện nỗi cô đơn, yếu đuối, bất lực của người thiếu phụ phải sống một mình nuôi con. Mặt khác cũng thể hiện nỗi bất hạnh của những người vợ, người con có chồng/cha đi chiến trận, nỗi bất hạnh của những gia đình bị ly tán bởi chiến tranh.
=>chi tiết chiếc bóng là chi tiết đặc sắc của truyện

Bình luận (0)
minh nguyet
27 tháng 6 2019 lúc 8:04

Tham khảo:

Ý nghĩa của chi tiết "cái bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
- Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
• Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
• Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
• Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
- Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện: Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng (một thứ mờ nhạt, vô nghĩa) đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phạm Thị Kim Trang
Xem chi tiết
Tran Linh
Xem chi tiết
Hoang Minh Le
Xem chi tiết
Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Đức Huy Lê
Xem chi tiết
メᴜ┇đgιυ ᥫᩣ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
không có gì
Xem chi tiết