Đề bài : Cảm nhận về tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ry

Nguyễn Phương Anh

Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu phân tích nhân vật cụ bơ men trong truyện ngắn chiếc lá cuối cùng, đoạn văn có sử dụng câu cảm thán, gạch chân dưới câu văn đó

Tuyết Linh Linh
25 tháng 6 2019 lúc 10:34
Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc.
Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
25 tháng 6 2019 lúc 17:40

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Chao ôi! (câu cảm thán ) Kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
24 tháng 6 2019 lúc 22:39
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.
Bình luận (0)
Tường Vy
24 tháng 6 2019 lúc 22:56

Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
Đạt Trần
24 tháng 6 2019 lúc 23:05

"Cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại".Là một họa sĩ nghèo, tuổi đã già, sống một mình ở tầng dưới chung căn hộ với hai cô họa sĩ trẻ: Xiu và Giôn – xi.Cả một đời làm nghệ thuật, cụ khát khao hoàn thành một kiệt tác.Nhưng cái nghèo cứ đến, thời gian thì nhanh chóng trôi qua, hoài bão của cụ vẫn chưa thực hiện được. Vốn đầy lòng trắc ẩn, thương người nên cụ Bơ – men vô cùng lo lắng khi biết tình trạng của Giôn – xi. Cụ lo sợ cái suy nghĩ vẩn vơ, tuyệt vọng của cô họa sĩ trẻ sẽ khiến cô phải lìa xa cõi đời này khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nhìn từng chiếc lá cứ rụng dần theo mùa đông và chỉ còn một chiếc trơ trọi trên cành, cụ lặng lẽ âm thầm thực hiện một công việc.Tối hôm ấy, thời tiết thật khắc nghiệt, gió mưa dữ dội, bằng tình thương, bằng tài năng, cụ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”.Bức tranh ấy đã giúp cho Giôn – xi hồi sinh trở lại, giúp cô thoát khỏi suy nghĩ muốn tìm cái chết và cô đã lạc quan yêu đời, khao khát sống. Đắng lòng người đọc khi biết rằng sau đêm ấy cụ Bơ – men đã mắc bệnh viêm phổi rất nặng và qua đời sau đó vài ngày. Nhân vật cụ Bơ – men thật đẹp, thật cao cả, là một nghệ sĩ chân chính, tài năng hơn hết là 1 tấm lòng đáng quý. “Kiệt tác” của cụ giúp cho người đọc cảm thấy mùa đông ấm áp tình người – một thông điệp tuyệt vời mà nhà văn muốn gởi đến chúng ta: Hãy sống và yêu thương!

Bình luận (1)
Tường Vy
24 tháng 6 2019 lúc 23:14
Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” trong tập truyện ngắn cùng tên của O.Hen-ri là một tác phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong đó, nhân vật cụ Bơ-men là nhân vật đem lại cho tôi nhiều cảm xúc cũng như dư âm nhất!. Cụ thường làm người mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền. Mùa đông năm đó, Giôn-xi bị sưng phổi nặng rất khó chữa. Cụ rất lo lắng, quan tâm tới sức khỏe của Giôn-xi và cụ cũng hiểu chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân có ý nghĩa như thế nào với Giôn-xi. Sự thể hiện của cụ rất âm thầm, lặng lẽ và chỉ được thể hiện ở một đoạn văn ngắn “...họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Đoạn văn “ Và bây giờ tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác, tên là Bơ-men, hình như là nghệ sĩ thì phải. Cũng lại chứng sưng phổi. Ông cụ là một người già yếu, bệnh tình nguy kịch. Chẳng còn hi vọng gì, nhưng hôm nay ông cụ sẽ vào nằm bệnh viện để được chăm sóc chu đáo hơn” làm người đọc băn khoăn: chẳng hiểu sao cụ Bơ-men lại ra nông nỗi này? Một người nghệ sĩ chẳng mấy khi đi ra ngoài thì làm sao có thể viêm phổi được! Đến cuối câu chuyện, khi tình trạng bệnh tình của Giôn-xi đã khá hơn nhờ “chiếc lá cuối cùng”, tác giả đã làm người đọc vô cùng ngạc nhiên và xúc động với những gì cụ làm cho Giôn-xi. Hóa ra, “chiếc lá cuối cùng” kia chính là kiệt tác cuối cùng của cụ. Trong đêm đông giá rét nhất, trời mưa bão ầm ầm, cụ đã chẳng ngại ngần trước sự khắc nghiệt của thời tiết và vẽ “nó”, vào chính cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng. Cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng bằng tất cả tài năng, tình yêu thương của mình. Tấm lòng của cụ quả thật không thể đo đếm. Qua bức vẽ cụ đã truyền khát vọng sống, một “khởi đầu mới” cho Giôn-xi. Cụ đã hồi sinh một linh hồn, một con người. Có thể nói nhân vật cụ Bơ-men là một biểu tượng cho “tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ”
Bình luận (0)
Khanh Tay Mon
25 tháng 6 2019 lúc 6:37

Nhân vật cụ Bơ Men:
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Chao ôi! (câu cảm thán ) Kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn.

Bình luận (0)
minh nguyet
25 tháng 6 2019 lúc 8:11

Tham khảo:

Tình người cao đẹp được thể hiện trước hết ở nhân vật Bơ-men và bức kiệt tác của cụ. Ngay từ đầu đoạn trích, người hoạ sĩ già khắc khổ này chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết: Xiu và cụ Bơ-men “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”; “cụ Bơ-men mặc chiếc áo sơ mi cũ màu xanh, ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá” và cuối cùng chỉ thấp thoáng qua lời kể của Xiu. Nhưng có lẽ đôi hình ảnh hiếm hoi ấy mãi còn lại trong tâm trí bao người. Giây phút “nhìn cây thường xuân” đầy lo lắng là lúc cụ cảm nhận rõ nhất dáng ngủ yếu ớt cũng như mạng sống mong manh của Giôn-xi. Không ai biết trong ánh nhìn lặng lẽ chẳng nói năng và cái dáng ngồi làm mẫu bất động, cụ đang ấp ủ một điều gì. Đã từ lâu, ông cụ già “nhỏ nhắn dữ tợn” tự coi mình là một con chó xồm lớn chuyên canh gác và bảo vệ cuộc sống của hai nữ hoạ sĩ trẻ yếu đuối Xiu và Giôn-xi.Với cụ Bơ-men cô độc, có lẽ hai cô gái không khác gì những người ruột thịt, những người thân yêu nhất trong những năm tháng tuổi già hiu quạnh. Thường ngồi làm mẫu cho những bản vẽ của cô chị và hay tâm tình về tác phẩm kiệt xuất của mình, phải chăng đó là những tình cảm ấm áp mà cụ dành cho họ? Cụ hiểu tâm trạng Giôn-xi và nỗi lòng Xiu. Và… O’ Hen-ri không kể ông cụ làm gì sau khi về căn hộ cũ tồi tàn của mình. Cách cắt đoạn tạo một khoảng không gian riêng mà trong đó, chẳng ai có thể đoán được cụ Bơ-men sẽ có những hành đông cụ thể nào. Nhưng rồi, qua lời kể của cô chị Xiu, Giôn-xi và người đọc chợt ngỡ ngàng hiểu rõ công việc mà cụ đã âm thầm làm trong im lặng, trong những tiếng gào thét dữ dội của giông bão. Một mình cụ, với ngọn đèn bão, với bảng màu và chiếc thang mà có lẽ phải vất vẻ lắm cụ mới có thể lôi được nó ra khỏi chỗ cũ…. đã hoàn thành bức kiệt tác của cuộc đời mình. Thân già khổ sở trong đêm tối khủng khiếp đang nhăm nhe quật ngã mọi thứ, phải dũng cảm, chịu khó, bến bỉ như thế nào thì cụ Bơ-men nhỏ nhắn mới có thể gắng sức đương đầu với cơn mưa phũ phàng như vậy? Hơn nữa, vẽ – dẫu chỉ là vật nhỏ nhoi như một chiếc lá – trong hoàn cảnh khắc nghiệt, không ai giúp đỡ lại càng khó khăn gấp bội!( câu cảm thán).

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phạm Đức Thắng
Xem chi tiết
Phạm Kim Cương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Thúy
Xem chi tiết
Huong Bui Bui Huong
Xem chi tiết
Bùi Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Đặng Thùy Linh
Xem chi tiết
Bảo Võ Trần Gia
Xem chi tiết
Nguyệt Nhi
Xem chi tiết
Tattoo mà ST vẽ lên thôi
Xem chi tiết