Văn bản ngữ văn 9

Jang Min

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

(Ánh trăng, Nguyễn Duy)

Hình ảnh “rưng rưng” gợi ra cho em điều gì trong cuộc sống? Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về điều đó.

Khinh Yên
9 tháng 6 2019 lúc 7:43

Trăng xưa như đã đến với người. vẫn tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung. Người ngắm trang rồi bang khuân suy ngẫm:

"Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rung rung".

Con người đang "mặt đối mặt" với trăng, với những giá trị tinh thần mình đã lãng quên, khước từ. Hai "mặt" ấy mãi là một, không thể tách rời và cũng chưa từng tách rời. Chỉ có con người cắm cúi vào những vật chất, phồn hoa tầm thường mà quên mất thôi. Từ láy "rưng rưng" đã thể hiện sâu sắc cảm giác con người lúc này.

Bình luận (0)
Nguyen
10 tháng 6 2019 lúc 21:01

Đây là bài mình tự làm. Không cop mạng. Vì vậy... bạn làm ơn xem giùm mk nha!

Sống trong hiện tại mà quên đi quá khứ , sống trong hoà bình có đầy đủ vật chất mà quên đi những ngày gian khổ .
Nhưng nhà thơ không dừng lại ở đó mà còn sáng tạo ra một cuộc sống chân thật mà cũng rất quen thuộc xảy ra ở đô thị đó là hệ thống đèn điện tắt cả.Một không gian phòng buyn-đinh tối om .Người chiến sĩ cũng giống như bao người khác vội bật tung cửa sổ , đột ngột thấy vầng trăng .Như vậy trăng xưa lại đến với người vẫn tròn vẫn đẹp và thuỷ chung với mọi người .
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng, là bể
Như là sông, là rừng
Người ngắm trăng và suy ngẫm bâng khuâng “Ngửa mặt lên nhìn mặt ”. Hai chữ “mặt ”trong một vần thơ , mặt trăng và mặt người đối diện nhau . Đó là nhìn mặt tri kỉ, mặt của tình nghĩa mà bấy lâu nay mình dửng dưng. Nguyễn Duy gặp lại ánh trăng như gặp lại người bạn tuổi thơ, như gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những tháng năm gian khổ. Trăng chẳng nói chẳng trách nhưng tâm trạng của người lính có gì đó rưng rưng .Phải chăng đó là tâm trạng xúc động nghẹn ngào .Nước mắt như trực ứa ra .Bao kỉ niệm đẹp của một đời người đã ùa về trong tâm trí người chiến sĩ .Từ "rưng rưng" gợi tả nỗi xúc động của thi sĩ. Những kỷ niệm ngày nào bấy lâu tưởng bị chôn vùi nay lại ùa về đánh thức tâm hồn người trong cuộc "như là đồng là bể,như là sông là rừng”.Câu trúc của câu thơ sóng đôi kết hợp với phép tu từ so sánh , từ “là" được nhắc lại bốn lần cho ta thấy ngòi bút của Nguyễn Duy thật tài hoa.Ông đã gợi ta được sự gắn bó chan hoà với thiên nhiên của người chiến sĩ trong quá khứ. Bởi lẽ nhớ tới đồng, tới sông , tới bể là nói tới thời ấu thơ , nói tới rừng là nói tới thời chiến tranh. Hai hình ảnh thơ này được lặp lại ở khổ thơ đầu .Như vậy vầng trăng trong đoạn thơ không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là biểu tượng của quá khứ tình nghĩa.Vầng trăng đã đánh thức dậy tất cả, từ những năm tháng hoa niên cho đến khi cầm súng hành quân đuổi giặc dưới những cánh rừng. Hóa ra những ký ức đẹp đẽ ấy đã không mất đi và con người không phải hoàn toàn vô tâm đến thế. Ký ức ấy chỉ tạm lắng xuống, con người trong lúc bận rộn có thể lãng quên đi nhưng chỉ cần một tác động nhỏ nào đó, chúng sẽ sống dậy vẹn nguyên, thậm chí còn đằm sâu hơn, tạo nên vẻ đẹp không gì sánh nổi của tâm hồn con người.

Bình luận (0)
Trúc Giang
9 tháng 6 2019 lúc 8:00

Ánh trăng hiện giờ không phải chỉ là vật vô tri vô giác nữa mà nó hiện hữu như là con người. Có lẽ có quá nhiều thứ vào lúc này khiến cho nhà thơ không thể nói hết được chỉ cảm thấy nó rưng rưng. Một cảm giác khó diễn tả vừa mừng vừa tủi, vừa xấu hổ lại vừa hối hận. Nó thức dậy cả tâm hồn của con người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hồ Thị Hà Giang
Xem chi tiết
đõ thị loan
Xem chi tiết
Đạt Trần
Xem chi tiết
Hày Cưi
Xem chi tiết
Chiến Nguyễn
Xem chi tiết
Anh Dang
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Thương
Xem chi tiết
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
thuongnguyen
Xem chi tiết