Hướng dẫn soạn bài Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

Nguyễn Thị Bình Yên

Phân tích nhân vật bé Thu qua 2 đoạn trích:

Đoạn 1 : Trong 3 ngày phép

Đoạn 2 : Khoảnh khắc chia tay

Qua đó hãy phân tích nổi bật sự chuyển biến tâm lí của Thu

Thảo Phương
28 tháng 5 2019 lúc 12:32

– Khái quát cảnh ngộ của bé Thu ba bé đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người cha trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi.

-Với một đứa trẻ chỉ biết mặt ba qua ảnh chắc chắn bé cô bé Thu sẽ không thể nào tiếp nhận một người đàn ông bằng xương bằng thịt làm ba mình ngay được. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé về thăm nhà mấy ngày được ở bên con mấy ngày.

– Qua sự miêu tả về tính cách thì hình ảnh bé Thu là một cô bé cá tính, khá ngang ngạnh nhưng cũng vô cùng sâu sắc và nhiều tình cảm. Bé giống như một con nhím nhỏ thu mình trong chiếc áo da gắn toàn những chiếc gai nhọn, nhưng bên trong là lớp thịt mềm mại, yếu đuối.

-Tác giả Nguyễn Quang Sáng thật sự có tài miêu tả, và cũng rất có tâm với nhân vật của mình nên mới có thể miêu tả nhân vật thu vừa ngang ngạnh " bà cụ non" vừa ngây thơ trong sáng, nét hồn nhiên trong veo của một đứa trẻ được tác giả miêu tác khiến người đọc vừa giận vừa thương vừa buồn cười.

-Khi bảo Thu ra gọi ba vào ăn cơm Thứ nhất định không chịu và nhất định không nhận người đàn ông lạ mặt trong nhà làm cha.

– Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giàu tình cảm,có cá tính mạnh mẽ,kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên,ngây thơ.

+ Diễn biến tâm lý của nhân vật Thu chia thành hai giai đoạn

– Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn khi nhân vật Thu chưa nhận ba, lúc này cô bé Thu đúng là một con nhím xù lông lên với người cha của mình. ương bướng nhất quyết không chịu nhận ba, dù đó là người cha mà Thu luôn mong muốn có, và ngày đêm mong chờ gặp mặt từ khi mới sinh ra.

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn mà Thu đã nhận cha.

-Lúc này nhân vật Thu đã gỡ bỏ tấm áo bằng toàn gai nhọn của mình xuống thể hiện rõ là một cô bé hồn nhiên trong veo, thèm khát sự yêu thương của cha. Thu không muốn xa cha muốn cha mãi bên mình.

-Sự ân hận của cô bé khi biết cha lại phải lên đường đi đánh giặc, ánh mắt lo lắng, tâm trạng tiếc nuối những ngày ở gần cha mà không yêu thương cha khiến cho nhân vật Thu òa khóc, bộc lộ rõ tính cách của một đứa trẻ trước một điều không như ý, bất lực.

– Hình ảnh chia tay của nhân vật Thu và người cha khiến cho người đọc rơi lệ, bởi tác giả Nguyễn Quang Sáng đã viết rất sâu sắc, vừa bình dị trong cách kể vừa khai thác tâm lý nhân vật rất chi tiết khiến độc giả như muốn khóc theo nhân vật Thu vậy.

– Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước không còn chiến tranh nữa tuy nhiên vẫn còn nhiều gia đình do kế sinh nhai mà người thân trong gia đình phải lên đường đi làm ăn xa là những người con chúng ta cần biết yêu thương trân trọng tình cảm gia đình mình. Không nên để cái gì mất đi rồi mới biết tiếc nuối.

Bình luận (0)
Nguyen
28 tháng 5 2019 lúc 11:12

Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Với cảm hứng viết về tình cha con và nỗi đau do chiến tranh, chuyện đã để lại cho người đọc những rung động thấm thía. Đặc biệt là diễn biến tâm lý và tình cảm tính cách của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà.

Bằng nghệ thuật kể chuyện mang phong cách Nam Bộ với những tình huống bất ngờ. Tác giả đã để cho một nhân vật kể về nhân vật chính nhằm làm cho câu chuyện thêm khách quan và tin cậy. Đó là cách kể chuyện lồng trong chuyện, từ đó ta thấy rõ được những diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu.

Bé Thu là một cô bé có cá tính độc đáo mạnh mẽ. Bởi xa cha biền biệt và cũng chỉ vì một vết sẹo mà em vô tình không nhận ra cha, khi nhận ra cha thì mãi mãi em phải xa cha. Tình thương nỗi đau và sự uất hận đã giúp bé Thu sau này trở thành cô giao liên dũng cảm.

Cha đi chiến đấu biền biệt xa nhà. Đến khi Thu lên tám tuổi hai cha con mới được gặp lại nhau. Cô bé tóc ngang vai, mặc quần đen, áo hoa đỏ, hồn nhiên, xinh đẹp, mới nhìn ông Sáu đã nhận ra ngay con gái mình. Nhưng niềm vui sau bao năm xa cách là được gặp lại con thì thật trớ trêu đáp lại sự vồ vập ấy của người cha bé Thu tỏ ra ngờ vực lảng tránh. Bé Thu hốt hoảng, mặt tái đi, vụt chạy kêu thét lên, nói trống. Trong suốt ba ngày ở bên cha bé Thu đã không nhận ra cha của mình, bé ương ngạnh, cư xử vùng vằng. Bé nhất định không nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm, nó hất cái trứng cá mà ông gắp cho. Bị ông Sáu đánh nó bỏ về nhà ngoại khua loảng xoảng dưới xuồng. Đó là thái độ rất ương ngạnh của một đứa bé mới tám tuổi. Nhưng thái độ đó không hề chê trách được bởi tất cả vì chiến tranh. Chiến tranh đã gây ra những mất mát và đau thương. Mà một đứa trẻ như Thu còn quá bé bỏng để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le mà ngay cả người lớn cũng không kịp chuẩn bị cho nó. Chỉ vì một vết sẹo trên mặt người cha cộng với bức ảnh mà nó biết về cha, nó đã không nhận cha. Vết thương do chiến tranh đã trở thành vết thương lòng sâu nặng của tình cảm cha con.

Ngày cuối cùng, trước phút giây ông Sáu lên đường, thì tình cảm thiêng liêng của bé Thu dành cho cha đã bùng cháy. Mọi thái độ và hành động của bé Thu bỗng đột ngột thay đổi. Khi nhìn thẳng, đối diện với người cha "đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao". Đằng sau đôi mắt mênh mông ấy chắc đang xao động biết bao ý nghĩ, tình cảm. Lần đầu tiên bé cất tiếng gọi "Ba...ba" và tiếng kêu như tiếng xé "chạy nhanh như sóc ôm lấy cổ ba nó" cùng với cử chỉ hôn khắp mọi nơi: nó hôn tóc hôn cổ, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba. Tâm lý ngờ vực chỉ vì vết sẹo đã được giải tỏa.Vì thế trong phút chia tay với cha tình yêu và nỗi mong nhớ suốt bao năm trời bị dồn nén nay trở nên mạnh mẽ và có cả sự hối hận. Cảnh tượng ấy diễn ra xúc động trong lòng mọi người.Và khi ông Sáu nói "Ba đi rồi ba về với con", bé Thu đã hét lên là "không", rồi hai tay siết chặt cổ, dang cả hai chân quặp lấy ba, đôi vai nhỏ run run. Chắc cô bé đã khóc, khóc vì sự ân hận của mình đã không nhận ra cha, khóc vì xót thương người cha vì chiến tranh mà phải xa gia đình.Chỉ vì bom đạn quân thù, mà ba đã mang sẹo trên mặt. Đó là điều đau khổ.Vậy mà, bé Thu đã không hiểu, lại còn xa lánh cha khiến cha đau khổ. Được bà ngoại giảng cho, bé đã hiểu. Nhưng có lẽ khi bé hiểu ra thì ...muộn rồi. Cha bé đã phải xa gia đình trở về chiến trường, phải chịu bao gian khổ của mưa bom bão đạn. Vì vậy, mà bé Thu mới siết cổ cha, níu chặt lấy người cha, như muốn đền bù những hành động sai lầm của bé. Từ giây phút bé thu thức tỉnh, tình cảm tính cách của bé đã thay đổi sự ương ngạnh của cô bé tám tuổi đã không còn, mà thay vào đó là tình yêu cha, thương cha, tự hào về cha. Cuộc chia tay của bé Thu trong những giây phút cuối cùng này có ai biết được rằng đó là cuộc chia tay lần cuối là lúc cha xa em vĩnh viễn, không thực hiện lời hứa "ba đi rồi ba về với con". Nhưng lòng yêu cha thành kính đã tạo nên một sức mạnh thôi thúc, rèn giũa để Thu trưởng thành sau này, khi cô trở thành một chiến sĩ giao liên gan dạ, dũng cảm.

Tóm lại, qua diễn biến tâm lý của bé Thu ta thấy được bé là người có tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc, hồn nhiên, ngây thơ. Cá tính ấy của bé được tập trung thể hiện trong tình cảm cha con đằm thắm.Nhân vật bé Thu đã để lại trong ta những ấn tượng sâu đậm về tình cảm mà bé dành cho cha. Người đọc thêm yêu mến bé Thu với tình cảm mạnh mẽ ấy.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyệt Phạm
Xem chi tiết
vu lu
Xem chi tiết
vu lu
Xem chi tiết
vu lu
Xem chi tiết
Trân Bảo
Xem chi tiết
Mũ Rơm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
hoai thu nguyen
Xem chi tiết
Nguyệt Phạm
Xem chi tiết