Văn bản ngữ văn 9

Phạm Thanh Thúy

Đề bài: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

a) Thể thơ, phương thức biểu đạt chính
b) Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ

c) Nhận xét về ý nghĩa của đoạn thơ trên

Vũ Như Quỳnh
26 tháng 5 2019 lúc 9:02

a. Thể thơ: lục bát

PTBĐ chính : biểu cảm

b. Biện pháp tu từ : Nhân hóa ( “Rễ siêng không sợ đất nghèo”/ “Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”/ “Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh”/ “Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”. )

=> Tác dụng : nhấn mạnh hình ảnh cây tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người , đã đem lại cho ta những bài học sâu sắc.

c. Ý nghĩa của đoạn thơ vô cùng sâu sắc , khiến chúng ta có những suy nghĩ tích cực và hơn cả là gợi ra bao bài học quý báu như : Sự cố gắng bền bỉ vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, sự đoàn kết đùm bọc che chở

#Yumi



Bình luận (0)
Thảo Phương
26 tháng 5 2019 lúc 12:00

a)Thể thơ:Lục bát

PTBĐC:Biểu cảm

b)

- Chỉ ra một vài câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong văn bản:“Rễ siêng không sợ đất nghèo”/ “Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”/ “Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh”/ “Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”.

-So sánh

- Tác dụng: hình ảnh cây tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người đã đem lại những bài học sâu sắc.

c)qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Vũ Kỳ Anh
Xem chi tiết
Quỳnh Trần Thị Thúy
Xem chi tiết
Vân Van
Xem chi tiết
Quỳnh Trần Thị Thúy
Xem chi tiết
Chan
Xem chi tiết
Ngọc Linh Hoàng
Xem chi tiết
Nhi Nhi
Xem chi tiết
nguyen huy hoang
Xem chi tiết
Trịnh Thị Thúy Vân
Xem chi tiết