Hoàng Lê nhất thống chí- Ngô gia văn phái

Thảo Phương

Bằng kiến thức truyện trung đại Việt Nam hãy viết đoạn văn giải thích vì sao nói Quang Trung-Nguyễn Huệ là 1 anh hùng dân tộc

(P/s tăng 2GP cho câu trả lời đúng và hay nhất :) )

Minh Lan
24 tháng 5 2019 lúc 10:38

Với trí dũng toàn tài, anh hùng áo vải Nguyễn Huệ nam chinh bắc chiến, đánh đuổi quân Xiêm La ở phía Nam, đại phá quân Thanh ở phía Bắc, bảo vệ đất nước.

Quang Trung Nguyễn Huệ là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn và là anh hùng dân tộc được sử gia đánh giá cao và người đời kính trọng.

Ông là vị tướng thiên tài, từng dẫn quân đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh Đàng Ngoài, bảo vệ đất nước trước cuộc tấn công của Xiêm La và nhà Thanh.

Sấm truyền ‘Tây khởi nghĩa, Bắc thu công’

Thuở nhỏ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ theo học cả văn lẫn võ với Trương Văn Hiến. Thấy 3 anh em trí dũng hơn người, ông khuyên họ khởi nghĩa, xây dựng đại nghiệp.

Năm 1771, lấy danh nghĩa phù trợ Nguyễn Phúc Dương chống lại quyền thần Trương Phúc Loan, Nguyễn Nhạc dấy binh khởi nghĩa, xây dựng căn cứ chống chúa Nguyễn ở Tây Sơn.

Thời đó, dân gian lưu truyền lời sấm truyền “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công”. Vì thế, nhiều người tin tưởng việc anh em Tây Sơn dấy binh là đúng ý trời. Nhờ đó, nghĩa quân nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của quần chúng, thu hút nhiều tướng tài như Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng.

Tương truyền, một buổi sáng còn mờ sương, khi Nguyễn Huệ đưa đoàn quân đến đoạn đèo An Khê, hai con rắn đen tuyền, to lớn chắn ngang đường. Nghĩa quân bất ngờ, không dám bước tiếp.


Nguyễn Huệ thấy vậy, chắp tay khấn rắn: “Nếu Sơn thần, Xà thần phụ trợ cho việc làm chính nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, biết trước sự thành công thì xin Xà thần mở đường cho quân đi. Nếu sự nghiệp không thành, Xà thần hãy trị tội mình tôi, để nghĩa sĩ trở về với gia đình, đồng ruộng”.

Ông vừa dứt lời, hai con rắn liền quay đầu, tiến lên phía trước mở đường. Lúc sau, một con lao vào bụi rậm, lúc trở ra ngậm thanh Ô Long đao, vươn cổ trao cho Nguyễn Huệ.

Ông kính cẩn nhận lấy rồi thề trước Xà thần sẽ dùng đao hành hiệp, cứu dân, bảo vệ dân tộc.

Trên thực tế, Ô Long đao gắn liền những chiến công hiển hách của vị anh hùng áo vải từ những ngày đầu dựng nhà Tây Sơn đến trận chiến cuối cùng.

Nguyễn Huệ lần lượt dẫn quân đánh chiếm các huyện, đánh lui quân chúa Nguyễn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho nhà Tây Sơn.

Sau khi Nguyễn Nhạc lên ngôi, Nguyễn Huệ được phong làm Long Nhương tướng quân. Dưới triều Tây Sơn, Nguyễn Huệ tiếp tục chứng tỏ tài năng quân sự, thao lược hơn người.

Năm 1785, ông dẫn quân chặn đánh quân Xiêm La trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút, lệnh quân sĩ giả vờ thua, nhử địch vào trận mai phục, tiêu diệt gần hết hai vạn quân địch. Sau trận đánh này, quân Xiêm khiếp đảm, “sợ Tây Sơn như sợ cọp”.

Sau đó, ông lại dẫn quân ra bắc, đánh tan chính quyền chúa Trịnh, trao trả quyền chính cho vua Lê. Tuy nhiên, ông mới là người thực sự nắm quyền.

Ít lâu sau khi Lê Chiêu Thống lên ngôi, Nguyễn Huệ dẫn theo công chúa Ngọc Hân về Nam. Ông trở thành Bắc Bình Vương, cai quản từ Thuận Hóa đến đèo Hải Vân.

Mâu thuẫn giữa ông và Nguyễn Nhạc ngày càng lớn. Giữa lúc đó, Nguyễn Ánh ngóc đầu trở lại ở miền Nam. Nguyễn Huệ chưa kịp dẫn quân bình loạn thì lại nghe tin Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh.

Trước tình thế hai đầu thụ địch, ông quyết định tiến quân thần tốc, nhanh chóng đánh đuổi quân Thanh.

Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Quân Bắc Bình Vương tiến công thần tốc, ngày 30 tháng Chạp đã đánh diệt đồn Gián Khẩu rồi nhanh chóng dụ hàng đồn Hà Hồi.

Sáng mồng 5, ông ra lệnh tấn công Ngọc Hồi, quân Thanh tháo chạy. Như vậy, chỉ trong 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh.

Sở dĩ quân Tây Sơn có thể đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh trong thời gian ngắn một phần ở tài dùng binh và khả năng động viên quân sĩ đồng lòng của Nguyễn Huệ.

Tương truyền, trước khi xuất chinh, tại lễ lên ngôi ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ lập kế động viên quân sĩ.

Sau khi làm lễ, vua sai mang đến cái mâm, bên trên đặt các đồng tiền, phủ vải điều rồi nói với quân sĩ: “Ba quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều sấp, thì đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng. Nhược bằng, có đồng ngửa, đó là đại sự của chúng ta có điều trắc trở.

Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái, đặng bưng mâm tiền, cung kính dâng lên cao, rồi hất tung xuống sân. Quân sĩ thấy các đồng tiền nhất loạt đều sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc trận ra bắc sẽ thắng quân Thanh.

Sự thực, Nguyễn Huệ đã sai đúc 200 đồng tiền có cả 2 mặt đều là sấp.

Sau đó, ông lại nâng cao sĩ khí quân lính bằng bài Hịch ra trận hào hùng:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho chúng chích luân bất phản

Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ

Vị vua sáng suốt, bình dị

Sau khi đánh tan quân Thanh, vua Quang Trung tiến hành cải cách kinh tế, xã hội. Ông sắp đặt lại đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy Nhà nước.

Ngày nay, tượng đài Quang Trung được đặt tại nhiều nơi trên cả nước.

Đặc biệt, để phát triển quốc gia, Nguyễn Huệ rất chú trọng việc thu hút nhân tài. Ông ban Chiếu cầu hiền, hy vọng người tài đứng ra phò vua giúp nước.

Trước thái độ trọng dụng hiền tài của vua Quang Trung, nhiều cựu thần nhà Lê như Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Nễ, Nguyễn Huy Lượng đã ra giúp nhà Tây Sơn.

Ý cầu hiền của nhà vua thể hiện rõ trong việc ông nhiều lần mời Nguyễn Thiếp ra làm quan. Sau nhiều lần từ chối, cảm phục trước đức độ nhà vua áo vải cờ đào, La Sơn Phu Tử nhận lời mời, xuống núi giúp vua.

Là vị tướng Nam chinh Bắc chiến, sau này là vua một nước nhưng trong cuộc sống đời thường, vua Quang Trung lại rất bình dị. Dân gian lưu truyền khá nhiều giai thoại đối đáp, cho thấy ông là người thông minh, sắc sảo.

Ngay cả khi không vừa lòng với người dưới, ông vẫn bình tĩnh nhắc nhở một cách tế nhị nhưng vô cùng thấm thía.

Theo Hoàng Lê nhất thống chí, sau khi Tây Sơn chiếm Phú Xuân, Nguyễn Hữu Chỉnh nóng lòng muốn Nguyễn Huệ đánh Bắc Hà để ông ta có cơ hội báo thù riêng.

Chỉnh nói: “Người tài Bắc Hà chỉ có một Chỉnh này thôi. Nay tôi đã đi rồi, ấy là cái nước rỗng không, xin ngài chớ nghi ngại”.

Nguyễn Huệ mới đùa rằng: “Không nghi ngại người nào khác, chẳng hóa ra chỉ có ông là đáng nghi ngại thôi ư?”.

Vua đối đáp nhẹ nhàng nhưng thực chất là nhắc khéo Nguyễn Hữu Chỉnh chớ kiêu căng, tự phụ.

Giai thoại Thăng Long cũng kể khi Nguyễn Huệ ra Bắc đánh Trịnh, quân lính đánh vào Văn Miếu, làm đổ một số bia tiến sĩ. Sau khi Quang Trung đại thắng quân Thanh, người dân quanh đó nhờ các nhà nho làm đơn, đề đạt nguyện vọng khôi phục di tích nhưng chỉ gọi vua là ngài.

Quang Trung phê: “Ta không trách các nông phu. Ta chỉ gớm các thầy nho. Cả gan, to mật, dám kêu vua bằng ngài”.

Vua cũng tỏ ý cho dựng lại di tích. Sự kiện này giúp nhà vua gần hơn với dân chúng. Sự giản dị, bình dân ấy là điểm hiếm có ở bậc vua chúa.

Không chỉ có tài cầm quân, sáng suốt về mặt chính trị, vua Quang Trung còn biết nhìn xa trông rộng. Khi vua Lê Hiển Tông qua đời, Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân muốn lập Duy Cận lên ngôi.

Tuy nhiên, dưới sức ép của nhà Lê, ông phải đồng ý để Lê Duy Kỳ kế thừa ngôi báu. Sau này, Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, chứng minh Nguyễn Huệ đã có cái nhìn đúng đắn khi không muốn ông này lên ngôi.Học giả Trần Trọng Kim đánh giá: "Vua Quang Trung nhà Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học.

Bình luận (0)
Đạt Trần
24 tháng 5 2019 lúc 22:44

Vua Quang Trung, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Vẻ đẹp uy nghi, trí tuệ của vua Quang Trung đã được phản ánh đầy đủ, trọn vẹn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14.Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tinhfcuar vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung ( khói tỏa mù trời cách gang tấc không thấy gì mà chỉ nổi bật hinh ảnh của vua Quang Trung..có sách ghi chép lại áo bào đỏ của ông sạm đen khói súng..)Từ những đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

Bình luận (1)
HUYNH NHAT TUONG VY
24 tháng 5 2019 lúc 14:33

Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung ( Nguyễn Huệ). Ông có một nét đẹp của vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán: từ đàu đến cuối đoạn trích , Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai roongjmaf ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tinhfcuar vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung ( khói tỏa mù trời cách gang tấc không thấy gì mà chỉ nổi bật hinh ảnh của vua Quang Trung..có sách ghi chép lại áo bào đỏ của ông sạm đen khói súng..). Từ những đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
24 tháng 5 2019 lúc 14:33

Dân Tộc Việt Nam tự hào về vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Thế hệ con cháu mai hậu sẽ xây Khải Hoàn Môn Việt Nam tại núi Bàn Sơn, nơi xuất quân ra Bắc đánh quân xâm lược, hay tại Gò Đống Đa, nơi chiến thắng quân Tàu để vinh danh ông. Ông là bậc kỳ tài dũng mãnh, với một thời gian ngắn kỷ lục, ông đã tiêu diệt 200 ngàn quân Thanh mau như chớp nhoáng, đến nỗi Vua Càn Long phải nể vì, mời Vua Quang Trung tham dự lễ Khánh Thọ Bát Tuần của mình được tổ chức tại Nhiệt Hà bên Tàu, để nhìn mặt thật sự và chiêm ngưỡng người đã chiến thắng vẻ vang Thiên Triều phương Bắc. Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện có đoạn nói Vua Càn Long Nhà Thanh rất vui mừng và phê ngay vào góc tờ biểu: “Ta sắp được gặp nhau là điều mong ước lớn”. Từ những chiến thắng vinh quang ấy, khi Vua Quang Trung tại vị, bãi việc cống người vàng thế mạng Liễu Thăng, mà nước Tàu đã áp đặt các vị vua Việt Nam, hàng năm phải triều cống từ năm Đinh Mùi 1427. Vua Quang Trung đề cao tinh thần Quốc Gia Dân Tộc, dùng chữ Nôm thay thế chữ Hán trong các chiếu, biểu, sắc, dụ, thi phú. Những vần thơ trữ tình của Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương, thiên trường ca Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu, bản dịch Chinh Phục Ngâm của Đoàn Thị Điểm là những áng văn chữ Nôm tuyệt tác, với sự đóng góp cơ bản thuần túy Dân Tộc vào nền Văn Hóa bắt đầu mang tích cách Độc lập, Tự chủ của Dân Tộc Việt Nam. Hơn thế nữa, Vua Quang Trung còn chuẩn bị kế hoạch đòi lại 6 châu thuộc Hưng Hóa, 3 động thuộc Tuyên Quang, đã bị nước Tàu xâm chiếm trước kia, sát nhập vào Lưỡng Quảng. Công việc đóng tàu, đúc vũ khí, rèn luyện binh sĩ đã sắp đặt từ lâu. Sứ giả sang Tàu năm Nhâm Tý 1792, cầu hôn cưới Công Chúa Thanh Triều và đòi đất đai, là cái cớ đánh lấy lại đất, nếu Thanh Triều từ chối. Nhưng tiếc thay, khi phái bộ Sứ giả Việt Nam sang Trung Quốc thì được tin Vua Quang Trung thăng hà, sứ giả phải quay về. Bài học Lịch Sử có đoạn:
Máu đào nhuộm thắm từng trang
Chỉ quen chiến đấu đầu hàng không quen
Em ơi nước mất bao phen
Mà phen nào cũng vang tên anh hùng

Nói lên những trang sử Việt Nam viết bằng máu và nước mắt. Nhiều vị anh hùng đã đẩy lui quân xâm lược phương Bắc như Lê Lợi, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ …, nhưng chiến thắng Đống Đa của Vua Quang Trung là trận đánh kiêu hùng nhất, vẻ vang nhất, trong thời gian kỷ lục 5 ngày đã tiêu diệt 20 vạn quân Thanh, nhanh chưa từng thấy, làm quân Tàu hãi hùng khiếp sợ, làm rạng danh trang sử Việt Nam. Từ cửa ải Lạng Sơn trở lên phía Bắc, người Tàu già trẻ dìu dắt nhau chạy trốn, trên mấy trăm dặm tuyệt nhiên không có người và khói bếp. Trong Sách Trí Thức Việt Nam cuối thế kỷ 18, ông Hồ Văn Quang viết : “ Vua Quang Trung mang một bản sắc đặc biệt, không chỉ riêng cho Dân Tộc Việt Nam mà cho cả thế giới. Đối với chúng ta, không có gì gượng gạo, là quá đáng khi ghép đằng sau tên ông những danh từ đẹp đẻ, kính trọng đầy thán phục như : Anh hùng, thiên tài quân sự, thiên tài ngoại giao, một chính trị gia lỗi lạc, một nhà cải cách xuất chúng, một vị Thánh, một vị Thần linh, vì chỉ có ông ta mới xứng đáng mang danh Đại Đế, đã đưa Dân Tộc nhỏ bé như Việt Nam có thể đạt đến đỉnh vinh quang sáng chói nhất tại vùng Đông Nam Á vào cuối thế kỷ 18 ”. Vua Quang Trung là niềm hãnh diện và tự hào của Dân Tộc Việt Nam, là tấm gương sáng cho thế hệ tuổi trẻ tương lai, lòng tràn đầy nhiệt huyết, đang vùng dậy khắp nơi, nhận lãnh trách nhiệm đầy màu sắc hy vọng, tạo thành một sức mạnh đứng lên, đòi hỏi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Dân Tộc Việt Nam.
Bình luận (0)
Nguyen
24 tháng 5 2019 lúc 20:20
Đến với đoạn trích hồi 14 trong " Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì. Đoạn trích làm lộ rõ bản mặt của bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh. Sự thất bại thảm hại của chúng đặc biệt làm nổi rõ tính cách của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khí thế quật khởi thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là hình tương người anh hùng tiếp nối lịch sử, tin vào lich sử chống giặc ngoại xâm cua dân tộc nhưng ngoài ra lai có tính cách riêng là người anh hùng có tấm lòng yêu nước nồng nàn có tinh thần nhân ái, thông minh tài chí tuyệt vời.
Trích từ: -------------------
Trước hết Nguyễn Huệ là người có tấm lòng nồng nàn yêu nước. Trước khi tiến quân ra Bắc ông đã truyền đi một lời dụ có khí thế như một bài hịch. Trong lời lệnh dụ này Nguyễn Huệ thể hiện rõ ý thức tự chủ dân tộc:" Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị." Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần " Nam quốc sơn hà nam đế cư" từ thơ Lý Thường Kiệt tinh thần quyết chiên quyết thắng kẻ thù xâm lược và mang hòa khí " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn:" Các ngươi là những kẻ có lương tri nương năng hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân tộc của " Bình Ngô đại cáo".Rõ ràng lời dụ của Nguyễn Huệ mang tiếng nói của hồn thiêng sông núi.
Trích từ: -------------------
Nguyễn Huệ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng suốt, có tài cầm quyền . Ngay cả những người trong triều đình Lê, những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến lược của quân Thanh vì chiếm được thành Thăng Long nhanh chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt la trong nhưng ngày Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập chung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì nghi binh thanh thế. Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn chiến lược lúc xuất quân ông đã định trước ngày chiến thắng trở về:" Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh." Đang đi đánh giặc mà lòng đã nghĩ tới mối quan hệ hai nước và đời sống nhân dân 2 dân tộc:" Nhưnng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần nước mình, sau khi thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy.
Trích từ: -------------------
Quả thực hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt vào thành Thăng Long sớm trước 2 ngày và chiếc áo bào đỏ sạm đen khói súng. Vị vua đó đã trở thành niềm tự hào của con dân đất Việt.
Bình luận (0)
Mai Hà Trang
24 tháng 5 2019 lúc 21:25

Biết đoạn văn là gì không các bạn, mình không giỏi các bạn bên trên chỉ cho mình với UwU

Bình luận (2)
Trúc Giang
25 tháng 5 2019 lúc 9:46

Viết bài có những ý sau

-Tiêu diệt quân Thanh và quân Minh

-Ổn định, thống nhất đất nước tạm thời

-Tiêu diệt được chính quyền bù nhìn nhà Nguyễn

Bình luận (0)
Trương Thị Anh Quỳnh
25 tháng 5 2019 lúc 20:43

quang trung-nguyễn huệ là hai anh em(haha)

Bình luận (0)
Jungkook🤩😍😍😘
25 tháng 5 2019 lúc 21:41

Đến với đoạn trích hồi 14 trong " Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì. Đoạn trích làm lộ rõ bản mặt của bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh. Sự thất bại thảm hại của chúng đặc biệt làm nổi rõ tính cách của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khí thế quật khởi thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là hình tương người anh hùng tiếp nối lịch sử, tin vào lich sử chống giặc ngoại xâm cua dân tộc nhưng ngoài ra lai có tính cách riêng là người anh hùng có tấm lòng yêu nước nồng nàn có tinh thần nhân ái, thông minh tài chí tuyệt vời.
Trước hết Nguyễn Huệ là người có tấm lòng nồng nàn yêu nước. Trước khi tiến quân ra Bắc ông đã truyền đi một lời dụ có khí thế như một bài hịch. Trong lời lệnh dụ này Nguyễn Huệ thể hiện rõ ý thức tự chủ dân tộc:" Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị." Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần " Nam quốc sơn hà nam đế cư" từ thơ Lý Thường Kiệt tinh thần quyết chiên quyết thắng kẻ thù xâm lược và mang hòa khí " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn:" Các ngươi là những kẻ có lương tri nương năng hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân tộc của " Bình Ngô đại cáo".Rõ ràng lời dụ của Nguyễn Huệ mang tiếng nói của hồn thiêng sông núi.
Nguyễn Huệ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng suốt, có tài cầm quyền . Ngay cả những người trong triều đình Lê, những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến lược của quân Thanh vì chiếm được thành Thăng Long nhanh chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt la trong nhưng ngày Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập chung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì nghi binh thanh thế. Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn chiến lược lúc xuất quân ông đã định trước ngày chiến thắng trở về:" Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh." Đang đi đánh giặc mà lòng đã nghĩ tới mối quan hệ hai nước và đời sống nhân dân 2 dân tộc:" Nhưnng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần nước mình, sau khi thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy.
Quả thực hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt vào thành Thăng Long sớm trước 2 ngày và chiếc áo bào đỏ sạm đen khói súng. Vị vua đó đã trở thành niềm tự hào của con dân đất Việt.

Chia sẻ là em chép mạng hihieoeo.

Bình luận (0)
Nguyễn Công Tâm
26 tháng 5 2019 lúc 20:13

Vậy giải thích Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Sinh Cung - Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc là 1 vị lãnh tụ vĩ đại đi

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Nhật Minh
Xem chi tiết
nhule
Xem chi tiết
Chiu Ngo
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
Bùi Bích Đào
Xem chi tiết
nhule
Xem chi tiết
Zodiac
Xem chi tiết
Con Lười
Xem chi tiết
TRần Ánh Ngọc
Xem chi tiết