Văn bản ngữ văn 7

Nam Ngô Văn

Đề bài : Nhân dân ta có câu"Anh em như thể tay chân rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần"Hãy giải thích

Huỳnh lê thảo vy
21 tháng 5 2019 lúc 8:59
Người Việt Nam đã từ lâu đời rất coi trọng tình gia tộc. Anh em trong nhà phải sống hòa thuận, yêu thương nhau. Đó là đạo đức, là tình cảm mà ai cũng phải quan tâm. Từ xưa đã có bao lời khuyên dạy, lời ca, điệu ru của người đi trước nhằm xây dựng cuộc sống, gia đình đầm ấm, thuận hòa đó. Một trong những câu ca dao thể hiện lời răn dạy trên là:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần"
Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh để khẳng định tình cảm khăng khít giữa anh và em trong gia đình. Vật được đem ra so sánh là tay và chân trong cơ thể con người. Tay và chân là hai bộ phận của một cơ thể có quan hệ khắng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau. Tay và chân giúp con người có khả năng lao động để làm ra của cải vật chất. Nếu mất một trong hai bộ phận trên thì con người khó hoạt động và khả năng hoạt động bị giảm bớt. Điếu này rõ ràng cho thấy sự cần thiết của cả tay lẫn chân đối với cơ thể của con người. Anh em trong gia đình cũng vậy, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên trong mối quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh có thể giúp em và, ngược lại, em có thể giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.
Qua hình ảnh so sánh “Anh em như thể tay chân” nhân dân ta muốn nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em, giữa những người trong gia đình. Chính tình cảm đó sẽ là cơ sở xây dựng mối quan hệ thuận hòa, cách cư xử giữa anh em với nhau. Nếu ở câu trên là hình ảnh so sánh thì câu dưới “Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần” là hình ảnh tượng trưng mang nhiều ý nghĩa biểu cảm. “Rách”, “lành” chỉ hai hoàn cảnh sống khác nhau. “Rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, khổ sở. “Lành” tượng trưng cho hoàn cảnh sống thuận lợi, sung túc. Ở đây dù trong hoàn cảnh nào “rách” hay “lành” cũng đều phải đùm bọc lấy nhau. Đó là lời khuyên về cách cư xử của anh em trong một gia đình, trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Lúc đói, khi no, lúc sung sướng, khi thiếu thốn… hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng đả là anh em thì lúc nào cũng phải yêu thương nhau đùm bọc lẫn nhau. Tình cảm thiêng liêng này không có lí do nào, tình huống nào làm thay đổi được. Tình anh em mãi mãi thắm thiết.
Tình anh em là một quan hệ tình cảm mà ai ai cũng cần. Vì thế, câu ca dao trên có ý nghĩa to lớn vô cùng. Nó là bài học đạo đức được diễn đạt bằng hình ảnh thật gần gũi và hàm súc. Ngoài việc giáo dục tình cảm anh em trong gia đình, câu ca dao còn khuyên nhủ mọi người trong xã hội phải biết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau.
Câu ca dao đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa lớn đối với mỗi người: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi ngày càng diễn ra nhiều sự việc đau lòng về mối quan hệ gia đình. Ngày nay, mỗi người đọc câu ca dao trên cần suy ngẫm để hiểu cho hết ý nghĩa của nó, để sống đẹp hơn theo như lời khuyên nhủ của cha ông.
Bình luận (0)
Tuệ An
20 tháng 5 2019 lúc 11:28

Ca dao không chỉ là những câu lục bát trữ tình thể hiện tình yêu đôi lứa muôn màu muôn vẻ mà còn là bài học đạo đức và cách ứng xử mẫu mực mang tính nhân hậu của dân tộc ta. Tiêu biểu là câu:

"Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần."

Câu ca dao thật giản dị, gần gũi mà chứa đựng bao điều đáng cho ta suy nghĩ. Trước tiên ta cần hiểu ý nghĩa một số hình ảnh như tay chân và rách lành. Tay và chân là hai bộ phận của con người, hỗ trợ cho nhau. Anh em trong một gia đình cũng vậy, đều cùng cha mẹ sinh ra, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên, có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh giúp em, em giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.

Qua hình ảnh so sánh ở câu thứ nhất, nhân dân ta nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em. Chính tình cảm này sẽ là cơ sở cho cách cư xử giữa anh em sau này.

Lành chỉ lúc đầỵ đủ sung sướng, rách chỉ khi nghèo khổ thiếu thốn. Hoàn cảnh có thể thay đổi song anh em vẫn phải thương yêu nhau, đùm bọc nhau, không hề thay đổi.

Câu ca dao trên đã nêu lên một vấn đề đạo đức, đồng thời cũng là vấn đề tình cảm cơ bản của con người: tình anh em. Anh em do cha mẹ sinh ra, sống trong một gia đình, khi bé, sống chung với nhau, yêu thương nhau đã đành. Lúc lớn lên, cũng phải giữ mãi tình cảm cao quý đó. Dù hoàn cảnh sống sướng, khổ khác nhau, anh em vẫn phải quan tâm, săn sóc giúp đỡ lẫn nhau. Giữ mãi tình anh em thắm thiết là bổn phận của mỗi con người trong gia đình. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền và thể hiện qua câu ca dao trên. Yêu thương, đùm bọc nhau là đạo đức, là nhân cách rất nhân bản của con người nói chung. Do vậy, gia đình nào yêu thương hòa thuận với nhau thi gia đình đó được hạnh phúc, cha mẹ được an vui lúc tuổi già.

Truyền thống cao đẹp và nhân bản đó còn được thể hiện rộng lớn hơn giữa đồng bào trong một đất nước mà đặc biệt, giữa dân tộc này với dân tộc khác mỗi khi có thiên tai như hạn hán, lũ lụt... Tình yêu thương đùm bọc đó đã tạo điều kiện cho người bị nạn vượt qua những khó khăn trước mắt và có niềm an ủi tinh thần để vươn lên.

Tình anh em là tình ruột thịt gắn bó, gần gũi với nhau rất mật thiết như tay và chân của một cơ thể. Ai cũng có cha mẹ và anh em. Do vậy, câu ca dao trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi người. Bài học ứng xử ấy lại thể hiện bằng những hình ảnh đơn giản và gần gũi biết bao. Nếu tay chân không giúp đỡ nhau thì cơ thể sẽ ra sao? Nếu anh em không đùm bọc nhau thì cha mẹ có vui lòng không?

Yêu thương, giúp đỡ nhau là cách sống đẹp của con người có đạo đức trong phạm vi gia đình là tình anh em và trong phạm vi lớn rộng hơn là tình dân tộc và nhân loại.

Bình luận (0)
Thảo Phương
20 tháng 5 2019 lúc 12:52

1. Mở bài
Giới thiệu về câu ca dao và nội dung khái quát: Giữa những con người có chung huyết thống và cùng mang trong mình một dòng máu luôn có mốt sợi dây liên kết được tạo nên bởi tình thân, tình yêu thương và đồng cảm sâu sắc, đặc biệt là về tình cảm giữa những anh chị em ruột thịt. Câu ca dao sau đã thể hiện rõ tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp này:

“Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

2. Thân bài
– Giải thích nội dung câu ca dao

+ “Anh em”: những người cùng chung một dòng máu.

+ “Tay chân”: hình ảnh mang tính trực quan

chỉ những bộ phận quan trọng trên cơ thể người.
cùng nhau gắn bó và hỗ trợ nhau để con người tồn tại một cách hoàn chỉnh và trọn vẹn hơn.
→ Lối ví von so sánh, độc đáo.

+ “Rách” chỉ sự không lành lặn, vì thế nó trở thành hình ảnh biểu tượng cho sự nghèo khổ thiếu thốn, khó khăn hoạn nạn.

+ “lành” chỉ sự ấm no, đủ đầy và biểu trưng cho cuộc sống đủ đầy.

→ Câu ca dao trên đã thể hiện một bài học đạo đức về tình cảm anh em: anh em ruột thịt phải luôn gắn bó keo sơn như tay chân.

– Tại sao anh chị em ruột thịt cần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau

+ Gia đình luôn là một điều thiêng liêng và gắn với những ý niệm cao cả, thể hiện qua quan hệ tình nghĩa như “Giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Máu chảy ruột mềm”,…

+ Anh em ruột thịt yêu thương nhau để hoàn thiện bức tranh chỉnh thể về gai đình và tạo nên sự ấm cúng, yên vui.

+ Giữa anh em không chỉ có sợi dây liên kết về huyết thống và còn có sự gắn bó qua những năm tháng lớn lên, trưởng thành bên nhau.

+ Yêu thương, đùm bọc anh chị em trong gia đình để nhân rộng tình yêu thương đùm bọc giữa người với người.

– Rút ra bài học kinh nghiệm

+ Gìn giữ, bảo vệ tình cảm này, luôn yêu thương và che chở cho anh chị em trong gia đình

+ Không được để cho sự ích kỉ và lòng tham của bản thân chiến thắng tình cảm anh em.

3. Kết bài
Khái quát nội dung, ý nghĩa của câu ca dao: Bằng cách nói giản dị và lối ví von so sánh độc đáo, câu ca dao trên đã thể hiện một bài học đạo đức về giá trị của tình thân: anh chị em ruột trong cùng một gia đình cần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau dù trong lúc đủ đầy hay khó khăn hoạn nạn. “Gia đình là tế bào của xã hội”, bởi vậy chúng ta cần gìn giữ tình cảm gia đình để tạo nên một xã hội đầy tình thương và lòng bác ái.

Bình luận (0)
Nguyen
20 tháng 5 2019 lúc 20:19
Người Việt Nam đã từ lâu đời rất coi trọng tình gia tộc. Anh em trong nhà phải sống hòa thuận, yêu thương nhau. Đó là đạo đức, là tình cảm mà ai cũng phải quan tâm. Từ xưa đã có bao lời khuyên dạy, lời ca, điệu ru của người đi trước nhằm xây dựng cuộc sống, gia đình đầm ấm, thuận hòa đó. Một trong những câu ca dao thể hiện lời răn dạy trên là:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần"
Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh để khẳng định tình cảm khăng khít giữa anh và em trong gia đình. Vật được đem ra so sánh là tay và chân trong cơ thể con người. Tay và chân là hai bộ phận của một cơ thể có quan hệ khắng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau. Tay và chân giúp con người có khả năng lao động để làm ra của cải vật chất. Nếu mất một trong hai bộ phận trên thì con người khó hoạt động và khả năng hoạt động bị giảm bớt. Điếu này rõ ràng cho thấy sự cần thiết của cả tay lẫn chân đối với cơ thể của con người. Anh em trong gia đình cũng vậy, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên trong mối quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh có thể giúp em và, ngược lại, em có thể giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.
Qua hình ảnh so sánh “Anh em như thể tay chân” nhân dân ta muốn nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em, giữa những người trong gia đình. Chính tình cảm đó sẽ là cơ sở xây dựng mối quan hệ thuận hòa, cách cư xử giữa anh em với nhau. Nếu ở câu trên là hình ảnh so sánh thì câu dưới “Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần” là hình ảnh tượng trưng mang nhiều ý nghĩa biểu cảm. “Rách”, “lành” chỉ hai hoàn cảnh sống khác nhau. “Rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, khổ sở. “Lành” tượng trưng cho hoàn cảnh sống thuận lợi, sung túc. Ở đây dù trong hoàn cảnh nào “rách” hay “lành” cũng đều phải đùm bọc lấy nhau. Đó là lời khuyên về cách cư xử của anh em trong một gia đình, trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Lúc đói, khi no, lúc sung sướng, khi thiếu thốn… hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng đả là anh em thì lúc nào cũng phải yêu thương nhau đùm bọc lẫn nhau. Tình cảm thiêng liêng này không có lí do nào, tình huống nào làm thay đổi được. Tình anh em mãi mãi thắm thiết.
Tình anh em là một quan hệ tình cảm mà ai ai cũng cần. Vì thế, câu ca dao trên có ý nghĩa to lớn vô cùng. Nó là bài học đạo đức được diễn đạt bằng hình ảnh thật gần gũi và hàm súc. Ngoài việc giáo dục tình cảm anh em trong gia đình, câu ca dao còn khuyên nhủ mọi người trong xã hội phải biết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau.
Câu ca dao đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa lớn đối với mỗi người: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi ngày càng diễn ra nhiều sự việc đau lòng về mối quan hệ gia đình. Ngày nay, mỗi người đọc câu ca dao trên cần suy ngẫm để hiểu cho hết ý nghĩa của nó, để sống đẹp hơn theo như lời khuyên nhủ của cha ông.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Tiến Linh
Xem chi tiết
Hinamori Amu
Xem chi tiết
Darren
Xem chi tiết
Huy Trần
Xem chi tiết
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
Leeluck
Xem chi tiết
Yuriko Minamoto
Xem chi tiết
Dark Knight
Xem chi tiết
Trang Quỳnh
Xem chi tiết