Di truyền và Biến dị - Chương I. Các thí nghiệm của Menđen

Doraemon

Phát biểu 3 quy luật Menđen ?

Tuệ An
20 tháng 5 2019 lúc 12:57

1. Lai 1 cặp tính trạng

- Định luật đồng tính: Các cơ thể F1 đồng tính, mang tính trạng trội của bố hoặc mẹ.
Vd: Ở đậu Hà Lan, lai giống hạt vàng thuần chủng với giống hạt xanh thuần chủng thu được F1 toàn hạt vàng.
Hạt vàng là tính trạng trội.
- Định luật phân tính: Các cơ thể F2 có sự phân tính theo tỉ lệ xấp xĩ 3 trội: 1 lặn.
Trong trường hợp trội không hoàn toàn, F1 thể hiện tính trạng trung gian giữa cha và mẹ, F2 phân tính theo tỉ lệ 1:2:1

2. Lai 2, 3, nhiều cặp tính trạng

- Định luật phân ly độc lập: Sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia. Có n cặp tính trạng thì tỉ lệ phân tính ở F2 là (3:1)^n

II. Phương pháp giải toán

1. Tính số loại và tìm thành phần gen của giao tử

- Số loại giao tử: Không phụ thuộc vào số cặp gen trong kiểu gen mà phụ thuộc vào số cặp gen dị hợp trong đó.
KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sinh ra 2^1 loại giao tử.
KG của cá thể gồm 2 cặp gen dị hợp sinh ra 2^2 loại giao tử.
.....
-> Số loại giao tử của cá thể có kiểu gen gồm n cặp gen dị hợp =2^n tỉ lệ tương đương.

- Thành phần gen của giao tử: Trong tế bào của cơ thể, gen tồn tại thành từng cặp. còn trong giao tử, mỗi giao tử chỉ còn mang 1 gen trong cặp. Thành phần gen của các loại giao tử được ghi theo sơ đồ phân nhánh (Sơ đồ Auerbac):
Ví dụ với KG AaBBDdee, thành phần gen của mỗi loại giao tử của nó là:
Đối với cặp gen 1: A a
Đối với cặp gen 2: B B
Đối với cặp gen 3: D d D d
Đối với cặp gen 4: e e e e
Thành phần gen của mỗi loại giao tử: ABDe; ABde; aBDe; aBde.( Xếp từ trên xuống)

2. Tính số kiểu tổ hợp, kiểu gen, kiểu hình và các tỉ lệ phân ly ở đời con

- Số kiểu tổ hợp: Mỗi loại giao tử đực tổ hợp tự do với các loại giao tử cái tạo thành nhiều kểu tổ hợp trong các hợp tử.
Số kiểu tổ hợp = Số loại giao tử đực x Số loại giao tử cái
Ở người bộ gen 2n=46, sẽ có 2^23 loại giao tử đực và 2^23 loại giao tử cái. Khi tổ hợp với nhau tạo thành 4^23 kiểu tổ hợp. Đây là 1 con số rất lớn, chưa kể nếu có đột biến xảy ra thì con số này sẽ còn lớn hơn. Điều này giải thích vì sao trong quần thể người không bao giờ có 2 cá thể giống nhau tuyệt đối.

- Số loại và tỉ lệ phân ly về KG,KH
Tỉ lệ KG chung của nhiều cặp gen = tỉ lệ các KG riêng của mỗi cặp gen nhân với nhau
Số KG tính chung = số KG riêng của mỗi cặp gen nhân với nhau
Tỉ lệ KH chung của nhiều cặp tính trạng= tỉ lệ các KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau
Số KH tính chung = số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau
Vd: Tỉ lệ phân ly KH về màu sắc hạt là (3 vàng: 1 xanh)
về hình dạng hạt là ( 1 trơn: 1 nhăn)
-> tỉ lệ KH chung: 3 vàng, trơn; 1 xanh, trơn; 3 vàng, nhăn; 1 xanh, nhăn.

3. Tìm kiểu gen của bố mẹ

a. Kiểu gen riêng của từng loại tính trạng

Xét riêng kết quả đời con F1 của từng loại tính trạng.

- F1 đồng tính:
+ Nếu P có KH khác nhau thì F1 nghiệm đúng định luật đồng tính của Menden => tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội và thế hệ P đều thuần chủng: AA x aa
+ Nếu P có cùng KH và F1 mang tính trạng trôi thì 1 trong 2 P có KG đông hợp trội AA, P còn lại có thể là AA hoặc Aa.
+ Nếu P không nêu KH và F1 mang tính trạng trội thì 1 trong 2 P là đồng hợp trội AA, P còn lại tùy ý: AA, Aa hoặc aa.

- F1 phân tính có nêu tỉ lệ
+ F1 phân tính theo tỉ lệ 3:1 : F1 nghiệm đúng định luật phân tính của Menden => tính trạng chiếm 3/4 là tính trạng trội và P đều dị hợp Aa x Aa
Chú ý: trong trường hợp trội không hoàn toàn thì tỉ lệ là 1:2:1. Trong trường hợp có gen gây chết ở rạng thái đồng hợp thì tỉ lệ F1 là 2:1
+ F1 phân tính theo tỉ lệ 1:1 : F1 là kết quả đặc trưng của phép lai phân tích thể dị hợp => 1 P là dị hợp Aa, P còn lại là đồng hợp lặn aa

b. KG chung của nhiều loại tính trạng

- Trong phép lai không phải là phân tích: Kết hợp kết quả về KG riêng của từng loại tính trạng với nhau.
-Trong phép lai phân tích:Không xét riêng từng loại tính trạng mà phải dựa vào kết quả của phép lai để xác định tỉ lệ và thành phần gen của mỗi loại giao tử sinh ra => KG của cá thể đó

4. Các nhận định quy luật di truyền

a. Căn cứ vào phép lai không phải là phân tích:

- Tìm tỉ lệ phân tính về KH ở thế hệ con đối với mỗi loại tính trạng
- Nhân tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính trạng này với tỉ lệ KH riêng của loại tính trạng kia. nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả phép lai => 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền theo quy luật phân ly độc lập ( Trừ tỉ lệ 1:1 nhân với nhau)

b. Căn cứ vào phép lai phân tích

- Không xét riêng từng loại tính trạng mà dựa vào kết quả của phép lai để xác định tỉ lệ và loại giao tử sinh ra của cá thể cần tìm
- Nếu kết quả lai chứng tỏ cá thể dị hợp kép cho ra 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau => 2 cặp gen đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau.

Bình luận (0)
Lê Đức Nam
19 tháng 5 2019 lúc 22:31
Quy tắc Mendel thứ nhất- Quy tắc đồng dạng[sửa | sửa mã nguồn]

(Còn gọi là quy tắc đồng nhất hay quy tắc đồng tính) là kết quả lai hai cha mẹ (thế hệ P, Parental generation) đồng hợp tử (homozygous), khác nhau về một tính trạng, một có vỏ hạt màu trắng và một có vỏ hạt màu tím ở cây đậu Hà Lan (1). Các con sinh ra thuộc thế hệ này (còn gọi là thế hệ lai F1) đều có hình dạng giống nhau: vỏ hạt đều có màu tím. Nghiên cứu sáu tính trạng còn lại ông cũng nhận được kết quả tương tự. Các cây con đều đồng dạng và nhận tính trạng của một trong hai cha mẹ. Do hình dạng của các cây con ở mỗi trong bảy tính trạng đều đồng nhất nên quy tắc này được gọi là quy tắc đồng dạng hay quy tắc Mendel thứ nhất.

Quy tắc Mendel thứ hai- Quy tắc phân ly[sửa | sửa mã nguồn] Bảng Punnett mô tả kết quả thí nghiệm của Mendel trên đậu Hà Lan khi cho F1 tự thụ phấn.

Mendel muốn tìm hiểu tại sao một trong hai tính trạng của cha mẹ lại biến mất ở thế hệ F1 nên đã cho các cây lai của thế hệ này tự thụ phấn. Kết quả là ở thế hệ con của cây lai (thế hệ F2) xuất hiện trở lại tính trạng của một trong hai cha mẹ đã biến mất ở thế hệ F1, chia ra theo tỷ lệ 3:1 (ba phần con có tính trạng giống cây cha thì một phần có tính trạng giống mẹ ). Mendel gọi tính trạng không xuất hiện ở thế hệ F1 là tính lặn (recessive) và tính xuất hiện ở thế hệ F1 là tính trội (dominant) (1)(2). Quy tắc phân chia tính trạng của cây con ở thế hệ F2 theo một tỷ lệ nhất định gọi là quy tắc Mendel thứ hai hay quy tắc phân ly. Nếu hai cha mẹ là dị hợp tử (heterozygous) thì các con sinh ra không đồng nhất mà phân ly theo một tỷ lệ 3:1 cho trường hợp di truyền trội lặn và theo tỷ lệ 1:2:1 cho trường hợp di truyền trung gian.

Thí nghiệm[sửa | sửa mã nguồn]

Menden tiếp tục cho các cây đậu F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn với nhau, F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 hạt vàng: 1 hạt xanh.

Quy tắc Mendel thứ ba - Quy tắc phân ly độc lập[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên tắc phân ly độc lập diễn tả sự di truyền của hai tính trạng khi giao hợp hai cá thể đồng hợp tử và các con ở thế hệ kế tiếp. Nếu cha mẹ là hai dòng thuần khác nhau về hai cặp tính trạng thì hai tính năng này di truyền độc lập với nhau. Vì vậy chúng có tên là quy tắc Mendel thứ ba hay quy tắc phân ly độc lập. Quy tắc này chỉ có giá trị, nếu hai gen chịu trách nhiệm cho hai tính trạng quan sát nằm trên hai nhiễm sắc thể khác nhau, hay ít ra xa nhau để chúng không bị hiện tương gen liên kết ảnh hưởng đến quá trình phân ly.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Khánh Ly
Xem chi tiết
Đức Nguyễn
Xem chi tiết
Vũ Thị Kim Anh
Xem chi tiết
Thư Anh
Xem chi tiết
Thư Anh
Xem chi tiết
Nguyet Thanh
Xem chi tiết
Miko Chan
Xem chi tiết
Hiền Trần
Xem chi tiết
Trịnh Huyền
Xem chi tiết